Hãy dâng
cho Thiên Chúa chỗ nhất
và không để cho một người nào khác
(Trích trong
‘Mở Ra Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller)
Những người
con thường gọi
cha mẹ của chúng là cha mẹ,
mặc dù Chúa Giêsu đã
nói đừng gọi ai dưới
đất là “cha”. Những vị dạy dỗ trong trường học chấp nhận tước hiệu “thầy” mặc dù Chúa
Giêsu nói: “Tránh gọi ai là Thầy”.
Điều đó sẽ
là ngớ ngẩn nếu duy trì những
điều thực hành này khi
những điều
này trái với hướng dẫn của Chúa Giêsu. Hiển nhiên là ý nghĩa
của nó không phải là nghĩa chữ.
Mặc dù đúng hơn
qua những điều
giống như ra lệnh này,
Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta
rằng chúng ta đừng trao cho người
nào chỗ nhất trong đời sống của chúng ta, mà chỗ
này chỉ thuộc về mình Thiên Chúa.
Chúng ta là con cái
của cha mẹ chúng ta. Một số người đã được chúc phúc bởi cha mẹ mình
và một số khác thì
hoàn toàn không. Tuy nhiên,
chúng ta phải nhìn lên thiên
đàng để tìm thấy những Đấng cha mẹ hoàn
hảo, một người tuyệt vời không thể tưởng tượng được
đó là Cha của Chúa Giêsu Kitô, và
Đấng đó đã trở thành Cha của
chúng ta nữa. Chúng ta không thể cho phép
ai chiếm mất chỗ của Thiên Chúa trong
đời sống của chúng ta.
Tất cả chúng ta phải có những vị thầy trong những khoảnh khắc khác nhau từ
lúc chúng ta sinh ra trong suốt
thời gian ở trường, khi chúng ta có một công
việc, và thật sự xuyên qua toàn bộ đời sống của chúng ta, có một
người có thể dạy dỗ chúng ta về mọi chân lý căn
bản nhất của đời sống, cả đời này và cả đời
sau, là Chúa Giêsu Kitô. Chúng
ta không thể cho phép bất
cứ ai hơn Chúa Giêsu
trong việc Chúa Giêsu trở
nên Thầy dạy chúng ta về những giá trị của
đời sống.
Thiên Chúa đã nói qua lời của tiên tri Malakia trong bài đọc
I của Chúa Nhật hôm nay. Bài đọc
tuyên bố: “Quả Ta là vua lớn lao”. Có ai trong đức tin chối điều đó không? Thiên Chúa đòi
hỏi câu trả lời trong câu hỏi
của Ngài: “Các ngươi có chấp nhận
rằng các ngươi không được đặt
ai vào chỗ của Ta như là Chúa các đạo
binh của các ngươi không?”. Chúng ta phải trả lời: “Amen”.
Tuy nhiên có lẽ trong
trường hợp
của chúng ta thì không khác
biệt mấy với những người dân mà tiên tri Malaki
đã rao giảng sứ điệp của ông. Họ là những người dân Do Thái đang
trở về từ cuộc lưu đày ở
Babylon, họ thấy
quê nhà của
họ đã bị xâm chiếm
bởi một dân tộc khác,
dân tộc đó không chia sẻ tôn giáo
và những giá trị như
họ. Hoàn cảnh là một thách đố đức tin cho cả hai, thành
phần là tư tế và dân
chúng. Đó là lý do vì sao
tiên tri Malaki đã rao giảng
cho họ một bài giảng
khẩn cấp và lớn lao như vậy.
Đó là lý do vì sao Phúc
Âm của Chúa Nhật có một ý nghĩa lớn lao đối với chúng ta. Chúng ta sống một xứ sở, xứ sở đó đã được thúc đẩy bởi những nguyên tắc chủ nghĩa cá nhân,
chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu thụ, mà không phải
bởi những giá trị của
tôn giáo. Hầu hết mọi người mà chúng ta có
thể nói rằng họ tin vào Thiên Chúa,
nhưng sự cám dỗ thời
đại trong xứ sở của chúng ta là sống mà Thiên
Chúa không hiện hữu. Sự cám dỗ
đó có thực đối với chúng ta, tuy nhiên nó
có thể tinh tế hay
mờ nhạt khi chúng ta đang ngồi trong nhà thờ.
Có lúc nhà
thờ sẽ là nơi cư ngụ của chúng ta, là ngôi nhà tinh thần
của chúng ta trên mặt đất này. Nơi đây trả sự chú ý cho Chúa
Giêsu, vị Thầy dạy của chúng ta, khi chúng ta lắng nghe lời Người tuyên bố trong Thánh Kinh. Chúng
ta tuân theo giáo huấn của Ngài bằng việc cầu nguyện với Thiên Chúa như là ‘Cha của chúng
ta”, không chỉ trong lời kinh Lạy Cha, nhưng qua Thánh Lễ. Chúng ta nối kết với
Người trong hy tế của Chúa Giêsu Kitô để
hiểu rằng. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là
vị Vua cao cả của chúng ta, là Đấng mà chúng ta
dâng lời ngợi khen và cảm tạ.
Hơn
nữa, chúng ta sẽ tìm thấy một dân và với dân
đó chúng ta chia sẻ những giá trị trong đời
sống, dân mà họ sẽ nâng đỡ chúng ta trong
đức tin và là dân mà chúng ta sẽ sẵn lòng giúp
đỡ trong mọi lúc họ cần. Người Do Thái
trở về một miền đất có vẻ giống
như là ngoại quốc đối với họ. Chúng ta
sẽ không bao giờ có cảm giác là mình không có chỗ trong
một nhà thờ Công giáo. Chúng ta phải tìm thấy nơi
mỗi người, dân tộc được dâng hiến,
là dân muốn theo những giá trị của Chúa Giêsu,
Đấng là Con Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta.
|