Điều răn nào
trọng nhất?
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Cao
Luật)
Điên rồ hay là
đơn giản
Sau nhóm Xađốc,
đến nhóm Pharisêu đặt câu hỏi với
Đức Giêsu cũng với ý định bắt bẻ
Người. Trước câu hỏi
được nêu lên như một cái bẫy, Đức
Giêsu đã trả lời ngay, không cần suy nghĩ. Chỉ trong một câu ngắn, Đức Giêsu
đã rút gọn toàn bộ lề luật, đổng
thời cho thấy tinh thần cũng như nét phong phú
của luật pháp.
Xưa kia, bộ
luật Do-thái gồm những quy định phức
tạp, chặt chẽ với 613 điều -368
điều cấm và 245 điều phải làm, nay
được Đức Giêsu đơn giản hoá thành 2
điều, hay đúng hơn chỉ là một: "yêu
mến Thiên Chúa và người thân cận." Qua việc
nối kết lòng yêu mến Thiên Chúa với tình yêu
thương đồng loại, Đức Giêsu đã tóm
tắt toàn bộ Kinh Thánh, coi đó như giá trị luân lý
nền tảng hay quy tắc của đời sống. Khi
tuyên bố điều răn thứ hai cũng quan
trọng như điều răn thứ nhất,
Đức Giêsu muốn cho thấy rằng tình yêu
thương đồng loại có giá trị ngang hàng
với lòng yêu mến Thiên Chúa.
Thế là từ nay,
những khoản luật phức tạp, những chi
tiết khắt khe đã được đơn giản
hoá và trở nên thật dễ dàng. Tất cả
bộ luật được thu tóm
lại trong hai điều răn có liên hệ với nhau
cách chặt chẽ. Nói cách khác, toàn bộ các điều
răn khác được đặt nền trên hai
điều răn này như là những điều cơ
bản không thể thiếu, đồng thời cũng
hướng tới hai điều răn này như là
mục đích sau cùng, như tiêu chuẩn phán đoán.
Tất cả những khoản luật đi ngược
với tinh thần của hai điều răn này
đều trở thành vô giá trị.
Như vậy,
Đức Giêsu mở rộng cánh cửa hướng
đến sự công chính. Luật pháp chỉ là phương
tiện và chỉ có được ý nghĩa khi nó diễn
tả được điều cốt yếu là sự
thánh thiện nội tâm, là đức tin sống
động, là tình yêu nổng nàn thúc đẩy mọi hoạt
động.
Thế nhưng, chính
tóm tắt có vẻ đơn giản và dễ dàng này
lại buộc những người theo
Đức Kitô phải sống tích cực hơn và mỗi
ngày một hơn. Người ta sẽ không
chỉ tuân thủ những chi tiết luật pháp, nhưng
là tình yêu mến. Mà lòng yêu mến không
thể bị giới hạn ở một mức
độ nào đó. Đức Giêsu không nói: "Hãy yêu
mến Thiên Chúa và người thân cận bao nhiêu có
thể", nhưng Người đã trích dẫn luật
Mô-sê: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn
và hết trí khôn ngươi."Tại sao Thiên Chúa lại đòi
buộc con người phải yêu mến "hết lòng,
hết linh hồn và hết trí khôn"? Bản tính con
người vốn yếu đuối, giới hạn và hay
thay đỗi: điều này Người quá biết.
Tại sao Người lại yêu cầu con người
phải vượt quá khả năng của mình?
Thật ra, nếu
đứng trên quan điểm sự khôn ngoan loài
người, thì Tin Mừng toàn là những đòi hỏi vô
lý, điên rổ. Những ai mong muốn tìm
thấy trong Tin Mừng những câu châm ngôn hợp lý và
dễ dàng, người ấy sẽ thất vọng.
Quan niệm loài người sao có thể chấp nhận
nỗi "Bài giảng trên núi", trong đó người
nghèo được đề cao, người hèn kém
được vào Nước Thiên Chúa, còn những
người được coi là đạo đức
lại bị loại trừ? Lý luận của con
người làm sao có thể hiểu nỗi câu nói: "Ai
giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều
mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ giữ lấy
được". (Mt 10,39)? Và sau cùng, còn gì gây chướng kỳ hơn khi
chứng kiến con người tự nhận là
Đấng Cứu độ, Đấng ban sự
sống, lại chịu treo trên thập giá? Toàn là
những chuyện điên rồ!
Nên nhớ rằng,
Kitô giáo không phải là một tôn giáo có thể lý luận
được cách có hệ thống. Tinh
thần Kitô giáo luôn hàm chứa một khả năng gây
bất ngờ, và cả khó khăn nữa. Kitô giáo không phải là một thứ tôn giáo trong
đó mọi sự được sắp xếp cách
trật tự và hoàn hảo như một tài sản
được quản lý tốt. Trái lại, Kitô giáo
luôn là một sự hướng tới: hướng
tới vô biên, tới Đấng mà "tư tưởng
của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi,
và đường lối của các ngươi không
phải là đường lối của Ta."(Is 55,8). Đó là một sự
điên rồ, điên rồ của tình yêu và đó cũng
là tình yêu, tình yêu đối với Thiên Chúa và với
đồng loại.
Từ "và"
đến "trong"
Vào thời
Đức Kitô và cả ngày nay nữa, vẫn có những
trường phái tự cho rằng mình có quyền ưu tiên
đưa ra giải thích đúng đắn về chân lý. Họ
cho rằng quan niệm của mình là có lý còn của
người khác thì sai lầm. Có lẽ con
người ngày nay không cần quan tâm đến việc
tìm hiểu những chi tiết trong các cuộc tranh luận
của người Do-thái. Thế nhưng, khi suy niệm
lời giải thích của Đức Giêsu, người ta
sẽ thấy đòi hỏi luân lý được sáng
tỏ và tìm ra được nét thống nhất cho
mọi hoạt động và suy nghĩ của mình. Phải yêu mến Thiên Chúa "hay là" yêu
mến người thân cận? Nên theo
chủ trương chiều dọc "hay là" chiều
ngang? Đó là những câu hỏi con người thời nay
thường nêu lên. Với một số
người, sự quan tâm đến những vấn
đề cụ thể của con người có thể
gây nguy hại cho lòng tin vào Thiên Chúa. Với
những người khác, thời giờ dành cho Thiên Chúa có
nguy cơ làm quên lãng người thân cận. Thật
ra, ngày nay cũng như ngày xưa, Đức Giêsu luôn
mời gọi và bó buộc phải vượt ra khỏi
những song quan luận theo kiểu này.
Chúng chỉ là những thứ mặt nạ che dấu thái
độ từ khước cũng như những
nỗi sợ hãi của con người. Trả lời cho
nhà thông luật về điều răn trọng nhất,
Đức Giêsu đã khẳng định đó là lòng yêu
mến Thiên Chúa. Tuy vậy, Người còn đưa ra, hay
đúng hơn, còn nối kết tình yêu thương
đồng loại với lòng yêu mến Thiên Chúa,
"cũng giống điều răn ấy".
Điều răn
thứ hai này "cũng giống" điều răn
thứ nhất, tức là cả hai đều quan
trọng. Nói cách khác, điều răn thứ hai có bản
chất và tầm quan trọng cũng "lớn"
như điều răn thứ nhất. Dầu vậy,
giống nhau chứ không phải là đồng nhất: hai
việc đó vẫn khác nhau và có thứ tự
trước sau, không thể đổi qua đổi
lại với nhau như thể yêu đồng loại
cũng là yêu mến Thiên Chúa, và yêu mến Thiên Chúa tức là
yêu mến đồng loại: Thiên Chúa luôn ở phía chân
trời và luôn mời gọi con người tiến xa
hơn; đồng loại là thực tại gần gũi
với những giới hạn cụ thể. Giáo huấn của Đức Giêsu có ý nhấn
mạnh rằng yêu mến đồng loại cũng có
tính cách khẩn thiết như là yêu mến Thiên Chúa, và không
được xao lãng nhiệm vụ nào.
Do đó, không có
vấn đề bên này hay bên kia. Không được quyền nói "hay là",
nhưng phải nói "và". Một cách chính xác
hơn: chỉ có thái độ mở ra với Thiên Chúa
mới dẫn đến tình yêu thương đồng
loại cách đích thực; và chỉ có thái độ sẵn
sàng với người khác mới cho phép con người
nói rằng mình yêu mến Thiên Chúa mà không dối trá. Sau
đó, "và" sẽ biến thành "trong": con
người yêu mến Thiên Chúa "trong" người
thân cận, và yêu mến người thân cận
"trong" Thiên Chúa. Huyền nhiệm và con người
hành động không phải là kẻ thù của nhau,
nhưng là anh em của nhau.
Bài học phải
thuộc lòng
Bài Tin Mừng này con
đã thuộc lòng con biết rất rõ điều răn
phải yêu mến Thiên Chúa và người thân cận
bắt nguồn từ một tâm tình duy nhất. Thế nhưng, hình như bản Tin Mừng
chỉ là một thứ kỷ niệm, tựa những câu
chuyện cổ tích thời thơ ấu, như một
điều không có thực. Làm sao con có thể yêu
nỗi mình và cả người khác đang vắng
mặt?
Không, con chỉ
mới thuộc mặt chữ, con quên rằng chính Thầy
đang thì thầm trong hồn con, và đang thúc đẩy
con ra khỏi mình. Con đã quên rằng lề luật không
phải là nhà tù, cũng không phải là một sự
sắp xếp. Trái lại, đó là một lời mời
gọi hướng tới tình yêu, đó là lời kêu
mời hãy nhận ra rằng: bàn tay con
được dựng nên để nắm lấy, và trái
tim con được dựng nên để thứ tha.
Lắng nghe lời Thầy, con sẽ không cảm thấy
gì khác hơn là con đang mang trong mình một khát vọng vô
biên. Con nghĩ rằng mình thuộc lòng bài Tin Mừng,
nhưng con đã không hiểu thấu Thầy là ai, cũng
chẳng hiểu rõ các điều răn. Thầy
là tình yêu, và con đã quên mất - Thầy đã đến
gặp con để con được sinh ra, và cũng
trở thành tình yêu. Thầy biết rõ con không hiểu
về chính con, cũng không hiểu về người khác,
về Thiên Chúa. Chính vì vậy, Thầy đã
đến trần gian. Hãy đến và sống theo Thầy bấy giờ con sẽ thuộc
và hiểu rõ về Tin Mừng.
|