Hỏi: xin cha giải đáp giúp mấy thắc mắc sau đây :
1-
Cha xứ có quyền ra vạ tuyệt thông cho ai không ?
2-
Có thể xưng mãi một tội với nhiều cha khác nhau không ?
3-
Ai được phép hưởng ân xá của Giáo Hội ?
Trả lời:
1- Vạ
Tuyệt Thông (anthema=excommunication) là
hình phạt nặng nhất mà Giáo Hội bất đắc dĩ phải áp dụng trong
những trường hợp gia trọng như bội giáo ( apostasy) ly giáo(
schism) và lạc giáo ( heresy) ( can.751) hành hung Đức Thánh
Cha ( can. 370&1) giết người hay giết thai nhi , tiết lộ bí mật trong tòa
giải tôi ( can. 1388& 1) v.v
Vạ tuyệt thông có
hai loại là tiền kết ( latae sententiae) và hậu kết ( ferendae
sententiae):
A- Vạ tiền kết là vạ đương nhiên hay tự động ( automatically
incurred) có hiệu lực khi vi phạm điều đã cấm, và chỉ dành cho Tòa
Thánh quyền tháo gỡ mà thôi. Những trường hợp bị vạ tuyệt thông tiền
kết gồm có những lỗi phạm sau đây:
1 -Hành
hung đức Thánh Cha ( can. 370& 1)
2 - Không
có phép Đức Thánh Cha mà dám truyền chức Giám mục cho ai. Cả Người truyền
chức và người chịu chức đều đương nhiên mắc vạ. ( can.1382)
3 -Vi phạm ấn tòa
giải tội.( Seal of confessions) tức linh mục tiết lộ cho ai tội đã
nghe của hối nhân trong tòa giải tội ( can.1388& 1)
4 - Ném bỏ Mình
Thánh hay đem về nhà với mục đích phạm thánh ( Sacrilege) ( can. 1367)
5-
Người bội giáo =apostate là người hoàn toàn chối bỏ đức tin Kitô
Giáo Tà giáo hay rối Đạo = Heretic = là người chối bỏ một số
tín điều hay giáo lý của của Giáo Hội.
Ly giáo (
schimatic) là người công khải bỏ Đạo để gia nhập đạo hay giáo phái khác. Tất cả
3 tội này đều bị vạ tuyệt thông tiền kết. ( can. 751)
6-
Phá thai hay giúp phá thai có kết quả ( can. 1398)
Như đã nói ở
trên, vạ tiền kết là vạ đương nhiên hay tự động (
automatically incurred) có hiệu lực cho ai lỗi phạm điều đã cấm, và chỉ
Tòa Thánh mới có quyền tháo gỡ hay tha vạ này mà
thôi.
B-
Vạ tuyệt thông hậu kết ( ferendae sententiae)
Vạ này được áp dụng
cho những người ngoan cố không chịu sửa lỗi nặng mặc dù đã được
thẩm quyền Giáo Hội khuyến cáo vô hiệu quả. ( can 1347 &1) .Cụ thể,
cách nay trên 20 năm , nhân vụ “ lôn xộn “ ở San Jose, California, Đức
Giám mục địa phương đã ngăm đe ra vạ tuyệt thông cho một vài người chủ chốt
nếu họ không chấm dứt “ tranh đấu” và vâng phục giáo quyền địa phương.
Như thế, chỉ có
Giám mục mới có quyền ra vạ tuyệt thông hậu kết cho ai không vâng phục
để sửa lỗi đã phạm dù đã được khuyến cáo ít là một lần.
Ngoài ra,
không linh mục nào, dù là chánh hay phó xứ, được phép đe dọa
ra vạ tuyệt thông cho ai. Sở dĩ phải nói điều này là vì ở bên nhà,
nghe nói có nơi linh mục chánh xứ đã dọa vạ tuyệt thông cho những
ai đi dự tiệc cưới của đôi hôn phối chưa kết hôn trong Giáo Hội.
Chưa kết hôn trong Giáo Hội mà ăn ở với nhau như vợ chồng thì tạm thời không được
lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa giải chứ không thể bị
“ trục xuất ra khỏi Giáo Hội” với vạ tuyệt thông tiền hay hậu
kết được, vì không có giáo luật nào cho phép phạt vạ như vậy.
Lại càng vô lý
hôn nữa là đe dọa vạ tuyệt thông cho ai đi dự tiệc cưới của họ. Đây
là một lạm dụng đáng tiếc về hình phạt vạ tuyệt thông cần được sửa
chữa trong Giáo Hội địa phương. Cũng cần nói thêm là ngày nay Giáo Hội đã cho
phép hôn nhân hỗn hợp ( mixed marriage ) nghĩa là một người Công Giáo có thể được
phép kết hôn với người theo đạo khác, nhưng phải xin phép chuẩn (
dispensation) ở Tòa Giám mục . Khi đã có phép chuẩn cho phía có Đao Công Giáo rồi
thì hôn phối được phép cử hành ở nhà thờ như mọi đôi hôn phối khác.
Có điều khác biệt là chỉ người có Đạo mới được rước Mình
Thánh trong lễ cưới mà thôi.Hôn nhân này là hợp pháp trong Giáo Hội nên không
ai được phép chỉ trích hay đe dọa vạ tuyệt thông” cho người đi dự tiệc cưới của
họ.
Tóm lại,
khi nói đến vạ tuyệt thông, tiền hay hậu kết, có nghĩa là hình phạt tạm thời
không được hiệp thông với Giáo Hội trong mọi lãnh vực thực hành đức tin như cầu
nguyện và lãnh nhận các bí tích bao lâu chưa được tha vạ.Như vậy,
phải hết sức thận trọng khi nói đến vấn đề này để không làm hoang mang
cho giáo dân về kỷ luật và hình phạt bất đắc dĩ của Giáo Hội
2-
Có thể xưng mãi một tội hay không ?
Là con người , ai cũng yếu đuối trong bản tính. Thêm vào đó là những
cám dỗ của ma quỉ và gương xấu, dịp tội đầy rẫy trong môi trường xã hội ,
tức hoàn cảnh sống của mỗi người, nên người ta dễ sa phạm tội
nặng hay nhẹ.
Chính vì biết
rõ như vậy, nên Chúa Kitô - trước khi về Trời- đã ban bí tích hòa
giải cho các Tông Đồ để các ngài và những người kế vị thay mặt
Chúa tha tội cho mọi người trong Giáo Hội như Chúa đã truyền cho các
ngài:
“ anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha
Anh
em cầm giữ ai thì người ấy bị căm giữ”
( Ga 20 : 23)
Chúa đầy lòng
thương xót và hay tha thứ. Đúng, nhưng con người không được lợi dụng lòng
thương xót tha thứ này để cứ phạm tội rồi đi xưng tội. Xưng tội vì lỡ sa ngã do
bản tính yếu đuối, vì ma quỷ và thế gian cám dỗ. Nhưng cũng phải cố gắng
hết sức về phần mình và nương nhờ vào ơn Chúa để tránh phạm tội hầu được
sống trong tình thương và ơn nghĩa với Chúa. Đó là điều Chúa mong muốn
nơi mỗi người tín hữu chúng ta. Sở dĩ nói Chúa mong muốn chứ không
ép buộc , vì con người còn có ý muốn tự do (free will) mà Thiên Chúa luôn
tôn trọng cho con người xử dụng để hoặc tự do chọn Chúa
và xa tránh sự dữ, sự tội, hay khước từ Chúa để tự do sống theo ý muốn của
mình và làm những điều trái nghịch với tình thương, công bình và thánh thiện của
Chúa.
Nếu chọn Chúa thì
phải quyết tâm sống theo đường lối của Chúa là con đường dẫn đưa đến hạnh phúc
Nước Trời. Đó là con đường cứu thoát mà ít người muốn đi qua
như Chúa Giê su đã trả lời cho một người hỏi Chúa xem
có phải rất ít người được cứu thoát hay không. Chúa đáp :
“ Hãy chiến đấu để qua
được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ
tìm cách vào mà không được.” ( Lc 13: 24)
Cửa hẹp mà Chúa
muốn nói ở đây là kỷ luật mà chúng ta phải khép mình vào để không chạy theo những
quyến rũ của tiền bạc, danh lợi chóng qua ở đời này
cùng những thú vui vô luân vô đạo là con đường rộng thênh thang mà nhiều
người thích đi trên đó, nhưng không biết sẽ đi vào cõi chết đời
đời. Cụ thể, đó là những kẻ tôn thờ chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa vật chất
và khoái lạc ( hedonism) khiến họ đang tìm tiền của cách bất
chính để làm giầu như buôn bán gian lận, mở sòng bài bạc, nhà điếm,
sản xuất sách báo và phim ảnh dâm ô đồi trụy, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho kỹ
nghệ mãi dâm và ấu dâm ( child prostitution) rất khốn nạn và tội lỗi ở khắp nơi
trên thế giới tục hóa ngày nay.
Nếu người có niềm
tin Thiên Chúa mà cũng đi vào con đường đó , nghĩa là cũng ăn gian nói dối, cờ
bạc đỏ đen, thay vợ, đổi chồng, dâm ô trác táng, bất công với người
khác và lãnh cảm trước sự nghèo đói của anh chị em đồng loại, thì
dù có mang danh là người Công giáo, vẫn đi lễ ngày Chúa nhật, vẫn kêu tên Chúa
Kitô và hát Alleluia, Alleluia như anh em Tin
Lành, thì cũng vô ích mà thôi, căn cứ vào chính lời Chúa
Giêsu đã nói rõ với các môn đệ Người như sau:
“ Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa !, lậy Chúa
! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy,
Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” ( Mt 7 : 21)
Thi hành ý muốn
của Cha trên trời có nghĩa là xa tránh tội lỗi và mọi cách sống mâu thuẫn với
Tin Mừng Cứu Độ để bước đi theo Chúa Kitô, là “ con
đường, là sự thật và là sự sống.”
( Ga 14: 6)
Như thế, trong thực
hành, nếu không cố gắng khép mình vào kỷ luật nội tâm và nương nhờ ơn Chúa nâng
đỡ, để xa tránh tội lỗi và trở nên hoàn thiện mỗi ngày, thì hãy
nghe lại lời Chúa cảnh cáo như sau trong Sách Khải Huyền:
“ Ta biết các việc ngươi làm. Ngươi chẳng lạnh mà cũng
chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẵn hay nóng hẵn đi.Nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng
nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” ( Kh 3:
15-16)
Nói khác đi, nếu
đi xưng tội mà không có quyết tâm chừa tội để cứ sa đi ngã lại, cứ xưng mãi một
tội quen phạm thì sẽ trở thành là người chẳng nóng, chẳng lạnh, cứ
hâm hâm, nửa nóng nửa lạnh, như Chúa cảnh cáo trên đây.Và như vậy chắc chắn
không thể sống đẹp lòng Chúa và đáng được cứu độ. Chúa nói: “ Ai có tai nghe thì nghe.” ( Mt 13: 43;
Mc 4: 23; Lc 8: 8).
3- Ai được lãnh ơn xá ?
Ân xá (
Indulgence) là ơn Giáo Hội lấy từ kho tàng ơn Cứu Độ của Chúa Kitô để tha các
hình phạt hữu hạn ( temporary punishment) của các tội nặng nhẹ đã được tha qua
bí tích hòa giải.( x SGLGHCG số 1471)
Nghĩa là,
sau khi xưng tội cách ngay lành ( không dấu tội nào) và được tha qua bí
tích hòa giải, thì hối nhân phải làm việc đền tội do cha giải tội giao
cho. Việc đền tội này có mục đích tẩy xóa sạch những hậu quả do tội để lại
trong tâm hồn hối nhân, dù mọi tội nặng nhẹ đã được tha. Nếu ai không làm
đủ việc đền tội này khi còn sống thì phải đền phạt trong luyện tội ( purgatory)
sau khi chết.( x SGLGHCG, số 1030-1031)
Và đây là
lý do Giáo Hội ban ơn xá để tha hình phạt hữu hạn nói trên.
Ơn ( Ân ) xá có
thể là toàn phần, hay còn gọi là Ơn đại xá ( full indulgence)
để tha hết mọi
hình phạt hữu hạn , hay từng phần ( partial indulgence) để tha một phần
hình phạt trên ( x.giáo luật số 993)
Ơn xá có thể lãnh
nhận cho chính mình hoặc nhường lại cho các linh hồn trong Luyện tội , nhưng
không thể nhường cho người khác còn sống ( x. giáo luật số 994).
Muốn lãnh nhận ơn
xá cách có hiệu quả thì phải sạch tội trọng và làm một số việc lành như
xưng tội , dự lễ, rước Mình Thánh Chúa, viếng nhà thờ và đọc các kinh lậy
Cha, Kinh mừng, Sáng danh, Kinh Tin Kính và cầu nguyện theo ý Đức Thánh cha.
Ân xá được ban
trong những dịp trọng đại như Năm Thánh ( Jubilee Year),
Kỷ niệm thành lập
Giáo Phận, hay Dòng Tu, viếng nghĩa trang trong tháng cầu cho các linh hồn (
tháng 11) hoặc dự lễ mở tay của tân linh mục…
Chỉ có Đức Thánh
Cha, hoặc thẩm quyền tối cao dưới quyền ngài, mới có quyền ban ân xá cho
Giáo Hội hoàn vũ hay Giáo Hội địa phương ( Giáo phận) ( giáo luật số 995).
Giáo phận
hay Dòng Tu nào muốn hưởng đặc ân này nhân kỷ niệm
trọng đại của mình, thì phải xin phép nơi thẩm quyền tối cao của
Tòa Thánh.
Ước mong những giải
đáp trên đây thỏa mãn những câu hỏi đặt ra.
Lm Phanxicô
Xaviê Ngô Tôn Huấn
|