ĐỨC MẸ CZESTOCHOWA(Đức Mẹ Đen)
www.dongcong.net
LTS: Đế giúp quý vị chuẩn bị tinh thần đón mừng Đức Mẹ Đen Czestochowa đến giáo xứ Thánh Linh vào Chúa Nhật 31/8/2014 này, xin kính gửi đến quý vị những câu chuyện nói về sự tích và phép lạ của Mẹ. (KH)
Đền thánh Đức Mẹ Czestochowa là đền thánh quốc gia Ba Lan, được xếp thứ tư trong số các trung tâm hành hương Kitô Giáo trên khắp thế giới, chỉ sau Roma, Lộ đức, và Jerusalem. Hằng năm, hơn năm triệu tín hữu hành hương đã đến đây chiêm ngắm bức ảnh thánh của Đức Mẹ, theo truyền tụng, là do thánh sử Luca đã vẽ trên một chiếc bàn được chính Chúa Giêsu đóng.
Theo lời kể, thánh nữ Helena đã tìm được bức ảnh này tại Jerusalem vào năm 326 và đưa về Constantinople. Ở đây, con trai thánh nữ là hoàng đế Constantine của đế quốc Roma đã kiến thiết một đền thánh dâng kính Đức Mẹ. Bức ảnh thánh nhanh chóng được mến mộ vì ban nhiều phép lạ, và nhờ đó mà thành Constantinople đã được cứu khỏi cuộc tấn công của quân Saracens.
Không ai biết rõ ban đầu Đức Mẹ và Chúa Con đã được vẽ với nước da màu đen hay không. Có thể những ngọn lửa đã làm sém hoặc khói nến qua bao thế kỷ sốt mến đã làm cho bức ảnh có màu đen sạm, và cũng vì đó nên thường được gọi là Đức Mẹ Đen.
Có nhiều truyền tụng khác nhau kể về sự di chuyển của bức ảnh. Một truyền tụng kể rằng đó là quà tặng cho hoàng đế Charlemagne, và về sau, hoàng đế đem tặng cho ông hoàng Leo xứ Ruthenia. Một truyền tụng khác kể rằng một công chúa Hy lạp đã nhận được bức ảnh này như món quà cưới do hoàng đế Byzantine gửi tặng, và khi lập gia đình với một nhà quí tộc người Ruthenia, công chúa đã đem bức ảnh đến Belz .
Vào thế kỷ XIV, khi quân Tartar xâm lăng Ruthenia, người ta cho biết Đức Mẹ đã can thiệp khiến một đám mây lạ bao phủ ngôi nguyện đường có bức ảnh, không để bị nguyện đường bị cướp bóc và làm cho quân xâm lược phải lập tức tháo lui.
Về sau, một thiên thần đã hiện đến với vua thánh Ladislaus xứ Opola trong giấc mơ và thúc giục hãy đem bức ảnh đến Jasna Góra (Núi Ánh Sáng), gần một ngôi làng hẻo lánh tên là Czestochowa. Vua thánh đã xây một tu viện cho các tu sĩ dòng Phaolô coi sóc bức ảnh. Năm 1386, các tu sĩ kiến thiết một đền thánh, vì vô số phép lạ đã xảy ra tại đây, nên đền thánh này nhanh chóng nổi tiếng tại Ba Lan. Vua Jagiello sau đó còn xây dựng một vương cung thánh đường đồ sộ bọc quanh đền thánh.
Vào năm 1655, khi quân Thụy Điển xâm lược Ba Lan, một số binh sĩ và tu sĩ quyết tâm tử chiến để bảo vệ đền thánh, và nài xin bức ảnh Đức Mẹ ban ơn giải thoát. Họ đã đẩy lui quân xâm lược trong vòng bốn mươi ngày, và cuộc chiến thắng nhỏ bé tại đây đã phấn khích người Ba Lan đến độ họ đã tiến đánh và xua đuổi quân Thụy Điển ra khỏi bờ cõi. Để ghi ơn, vua John Casimir đã tôn nhận Đức Mẹ Czestochowa làm Nữ Vương nước Ba Lan, và đặt đất nước dưới sự bảo bọc của Mẹ.
Ba Lan dành được độc lập năm 1919, nhưng không bao lâu sau lại bị người Nga xâm lược. Ngày 14 tháng 9 năm 1920, khi quân xâm lược đến bờ sông Vistula, chuẩn bị vây hãm thủ đô Warsaw. Giữa cơn ngặt nghèo, dân chúng đã cầu nguyện cùng Đức Mẹ Czestochowa. Hôm sau – nhằm ngày lễ Đức Mẹ Đau Thương – người ta kể lại Đức Mẹ đã hiện đến giữa đám mây trên bầu trời Warsaw, và bọn ngoại xâm đã phải tháo chạy sau một loạt những cuộc giao tranh. Sự kiện này được gọi là Phép Lạ bên bờ sông Vistula.
Năm 1717, Đức Clement XI đã công nhận bản chất hay làm phép lạ của bức ảnh. Năm 1925, Đức Pius XI đã tái xác nhận Đức Maria với tước hiệu Nữ Vương nước Ba Lan, và thiết lập lễ kính vào ngày 3 tháng 5.
Trong thời gian Thế Chiến II, nhà độc tài Hitler ra lệnh cấm hành hương đền thánh, nhưng các giáo hữu vẫn âm thầm đến nài xin sự phù trợ của Đức Mẹ. Sau khi Ba Lan được giải phóng, nhiều tín hữu đã hành hương để tạ ơn Đức Mẹ. Đền thánh này là địa điểm để tái dâng hiến nước Ba Lan cho Đức Mẹ vào ngày 8 tháng 9 năm 1946, cũng như địa điểm tụ họp vào năm 1947, để nài xin Đức Mẹ can thiệp trước tai họa chủ nghĩa vô đạo nguy hiểm. Chắc chắn lời cầu bầu của Đức Mẹ Czestochowa đã chấm dứt ách cai trị vô đạo tại Ba Lan.
Ngày nay, Trung Âu và Đông Âu đang mở cửa cho các du khách, đền thánh Đức Mẹ Czestochowa lại được tiếp đón nhiều tín hữu hành hương hơn trước, vì câu truyện Đức Mẹ nâng đỡ một dân tộc yêu tự do đã được loan truyền khắp thế giới.
LỜI KINH TRUYỀN THỐNG
Lạy Đức Mẹ Czestochowa, Mẹ đầy ơn phúc, tốt lành và thương xót. Con xin hiến dâng cho Mẹ mọi tư tưởng, mọi ngôn từ và mọi hành vi của con – cả hồn xác con. Con nài xin Mẹ chúc lành và đặc biệt cầu bầu cho phần rỗi của con. Lạy Mẹ tốt lành, hôm nay, con xin tận hiến cho Mẹ trọn vẹn xác hồn, với niềm vui và đau khổ, xin Mẹ ban cho tha nhân và cho con những phúc lành của Mẹ ở đời này và đời sau trên thiên đàng. Amen.
LỜI KINH MỚI
Lạy Đức Mẹ Czestochowa, Đức Mẹ Đen của chúng con, xin Mẹ dạy con bài học của gia đình nhân loại. Xin Mẹ nhắc nhở con rằng, cho dù chúng con da đen hay trắng, đỏ hay vàng, cũng không có gì khác biệt, vì tất cả đều là con người. Khi con bị cám dỗ xét đoán người khác dựa trên chủng tộc hay sắc tộc, xin Mẹ hãy ban hình ảnh của Mẹ cho con để con nhớ rằng tất cả chúng con đều là con cái của Mẹ, và đều được Thiên Chúa tạo thành. Khi con nghe những lời miệt thị chủng tộc hay sắc tộc, xin Mẹ thêm sức mạnh cho tinh thần yêu thương trong con, để con biết lên tiếng ủng hộ phẩm giá của mọi người chứ đừng im lặng đồng lõa với óc phân biệt ấy. Xin Mẹ cất đi nỗi sợ hãi về dị biệt khỏi tâm hồn con, để con biết nhìn và đối xử với mọi người như những anh chị em quí mến và đáng yêu. Amen.
HISTORY OF THE IMAGE OUR LADY OF CZESTOCHOWA
The origin of this miraculous image in Czestochowa, Poland is unknown for absolute certainty, but according to tradition the painting was a portrait of Our Lady done by St. John sometime after the Crucifixion of Our Lord and remained in the Holy Land until discovered by St. Helena of the Cross in the fourth century. The painting was taken to Constaninople, where St. Helena's son, the Emperor Constantine, erected a church for its enthronement. This image was revered by the people of the city.
During the siege by the Saracens, the invaders became frightened when the people carried the picture in a procession around the city; the infidels fled. Later, the image was threatened with burning by an evil emperor, who had a wife, Irene, who saved it and hid it from harm. The image was in that city for 500 years, until it became part of some dowries, eventually being taken to Russia to a region that later became Poland.
After the portrait became the possession of the Polish prince, St. Ladislaus in the 15th century, it was installed in his castle. Tartar invaders besieged the castle and an enemy arrow pierced Our Lady's image, inflicting a scar. Interestingly, repeated attempts to fix the image, artistically have all failed.
Tradition says that St. Ladislaus determined to save the image from repeated invasions, so he went to his birthplace, Opala, stopping for rest in Czestochowa; the image was brought nearby to Jasna Gora ["bright hill"] and placed in a small wooden church named for the Assumption. The following morning, after the picture was carefully placed in the wagon, the horses refused to move. St. Ladislaus understood this to be a sign from Heaven that the image should stay in Czestochowa; thus he replaced the painting in the Church of the Assumption, August 26, 1382, a day still observed as the Feast Day of the painting. The Saint wished to have the holiest of men guard the painting, so he assigned the church and the monastery to the Pauline Fathers, who have devoutly protected the image for the last six hundred years.
Having survived two attacks upon it, Our Lady's image was next imperiled by the Hussites, followers of the heretic priest, John Hus from Prague. The Hussites did not accept papal authority as coming from Christ and taught that mortal sin deprived an office holder of his position, among other heresies. Hus had been influenced by John Wyclif and became infected with his errors. Hus was tried and condemned at Constance in 1415. The Hussites successfully stormed the Pauline monastery in 1430, plundering the sanctuary. Among the items stolen was the image. After putting it in their wagon, the Hussites went a little ways but then the horses refused to go any further. Recalling the former incident that was so similar, the heretics threw the portrait down to the ground, which shattered the image into three pieces. One of the plunderers drew his sword and slashed the image twice, causing two deep gashes; while attempting a third gash, he was overcome with a writhing agony and died.
The two slashes on the cheek of the Blessed Virgin, together with the one on the throat, not readily visible in our copy, have always reappeared after artistic attempts to fix them. The portrait again faced danger in 1655 by a Swedish horde of 12,000, which confronted the 300 men guarding the image. The band of 300 routed the 12,000 and the following year, the Holy Virgin was acclaimed Queen of Poland.
In September 14, 1920, when the Russian army assembled at the River Vistula, in preparation for invading Warsaw, the Polish people prayed to Our Lady. the next day was the Feast of Our Lady of Sorrows. The Russians quickly withdrew after the image appeared in the clouds over Warsaw. In Polish history, this is known as the Miracle of Vistula.
During the Nazi occupation of Poland in World War II, Hitler order all religious pilgrimages stopped. In a demonstration of love for Our Lady and their confidence in her protection, a half million Poles went to the sanctuary in defiance of Hitler's orders. Following the liberation of Poland in 1945, a million and a half people expressed their gratitude to the Madonna by praying before this miraculous image.
Twenty-eight years after the Russian's first attempt at capturing the city, they successfully took control of Warsaw and the entire nation in 1948. That year more than 800,000 brave Poles made a pilgrimage to the sanctuary at Czestochowa on the Feast of the Assumption, one of the three Feast days of the image; the pilgrims had to pass by the Communist soldiers who patrolled the streets.
Today, the Polish people continue to honor their beloved portrait of the Madonna and Child, especially on August 26, the day reserved by St. Ladislaus. Because of the dark pigment on Our Lady's face and hands, the image is affectionately called the "Black Madonna," most beautifully prefigured in the Bible, in the Canticle of Canticles, "I am black but beautiful." The pigmentation is ascribed primarily to age and the need to keep it hidden for long periods of time in places where the only light was from candles, which colored the painting with smoke.
The miracles attributed to Our Lady of Czestochowa are many and most spectacular. The original accounts of them, some of them cures, are archived by the Pauline Fathers at Jasna Gora.
Papal recognition of the miraculous image was made by Pope Clement XI in 1717. The crown given to the image was used in the first official coronation of the painting, which was stolen in 1909.
Pope Pius X replaced it with a gold one encrusted with jewels.
|