“LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”
Quân
y viện!
Buổi
tối, khu vườn như rộng ra thênh thang, các khoa phòng dường như bị cái màu nhợt
nhạt của đèn đêm nuốt chửng. Bóng người nữ điều dưỡng đổ dài dưới đèn khuya,
chị vừa rời khoa ngoại thần kinh đưa một người khách tới phòng trực.
![](file:///C:\Users\Owner\AppData\Local\Temp\msohtml1\01\clip_image002.jpg)
Chị Bông – nữ điều dưỡng cùng
các đồng nghiệp đã dành 3 tháng chăm sóc bệnh nhân vô danh tại Quân Y Viện
Cán bộ trực ban rất ngạc nhiên khi đã sắp đêm mà lại có người tới gọi
cửa không phải là để khám bệnh. Một
vài câu trao đổi khẽ khàng đủ để đem lại sự đồng cảm thân tình cho đôi bên, cảm giác xa lạ dường như được
xoá bỏ.
Khách
là một tình nguyện viên ở khá xa, đến theo sự ủy thác của một người linh mục đang lặng lẽ ở một dòng tu nào đó.
Người điều dưỡng nhoẻn
miệng cười: “À, thì ra
thế! Vậy là thông tin mà viện gửi qua một trang mạng đã bay đi
khắp nơi. Chẳng trách nào khoa đã đón vài người khách tới
đây tìm người
thân. Nhờ vậy mà một bệnh nhân đã
được gia đình tìm lại được. Đó là điều may mắn dường như là không thể”.
Khoa
cấp cứu ngoại thần kinh của quân y viện dồn dập đón nhiều bệnh nhân tai nạn
thập tử nhất sinh.
Có ca người ta mang tới rồi bỏ đi luôn. Có ca do công an phường mang tới gửi gắm.
Tất cả họ nhập viện trong tình trạng hôn mê, không có bất cứ thứ giấy tờ
hộ thân nào trừ bộ quần áo bê bết máu. May mắn có người còn thều thào được vài
từ ngắt quãng. Bác sĩ hết sức lắng nghe và cũng chỉ nắm bắt được một vài từ,
nhờ đó mà truy tìm ra nguồn gốc của nạn nhân.
Bằng cả tấm lòng “lương y như từ mẫu”, những ‘thiên thần áo trắng” ở quân
y viện cố gắng duy trì sự sống cho những nạn nhân. Nhiều ca mổ, máu, thuốc đặc
trị dầy dít trên phác đồ cho bệnh nhân chỉ có duy nhất hai chữ: “vô danh”.
Thương cảm, bệnh viện đã gửi thông tin hình ảnh lên các phương tiện
truyền thông, với một hy vọng mong manh: người nhà có thể nhận diện được người
thân của mình bị tai nạn đang được điều trị tại đây, và nhờ đó những bệnh nhân
có thể tìm thấy người nhà của mình. Dù được cứu sống hay có mệnh hệ nào đi nữa,
ai cũng rất cần có người thân trong gia đình để chăm sóc lo lắng cho mọi sự
trong lúc này, và mối tình thâm ấy cũng có thể là động cơ, là sức mạnh tinh
thần đem lại sự sống cho những bệnh nhân mà tia hi vọng mong manh như sương
khói.
Khi những thông tin “tìm người
thân” xuất hiện trên mạng, thì khắp nơi tràn ngập những lời chia sẻ thương yêu. Sau
buổi cầu nguyện 3 giờ chiều, nhóm thiện nguyện viên cộng đoàn lòng thương xót
cũng chụm đầu bên nhau. Nhiều sáng kiến được đưa ra:
- “Chúng mình cần
phải cầu nguyện cho những nạn nhân đáng thương ấy! Cầu nguyện xin thiên Chúa xót thương!”
- “Ồ! Tại sao mình
không nhân rộng thông tin, phóng to hình ảnh, gửi đi các trang web xã hội, nhắn
nhủ với người nhà của các nạn nhân nhỉ?”
Sau một hồi bàn bạc, họ đi tìm người linh mục lãng tử để xin hướng dẫn.
Người mục tử nhắc các thiện nguyện viên điều quan trọng nhất là phải cầu
nguyện, song cầu nguyện phải gắn với việc làm. Cộng đoàn lòng thương xót cử
người vào quân y viện, góp tý chút gọi là chia sẻ và cảm ơn tấm lòng những
lương y, đồng thời xin bác sỹ xem bệnh nhân có dấu gì đặc biệt trên thân thể
không, tiếp tục truyền tin trên internét và các phương tiện truyền thông. Dù chỉ
còn một tia hi vọng nhỏ, cũng không thôi tìm kiếm.
Đêm hôm đó, người tình nguyện viên sau một ngày lao động, không về với
mái gia đình, mà trở vô bệnh viện, tìm đến phòng cấp cứu ngoại thần kinh.
Những thân hình bất động, hoặc quằn quại rên la, phòng cấp cứu ngoại
thần kinh là nơi của những bệnh nhân bị chấn thương nặng nhất. Có một giường bỏ
trống. Cạnh đó là giường một bệnh nhân nằm bất động với rất nhiều dây nhợ máy
thở và dịch truyền. Độ nguy biến của chấn thương khiến anh không thể mặc quần
áo, và hoàn toàn bất tỉnh nhân sự, một đời sống thực vật. Đầu giường nạn nhân, máy
thở tít tít liên tục, và phác đồ điều trị ghi chữ: “bệnh nhân vô danh”. Tình nguyện viên biết mình đã đến đúng nơi cần đến.
Đi nhẹ, im lặng tuyệt đối, tình nguyện viên quan sát một lượt bệnh nhân
vô danh. Quả thật không tìm thấy bất cứ dấu vết nào trên người bị nạn, một vết
sẹo, hay một hình xăm, hoàn toàn không có.
Ngoài
hành lang, những người nhà bệnh nhân xúm quanh tình nguyện viên thì thào về các
bệnh nhân vô danh:
- Một ông mới mất lúc sáng, được đưa đi rồi. Nghe
nói bệnh viện không tìm được người thân! Tội nghiệp, chết không có
ai đưa!
- Còn một ông khác may quá
đi! Cách đây vài hôm có một
nhóm người nhăm nhăm tờ giấy trên tay. Họ bảo
đọc thấy thông tin trên mạng nên tìm vô đây. Họ là người từ hội
đồng hương nam định. Ôi may lắm! Ông ta bị cũng nặng, mù
một mắt. Các bác sĩ cứu chữa suốt mấy tuần mới giữ được
mạng cho ông. Lúc người cùng quê đón về, bác sỹ điều dưỡng ở đây còn quyên góp
tiền túi cho ông ấy. Nghe nói nhờ có mấy người biết tin tức ông ta trên mạng, người ta cầu nguyện, người ta rao tin khắp nơi, rồi cũng ra manh mối.
Câu
chuyện tạm ngưng khi người nữ điều dưỡng tới. Chị
vừa đi một vòng các phòng bệnh nhân, đóng
giùm người bệnh cánh cửa sổ, vì lo gió lùa. Chị là
một trong 3 nữ điều dưỡng của khoa đã thay phiên nhau
chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu kia suốt hơn ba tháng.
- Thương lắm! người
điều dưỡng cho biết, thương vì những giờ phút nguy ngập của cuộc đời, anh ấy
không có lấy một người thân. Quả thật chúng tôi mong
muốn xiết bao tìm được người thân cho anh ấy.
Khi
nghe thiện nguyện trình bày nguyện vọng, chị điều dưỡng mỉm cười: “Cám ơn
ông linh mục đó nhiều. Để tôi đưa bạn đi tới phòng trực. Nguyên
tắc là dù một đồng thì chúng tôi cũng không được phép cầm theo tư cách cá nhân. Các bạn thiện nguyện cứ đóng viện
phí cho cái anh vô danh ấy. Còn gì quý bằng nếu các
bạn cầu nguyện và giúp cho những bệnh nhân vô danh,
chút may mắn sau cùng là có thể tìm lại được người thân...”
Sau khi rời phòng trực, thiện nguyện viên có chút thảnh thơi đi cùng người điều dưỡng. Hỏi chị động cơ nào giúp chị kiên trì làm công việc này. Chị cười và bảo rằng dù không có đạo nhưng chị luôn tin vào một Đấng Tối Cao. Chị tin rằng ăn ở ngay lành,
và thương người, giúp
người, thì sẽ có phước, cuộc đời sẽ đẹp. Không có lòng xót
thương thì làm sao mà làm công việc khó khăn
này được.
Đêm về khuya, trước khi chia
tay, tình nguyện viên xin chị điều dưỡng một việc
nhỏ này là cho cộng đoàn
dâng lời cầu nguyện lên Đấng Giầu Lòng Thương Xót gìn giữ và ban
cho quý lương y từ tâm có sức khỏe để tiếp tục yêu thương chăm lo cho người
bệnh. Và thi thoảng cho phép thiện nguyện viên ghé nơi
này, thăm hỏi, động viên, và làm tất cả những gì có thể để cứu giúp những
người gặp cơn hoạn nạn…
Buổi chiều thứ sáu hàng tuần, sau chuỗi kinh lòng thương xót, các thiện
nguyện viên chia sẻ công việc “thực hành lòng thương xót” với
người linh mục lãng tử. Họ vẫn âm thầm lặn lội đến những ngóc nghách xó xỉnh, tìm đến những mảnh đời vỡ nát, để đem lòng thương xót
của Chúa đến qua những việc bác ái sẻ chia. Thăm phòng cấp cứu khoa ngoại thần
kinh ở quân y viện, tìm người thân cho những “bệnh nhân vô danh” đang thập tử
nhất sinh, đó là một mảng công tác mà nhóm thiện nguyện bắt đầu triển khai
trong muôn vàn công việc họ dấn thân cứu người giúp đời…
Kết thúc buổi chia sẻ cầu nguyện, người linh mục lãng tử nhắc nhở: Hãy
phóng to hình ảnh bệnh nhân vô danh. Tiếp tục tìm mọi cách loan báo thông tin đó trên các phương tiện
truyền thông để giúp họ tìm được người thân. Không được mất đi niềm hi vọng…
- và
nhớ cầu nguyện - ông dặn – Đừng quên
cầu nguyện với niềm tín thác vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa. Những
gì con người
không làm được, thì Chúa vẫn xoay chuyển dễ dàng. Đừng quên chia sẻ
tấm
gương âm thầm phục vụ của những lương y đó cho
bè bạn người thân. Họ chính là hiện thân của lòng
Chúa thương xót trên những nạn nhân bị cướp giữa đường như trong câu chuyện
“người Samaritanô nhân hậu”. Ước gì con cái của lòng thương xót cũng có trái
tim nhân hậu như những lương y đó.
Ông nhắc lại lời Đức Thánh Cha
Phanxicô dặn dò: "Thánh ý
của Thiên Chúa dành cho chúng ta là hãy luôn có lòng thuơng xót và đừng lên án
bất cứ ai. Thiên Chúa có một trái tim nhân lành vì Ngài luôn thương xót. Ngài
thấu hiểu những khổ đau của con người, những thách thức chúng ta phải đối mặt,
và những tội lỗi của chúng ta. Là một người Samaritanô nhân lành
có thể là một thách đố với nhiều người, nhưng đó là cách tốt nhất để bắt chước
Chúa Giêsu và bước theo con đường của Ngài. Hành vi một người Samaritanô nhân hậu đang
thực hiện chính là bắt chước lòng thương xót của Thiên Chúa khi người ấy tỏ
lòng thương xót với những người cần đến". Rồi
ông cũng lưu ý các thiện nguyện phải cố gắng thực hành lời của Đức Cha Phaolô TGM GP Saigon: “Mục vụ của Giáo hội phải là mục
vụ của tình thương dịu dàng, làm chứng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa, một cách đặc biệt đối với
các tội nhân. Cần đề cao và thi thành “mục vụ của lòng thương xót của Thiên
Chúa. Mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các mục tử, cần phải là những “Đấng
an ủi khác”: Hãy ủi an
Dân Chúa và mọi người. Hãy mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người.”
Một
buổi tối ở quân y
viện, thiện nguyện viên trải nghiệm được rất nhiều, thấy tình Chúa, tình người chan hòa, đan quyện với nhau, và bỗng thấy sự đe dọa của bệnh tật
khổ đau lại là hồng ân để con người được đến gần bên nhau, sẻ chia và hi vọng.
“Lạy
Chúa Giêsu, Người Bạn của con tim cô độc. Chúa là nơi nương ẩn, là cõi an bình
của con. Chúa là ơn cứu độ của con, là thanh nhàn cho con trong những khi chiến
đấu và chơi vơi giữa đại dương ngờ vực. Chúa là tia sáng soi đường cho đời con,
là tất cả cho một linh hồn cô đơn. Chúa hiểu linh hồn mặc dù nó lặng thinh.
Chúa cảm thông những yếu đuối của chúng con và
giống như một lương y,
Chúa an ủi, chữa lành và cứu vớt chúng con khỏi khổ đau...” (NK, 247)
T.H
|