MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đức mẹ việt nam :: đức mẹ tà-pao
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Mẹ Của Lòng Thương Xót
Thứ Hai, Ngày 10 tháng 2-2014

Mẹ của lòng thương xót

Tà Pao bên Mẹ chiều nay,

Đi Đàng Thánh Giá mùa Chay, giữa trời.

Nghe trong tim, Mẹ dặn lời:

Nay đời tử nạn, mai đời phục sinh.

Những ngày mùa Chay, đến với Đức Mẹ Tàpao, rất tự nhiên ta muốn sống lại cảnh dưới chân Thánh Giá, ở đó giữa nỗi tang thương của việc “lá vàng trên cây, lá xanh rớt xuống”, Mẹ thường được hình dung cách nhân loại là Mẹ sầu bi, nghĩa là người mẹ phải đau khổ chứng kiến cuộc hành quyết tàn bạo và bất công của người đời trên con ruột mình. Đâu đó mùa này trong một số nhà thờ, người ta còn gặp thấy trưng bày bức tượng Đức Mẹ mặc áo đen mặt buồn thảm trái tim rướm máu với bảy mũi dao nhọn đâm thâu. Đúng là Mẹ sầu bi. Nhưng ở một góc nhìn khác tích cực hơn và cũng giàu ý nghĩa hơn, như Phúc Âm mô tả, Mẹ được khắc họa trong dáng đứng kiên cường ở bên phải thánh giá và được xưng tụng là Nữ Vương nhân lành và là Mẹ của lòng thương xót. Điều này dựa trên những cơ sở:

1. Mẹ hiệp công cứu chuộc loài người

Trong suốt cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần gian, từ tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành, từ khi âm thầm đến lúc công khai, bao giờ Mẹ cũng hiện diện bên Chúa. Cách riêng trong công cuộc khổ nạn, Mẹ chẳng những đã hiện diện, mà còn đồng hành theo Chúa trên đàng thánh giá cho đến cùng. Các môn đệ tiếng là những kẻ theo Chúa gần gũi trong ba năm đời rao giảng, thế mà trên đường thánh giá chẳng thấy bóng ông nào; còn Mẹ dẫu chẳng xuất đầu lộ diện muốn để cho Chúa khỏi bận vướng, lại theo bước Chúa sít sao trên đường khổ nạn, nước mắt nuốt vào trong để Chúa khỏi bịn rịn khi thực thi công cuộc cứu độ.

Stabat Mater: Mẹ đứng đó lặng thầm không nói một câu chẳng buông một tiếng dẫu là tiếng thở dài, dáng đứng kiên cường vừa chịu đựng “xin vâng”, vừa hiệp thông trong sự đau khổ dằn vặt của con mình. Nếu Chúa Giêsu chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ và ban ơn cứu rỗi cho hết mọi người, thì Đức Mẹ bởi đã hiệp thông với Chúa Giêsu trọn vẹn, không chỉ về thời lượng từ đầu đến cuối mà đúng hơn, còn về tinh thần gắn bó keo sơn mẹ con vuông tròn. Ngày xưa dựa vào đây người ta đã bảo Mẹ là đấng Đồng Công cứu chuộc (bài hát “trên đồi Golgota”); nhưng ngày nay đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, và vì Mẹ cũng cần đến ơn cứu độ của Con mình, nên xưng tụng Mẹ hiệp công cứu chuộc là thích đáng hơn.

Nếu “Thiên Chúa  yêu thế gian đến nỗi ban Con một mình”, thì Mẹ cũng hiệp thông trong tình yêu đại lượng ấy mà vâng theo ý Thiên Chúa. Mẹ hiệp công cứu chuộc bằng chính trái tim của Mẹ, nên Mẹ cũng nhạy cảm hơn bất cứ ai trong gia đình nhân loại về tình lân mẫn đối với con cái loài người. Mẹ là Mẹ của lòng thương xót.

2. Mẹ nhận lấy lời trăn trối của Chúa Giêsu để trở nên Mẹ nhân loại.

Nhưng dưới chân thánh giá hôm ấy, Mẹ còn nhận lấy một lời đặc biệt của Chúa Giêsu khi giới thiệu thánh Gioan cho Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà”. Xét về bối cảnh giờ tử nạn thì đây chẳng khác nào lời người ra đi dành cho người ở lại, mang màu trăn trối linh thiêng, Chúa Giêsu muốn Đức Mẹ nhận Gioan làm con và muốn Đức Mẹ đối xử với Gioan như đối xử với chính mình. Gioan từ đó là hiện thân của sống động của Chúa Giêsu trong đời Đức Mẹ. Xét về hình thức của câu nói, nhất là kèm theo vế thứ hai Chúa Giêsu giới thiệu Đức Mẹ cho thánh Gioan “Này là Mẹ con”, người ta thấy trải ra như hai vế của bản hợp đồng ký kết song phương, được đóng ấn bởi công cuộc cứu chuộc dưới sự chứng giám của Đấng chịu đóng đinh. Nếu công cuộc của cứu độ thực hiện một lần thay cho tất cả và có giá trị vĩnh cửu thì bản hợp đồng “mẹ - con” cũng sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng xét về nội dung, lời trăn trối ấy chính là thiết lập tình mẫu tử thiêng liêng giữa Đức Mẹ và toàn thể nhân loại. Truyền thống vẫn coi Gioan như đại diện cho nhân loại mới đã được sinh ra trong ơn cứu rỗi, và  Đức Mẹ từ lời trăn trối của Chúa Giêsu cũng là Evà mới hạ sinh mọi người trong tình mẫu tử thiêng liêng nhiệm mầu ấy.

Nếu tình mẫu tử nhân gian dù bất toàn, vẫn luôn được con người khắp nơi ca ngợi “bao la như biển Thái Bình…”, thì tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Mẹ đối với con cái loài người lại còn bao la lớn rộng muôn trùng, mênh mông chan chứa bao dung ngàn đời. Đó là tình yêu thương chan hòa được mở ra cho hết mọi người.

3. Mẹ thể hiện tình mẫu tử bằng lòng xót thương.

Đón nhận nhân loại vào trong gia đình thiêng liêng, Đức Mẹ đã vận dụng tất cả khả năng của mình để tôn vinh Thiên Chúa qua việc giúp đỡ con cái nhân loại. “Đầy ơn phước”, được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ cận kề Thiên Chúa hơn bất cứ ai, nên cũng đầy quyền thế hơn bất cứ ai, để có thể can thiệp chuyển cầu ơn phúc một cách hiệu quả chẳng sai bao giờ. Tất cả những ơn lành trần thế nhận được qua việc khấn với Đức Mẹ đều xuất phát từ một địa chỉ chung là quyền thế của Đức Mẹ bên cạnh Thiên Chúa. Nhưng quyền thế ấy được vận dụng như thế nào là do nhịp rung trái tim của Mẹ, một trái tim có nguồn gốc nhân loại, nên không những có niềm trắc ẩn rung động cảm thông trìu mến của tình mẫu tử nhân loại như bất cứ ai, mà còn vượt trội vì đã đến mức thập toàn ở trên đỉnh cao thánh đức.

Quyền thế, Mẹ là Nữ Vương; nhưng xót thương, Mẹ là Thánh Mẫu. Hướng lên Nữ Vương, ta ca ngợi; nhưng hướng về Thánh Mẫu, ta nguyện cầu. Chính vì vậy, yêu mến cậy trông cũng là thái độ thích hợp khi về bên Mẹ, như ta đang làm đây giữa lòng Mùa Chay tại TTHH Thánh Mẫu Tàpao này. Những ai khắc khoải sám hối thao thức đổi mới canh tân có thể xin Mẹ dìu dắt, chắc chắn Mẹ sẽ dẫn đến tòa giải tội để nhận lấy ơn tha thứ. Những ai đau buồn sầu khổ vì đau yếu bệnh nhiều hoặc vì gánh nặng vai mang, mong ước đời sống bình an có thể kêu khấn xin Mẹ đỡ nâng, chắc chắn Mẹ sẽ sớm hỗ trợ để ban cho cuộc sống an bình. Và mọi khách hành hương chúng ta đều có chung một nỗi niềm thống hối Mùa Chay, ta cứ vững tin và cậy trông chắc chắn Mẹ sẽ chúc lành và giúp ta trang bị lại trái tim tinh tuyền.

Tóm lại, vì Mẹ đã hiệp công trong ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, vì Mẹ đã nhận mọi người làm con cái, và vì lòng Mẹ rất bao dung, nên dưới chân thánh giá, Mẹ đích thực là Mẹ của lòng xót thương. Vấn đề được đặt ra cho ta không phải là băn khoăn xét xem Mẹ có yêu ta hay không, mà là tự hỏi xem mình đã yêu Mẹ như thế nào. Nếu kết thúc bài Phúc Âm cho biết “Từ giờ ấy môn đệ đem Mẹ về nhà mình”, thì cũng thế, từ hôm nay, ta hãy đem Mẹ về nhà bằng lòng tôn sùng yêu mến, bằng việc siêng năng lần hạt và bằng việc sống đẹp dưới ánh nhìn của Mẹ. Làm như thế, chắc chắn ta sẽ được Mẹ ấp ủ trong lòng xót thương đời này và đời sau. Của đau con xót, ta là con Mẹ, chắc chắn Mẹ sẽ xót lắm khi thấy con của Mẹ đi hoang.

Rất may, tại TTHH Tàpao này đang trong mùa xây dựng, có thể còn thiếu nhiều thứ, như thiếu đường rộng rãi, thiếu bãi đậu xe, thiếu chỗ sạch sẽ, thiếu ghế ngồi gần … Nhưng có một điều không bao giờ thiếu, đố anh chị em biết? Thưa đó là tấm lòng xót thương của Đức Mẹ dành cho con cái thể hiện qua việc ban ơn hoán cải. Các cha giải tội ở đây đã làm chứng: nhiều cuộc đời tội lỗi đến đây đã tìm lại được cuộc sống bình an và nhiều tâm hồn nguội lạnh đến đây về lại giáo xứ đã trở nên sốt sắng lạ thường.

“Người ta bảo Mẹ lạ lùng,
Hiển linh với áo phập phồng gió đưa.
Còn con lại thấy lạ chưa:
Tàpao người đến, về chừa tội khiên”.

Vâng, “về chừa tội khiên” là ơn lạ nhất và hiển nhiên nhất Đức Mẹ thực hiện tại Linh địa Tàpao này.

Tàpao,Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thơ Một Chút Tàpao 2017 (3/14/2017)
Tông Đồ Tàpao (3/5/2017)
Hành Hương Kính Mẹ Tà -pao 10/2014 (10/14/2014)
Tin/Bài khác
Hành Hương Đức Mẹ Tàpao 13/10/2013 (10/17/2013)
Tin Vui, Đức Mẹ Tàpao Làm Phép Lạ Ngày 13/8/2013 (8/16/2013)
Nữ Vương Thiên Đàng, Đgm Giuse Vũ Duy Thống (4/16/2013)
Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao 13.9.2012: Thánh Lễ Kính Đức Mẹ Sầu Bi (9/14/2012)
Bài Giảng Lễ Kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Gm Matthêô Nguyễn Văn Khôi. (1/14/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768