Chào chú Việt,
Chú khỏe không? Công việc chú dạo này bận rộn lắm không? Chú ơi, vừa rồi được sự giới thiệu của cha Dũng và sơ Bình ở nhà thờ Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Tâm và các bạn có đi khảo sát cuộc sống của người dân ở vùng Ba Núi. Qua khảo sát thấy có rất nhiều hoàn cảnh đáng thương và tội nhất là các em nhỏ chú à! Tâm gởi file đính kèm để chú xem.
Nếu không trở ngại gì thì Tâm nhờ chú giúp tụi Tâm kêu gọi các nhà hảo tâm cùng giúp đỡ các em nhỏ chú nhé, "của ít lòng nhiều", nhiều người chung tay giúp đỡ các em sẽ đạt được ước mơ của mình.
Tâm cảm ơn chú nhiều lắm!
Chúc chú luôn, vui, khỏe, hạnh phúc. Băng Tâm
HỖ TRỢ CÁC GIA ĐÌNH NGHÈO, NEO ĐƠN TẠI VĨNH LONG
VÀ CÁC EM HỌC SINH NGHÈO KHÓ VÙNG SÂU VÙNG XA TẠI KIÊN GIANG
I.
Lời
ngỏ:
Cùng với sự tin tưởng, đồng hành chia
sẻ của các anh chị và các bạn trong những chương trình vừa qua của nhóm là động
lực để chúng tôi tiếp tục lên đường đến những vùng sâu vùng xa tìm hiểu những
mảnh đời cơ cực. Hai điểm đến lần này của chúng tôi là xã Tường Lộc, huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long và vùng Ba Núi xã Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Những hộ mà chúng tôi đến viếng thăm
tại xã Tường Lộc là những hộ không có đất đai, không chỗ ở ổn định, phải đi làm
thuê, làm mướn theo mùa vụ. Những đứa trẻ sống với cha mẹ bệnh tật nên mặc dù
làm đủ mọi việc nhưng vẫn không đủ lo cho con cái ăn học, đứa lớn phải nghỉ học
đi phụ hồ để đỡ đần cha mẹ nhường cho đứa nhỏ có cơ hội đến lớp. Bên cạnh đó,
nơi đây còn có các cụ già neo đơn, con cái bỏ đi xa không tin tức về, không ai
chăm sóc họ, không còn đủ sức lao động họ chỉ còn trông cậy vào sự giúp đỡ của
bà con xung quanh đắp đổi qua ngày, nơi duy nhất để giúp họ có thể bám víu là
căn nhà lá xiêu vẹo mưa tạt, gió lùa. Sức khỏe đã yếu nay càng yếu thêm, nhưng
một viên thuốc uống để điều trị bệnh tật là thứ xa xỉ phẩm đối với họ. Thật
thương thay!
Tiếp nối xã Tường Lộc, chúng tôi đến vùng Ba Núi.
Nằm sâu trong vùng Ba Núi này có khoảng hơn 100 hộ dân phần lớn là đồng bào
dân tộc Khơ-me. Với khí hậu khô nóng, đất cằn đá sỏi và nhiễm phèn mặn nên
người dân nơi đây không thể canh tác cây trồng, những đồng ruộng cũng thưa
thớt, năng suất thấp, nước dùng hàng ngày cũng thiếu thốn vì không thể đào
giếng được, mùa khô tìm nguồn nước uống hàng ngày cũng rất khó khăn. Cuộc sống
hàng ngày của một số hộ thì trông cậy vào công việc làm mướn theo mùa: lúc thì
lựa chem chép, khi thì lột cá cơm, bắt cua, mò cá, … một số hộ số khác làm mướn
cho các nhà máy xay nghiền đá vụn làm xi măng, một công việc ảnh hưởng nhiều
đến sức khỏe vì bụi đá mà bảo hộ lao động lại thiếu. Dù vất vả như thế nhưng làm ngày nào chỉ đủ
ăn ngày ấy, ngày nào không có việc làm thì không có miếng ăn. Cuộc sống lam lũ
đã khiến cho không ít người cha, người mẹ hoặc có gia đình cả cha lẫn mẹ đã bỏ
những đứa con thơ dại của họ ra đi biền biệt. Trong hơn 20 gia đình chúng tôi
đến thăm thì có hơn 07 gia đình cha mẹ bỏ đi, có những gia đình cha hoặc mẹ bỏ
đi, 02 gia đình trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ và nhiều gia đình trẻ không biết cha
hoặc mẹ mình là ai, các em ở với ông/bà đã già yếu và bệnh tật.
Trường học nơi đây cũng rất ít, trong vùng này chỉ có
trường dạy lớp Một, lớp Hai (gọi là trường nhưng chỉ có vỏn vẹn 2 lớp), các em
muốn học lớp Ba đến lớp Năm phải đi bộ cách nhà 3km trên con đường mùa khô thì
đầy nắng, gió, cát bụi, mùa mưa trơn trượt khó đi, muốn học cấp II các em phải
đi bộ gần 10km và cấp III thì cách nơi đây khoảng 17km.
Mặc dù cuộc sống cơ cực và đi lại khó khăn là thế nhưng các em vẫn mong mỏi
được tiếp tục đến trường. Nhìn dáng người nhỏ hơn rất nhiều so với tuổi của các
em, đi đến trường trên những con đường đầy nắng chói chang và bụi mịt mù, chúng
tôi không khỏi chạnh lòng. Có em còn nói với ngoại rằng: “ngoại ơi, nhà có gì
ăn nấy, không có con ăn cơm nguội không cũng được, nhưng ngoại cho con được đi
học nha ngoại!”
Khi hỏi các em có ước mơ gì thì được trả lời: em muốn được tiếp tục đi học
và mong đâu đó có vị Bụt hiện ra cho các em chiếc xe đạp để đi học.
Chúng tôi đọc được câu: “Tôi học cách cho đi không phải vì tôi giàu có, mà vì tôi hiểu rõ cảm giác của một người
không có gì”. Vâng, tất cả chúng ta không phải ai cũng giàu có, nhưng chúng tôi
tin rằng chúng ta có cùng chung một cảm nhận và hiểu được cảm giác cần lắm việc
được đi học và phương tiện để đến trường của những đứa trẻ thiếu thốn nơi vùng
Ba Núi này.
Và, ngày nay không có Bụt, nhưng cùng với sự chung tay chia sẻ của các anh
chị và các bạn, chúng ta có thể biến ước mơ của các em thành hiện thực.
Hãy chung tay cùng chúng tôi để chúng ta có thể mang đến niềm vui cho các
em và đó là một trong ba cách đơn giản để làm giàu cho bản thân “cho đi, mỉm
cười và tha thứ” các anh chị và các bạn nhé!
Xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn thật nhiều!
II.
Một số
hình ảnh của chuyến đi tiền trạm cho chương trình
Đợt 1: Tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (30/04/2014)
![Text Box: Hình ảnh về một số gia đình nghèo khổ có con em đang trong độ tuổi đi học và những cụ già neo đơn, bệnh tật tại Tường Lộc – Vĩnh Long](file:///C:\Users\TamAnh\AppData\Local\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif) ![](http://www.memaria.org/Images/upload/ThuTin/HoTroCacGiaDinhNeoDonTaiVinhLong%282%29.jpg)
![](http://www.memaria.org/Images/upload/ThuTin/HoTroCacGiaDinhNeoDonTaiVinhLong%284%29.jpg)
Đợt 2: Tại xã Bình An, huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (10/05/2014)
![Text Box: Bà bệnh tật, đi đứng khó khăn bên cháu, căn nhà vừa được chính quyền địa phương cho tấm vách tôn để che nắng che mưa](file:///C:\Users\TamAnh\AppData\Local\Temp\msohtml1\01\clip_image006.gif)
![](http://www.memaria.org/Images/upload/ThuTin/HoTroCacGiaDinhNeoDonTaiVinhLong%286%29.jpg)
Hai anh em tuổi khoảng 12,13 nhưng nhìn như mới 7,8 tuổi
![](http://www.memaria.org/Images/upload/ThuTin/HoTroCacGiaDinhNeoDonTaiVinhLong%288%29.jpg)
![](http://www.memaria.org/Images/upload/ThuTin/HoTroCacGiaDinhNeoDonTaiVinhLong%289%29.jpg)
Bà bệnh tật, đi đứng khó khăn bên cháu, căn nhà vừa được
chính quyền địa phương cho tấm vách tôn để che nắng che mưa
III.
Số lượng
quà và thời hạn quyên góp:
a.
Số
lượng quà:
Đợt 1: Hỗ trợ quà cho 50 gia đình nghèo ở ấp Tường Nhơn, xã
Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long:
-
50 phần quà, mỗi phần trị giá 300.000đ bao gồm:
gạo, mì gói, dầu ăn, bột ngọt, đường, nước tương, muối, kem đánh răng.
-
40 phần quà cho em nhỏ của các gia đình này, mỗi
phần trị giá 50.000đ bao gồm tập và viết.
Đợt 2: Hỗ trợ quà và phiếu học bổng cho 30 em nhỏ ở vùng Ba Núi,
xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang:
-
22 chiếc xe đạp trị giá 1.400.000đ/chiếc cho 22 em
học sinh.
-
08 phần học bổng cho 8 em học sinh, trị giá
1.000.000đ/phần
b.
Thời hạn quyên góp:
BTC xin được nhận sự đóng góp hiện
kim từ các nhà hảo tâm đến hết ngày 30/04/2014.
IV.
Địa điểm
và thời gian tổ chức phát quà:
a.
Đợt 1: Ngày 30/04/2014 tại xã Tường Lộc, huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long.
b.
Đợt 2: Ngày 10/05/2014 tại xã Bình An, huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang.
V.
Chi phí
dự kiến:
Nhóm ĐVS mong muốn quyên góp số tiền tổng cộng
là:
|
Danh
mục
|
Số
lượng
|
Đơn giá
|
Thành
tiền
|
Đợt 1:
Xã Tường Lộc – huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long
|
1
|
Gạo
|
10kg
x 50
|
10.000
|
5.000.000
|
-
2
|
-
Mì
gói
|
50
thùng
|
68.000
|
3.400.000
|
-
3
|
-
Dầu
ăn
|
50
chai
|
26.000
|
1.300.000
|
-
4
|
-
Bột
ngọt
|
2gói
x 50
|
25.000
|
2.500.000
|
-
5
|
-
Đường
|
2kg
x 50
|
14.000
|
1.400.000
|
-
6
|
-
Nước
tương
|
2
chai x 50
|
7.500
|
750.000
|
-
7
|
-
Muối
|
0.5
kg x 50
|
4.000
|
100.000
|
-
8
|
-
Kem
đánh răng
|
50
tuýp
|
11.000
|
550.000
|
-
9
|
-
Tập
|
10
cuốn x 40
|
3.500
|
1.400.000
|
-
10
|
-
Viết
|
2
cây x 40
|
2.500
|
200.000
|
Cộng
|
16.600.000
|
Đợt 2: Xã Bình An – huyện Kiên Lương – tỉnh Kiên Giang
|
-
1
|
-
Xe
đạp
|
22
chiếc
|
1.400.000
|
30.800.000
|
-
2
|
-
Học
bổng
|
8
suất
|
1.000.000
|
8.000.000
|
-
3
|
-
Tập
|
6
cuốn x100
|
3.500
|
2.100.000
|
-
4
|
Chi phí mua dụng cụ, công cụ tổ chức trò chơi cả 2
đợt
|
|
|
1.000.000
|
Cộng
|
41.900.000
|
Tổng cộng
|
58.500.000
|
|
|
|
|
|
|
VI.
Các hoạt
động chính trong ngày phát quà:
Đợt 1: Ngày 30/04/2014 tại xã
Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 30/04/2014: (đi xe
máy, về trong ngày)
6g00 : Tập
trung tại Nhà thờ Đức Bà.
6g15 : Khởi hành đi Vĩnh Long
10g00 : Tới Vĩnh Long
10g00
- 11g00: Nghỉ ngơi, chuẩn bị quà cho các em.
11g00
- 13g00: Sinh hoạt với các em, phát quà.
13g00
– 15g00: Nghỉ ngơi, ăn trưa.
15g00 : Khởi hành về Sài Gòn (về sớm tránh
kẹt xe).
Đợt 2: Ngày 10/05/2014 tại xã
Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Ngày 09/05/2014:
21g00 : Tập trung tại bệnh viện nhi đồng 2 (cổng Nguyễn Du)
21g30 : Xe khởi hành đi Kiên Lương – Kiên Giang.
Ngày 10/05/2014:
06g00 :
Tới giáo xứ Hòn Chông – Hà Tiên.
6g00
- 7g00 : Vệ sinh cá nhân, chuẩn bị quà.
7g00
- 7g30 : Di chuyển vào khu vực phát quà
(tranh thủ ăn sáng trên xe).
7g30
- 8g00 : Chuẩn bị gian hàng trò chơi.
8g00
- 11g00 : Cho các em chơi trò chơi có
trúng thưởng, sau đó phát quà cho các em 11g00 - 12g00 : Ăn trưa
12g00
- Tối : Sinh hoạt nhóm, nghỉ ngơi
Ngày 11/05/2014:
7g00
- 10g00 : Ăn sáng, thu dọn hành lý
10g00 :
Lên xe về lại Sài Gòn
VII.
Thông tin
liên hệ:
Mọi đóng góp xin vui lòng liên
hệ nhóm ĐVS:
a.
Trần Thị Nguyệt Khánh : 0907 760 806
b.
Phạm Thanh Hiếu : 0983 775
770
c.
Trần Quốc Việt : 0168 9898
087
d.
Nguyễn
Thị Băng Tâm : 0908 329 061
e.
Nguyễn
Thanh Phi : 0903 364 456
Xin chân thành cám ơn!
Ban tổ chức: Nhóm Đời Vẫn Sáng (nhóm ĐVS)
Facebook: http://www.facebook.com/doivansang
/Fanpage: http://www.facebook.com/nhomdoivansang
Tài khoản Ngân hàng:
Tên tài khoản Số tài
khoản Ngân
hàng
Phạm Thanh Hiếu 0101.0781.57 Đông
Á - PGD 3-2
Trần Thị Nguyệt Khánh 001
113893 041 HSBC
- Chi nhánh Tp.HCM
Trần Quốc Việt 0071.0044.96278 Vietcombank
- CN Kỳ Đồng
Nguyễn Thị Băng Tâm 0181.0008.24776 Vietcombank
- CN Nam Sài Gòn
|