MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm tổng hợp
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài Giảng Trong Thánh Lễ
Thứ Tư, Ngày 22 tháng 1-2014
Bài giảng trong Thánh Lễ

 

 

115- ... Con người bao giờ cũng được định vị ở một nền văn hóa nào đó:

"bản tính và văn hóa là những gì thân mật liên hệ" (Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 36).

Ân sủng là những gì giả định văn hóa, và tặng ân của Thiên Chúa hóa thành nhục thể nơi văn hóa của những ai lãnh nhận ân sủng.

 

116- Kitô giáo không chỉ thuần thể hiện một văn hóa nào, trái lại, "vẫn hoàn toàn trung thực với mình, kiên định trung thành với việc loan báo Phúc Âm và truyền thống của Giáo Hội, Kitô giáo cũng sẽ phản ảnh các khuôn mặt khác nhau về văn hóa và về con người mà nó được đón nhận và đâm rễ" [John Paul II, Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte (6 January 2001), 40: AAS 93 (2001), 295.]...

Nhờ việc hội nhập văn hóa, Giáo Hội "dẫn con người, cùng với văn hóa của họ, vào cộng đồng của mình" [John Paul II, Encyclical Letter Redemptoris Missio (7 December 1990), 52: AAS 83 (1991), 300; cf. Apostolic Exhortation Catechesi Tradendae (16 October 1979) 53: AAS 71 (1979), 1321],

vì "hết mọi nền văn hóa đều cống hiến những thứ giá trị và hình thức tích cực có thể làm phong phú đường lối rao giảng, hiểu biết và sống Phúc Âm" [John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Ecclesia in Oceania (22 November 2001), 16: AAS 94 (2002), 383].

 

117- ... Chúng ta sẽ không trung thực với lý lẽ của vấn đề nhập thể nếu chúng ta nghĩ về Kitô giáo như là những gì độc canh (monocultural) và độc điệu (monotonous).

Thật sự là có một số nền văn hóa đã từng liên hệ chặt chẽ với việc rao giảng Phúc Âm và việc phát triển tư tưởng Kitô giáo, tuy nhiên sứ điệp mạc khải không được đồng hóa với bất cứ nền văn hóa nào như thế; nội dung của sứ diệp mạc khải là những gì xuyên văn hóa (transcultural). Bởi thế, trong việc truyền bá phúc âm hóa cho các nền văn hóa mới, hay các nền văn hóa chưa được lãnh nhận sứ điệp Kitô giáo, thì vấn đề thiết yếu là không áp đặt, cùng với Phúc Âm, một hình thức văn hóa riêng biệt nào, cho dù nền văn hóa ấy có đẹp đẽ hay cổ kính đến đâu chăng nữa. Sứ điệp chúng ta loan truyền bao giờ cũng mặc một thứ văn hóa nào đó, thế nhưng trong Giáo Hội đôi khi chúng ta lại rơi vào một thứ thần thánh hóa vô bổ nền văn hóa của chúng ta, và vì thế để lộ ra tính chất cuồng tín hơn là nhiệt tình thực sự truyền bá phúc âm hóa.

 

128- Trong việc rao giảng này, một việc rao giảng luôn tỏ ra trân trọng và dịu dàng,

bước đầu tiên đó là việc đối thoại riêng tư,

khi người khác nói và chia sẻ niềm vui, hy vọngquan tâm của họ đối với những ai thân yêu hay đối với nhiều nhu cầu chân thành khác của họ.

Chỉ sau đó mới có thể đề cập đến lời Chúa, có thể bằng việc đọc một câu Thánh Kinh hay kể một câu truyện, nhưng bao giờ cũng nhớ rằng sứ điệp cốt yếu đó là tình yêu bản vị của Thiên Chúa là Đấng đã hóa thân làm người, đã hiến mình cho chúng ta, đang sống và cống hiến cho chúng ta ơn cứu độ của Người và tình hữu nghị của Người.

Sứ điệp này cần phải được chia sẻ một cách khiêm tốn như là một chứng từ nơi ai lúc nào cũng muốn học hỏi, ý thức rằng sứ điệp này quá phong phú và quá sâu xa đến độ nó bao giờ cũng vượt quá khả năng nắm bắt của chúng ta.

Có lúc sứ điệp này có thể được trình bày một cách trực tiếp, có lúc bằng chứng từ hay cử chỉ riêng tư, hoặc bằng một cách nào đó được Thánh Linh gợi lên tùy từng hoàn cảnh.

Tùy khôn ngoan và hoàn cảnh thích hợp, cuộc gặp gỡ huynh đệ và truyền giáo này có thể kết thúc bằng một lời nguyện ngắn liên hệ tới những quan tâm được người ấy đã bày tỏ. Nhờ đó họ cảm thấy mình được lắng nghe và cảm thông;

họ sẽ thấy rằng trường hợp đặc biệt của họ đã được trình bày cùng Thiên Chúa và Lời Chúa thực sự nói với cuộc đời của họ. 

 

129- Tuy nhiên, chúng ta không được nghĩ rằng sứ điệp Phúc Âm bao giờ cũng cần phải được truyền đạt bằng những công thức ấn định không thay đổi thuộc lòng hay bằng những ngôn từ đặc biệt diễn tả một nội dung tuyệt đối bất khả đổi thay. Việc truyền đạt này diễn ra bằng rất nhiều cách thức khác nhau đến độ không thể diễn tả hay liệt kê hết tất cả được, và dân Chúa, với tất cả bao nhiêu là cử chỉ và dấu hiệu của mình, là chủ thể tổng hợp của nó. Nếu Phúc Âm được gắn vào một nền văn hóa nào đó thì sứ điệp này không còn được truyền đạt hoàn toàn từ người sang người nữa. Ở những xứ sở Kitô giáo chỉ là thiểu số thì, kèm theo việc phấn khích mỗi một người lãnh nhận phép rửa loan truyền Phúc Âm, các Giáo Hội riêng cần phải chủ động đề cao ít là những hình thức sơ khởi của việc hội nhập văn hóa. Mục đích tối hậu là ở chỗ Phúc Âm, khi được rao giảng theo những cung cách hợp với từng văn hóa, sẽ tạo nên một tổng hợp mới nơi nền văn hóa riêng biệt ấy. Điều này bao giờ cũng là một tiến trình chầm chậm và chúng ta có thể cảm thấy lo sợ thái quá về nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta để cho những mối ngờ vực và sợ hãi làm nản chí can trường của chúng ta, thay vì trở nên sáng tạo, chúng ta sẽ bám víu lấy những gì là thoải mái và không đạt được bất cứ một tiến bộ nào. Trong trường hợp ấy, chúng ta sẽ không lãnh phần chủ động trong các tiến trình lịch sử mà trở thành những kẻ chỉ biết quan sát khi thấy Giáo Hội dần dần bị trì trệ.

 

137- ... Bài giảng có một tầm vóc quan trọng đặc biệt vì bối cảnh thánh thể của nó: nó vượt trên tất cả mọi hình thức về giáo lý như là một giây phút cao điểm trong cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, một cuộc đối thoại dẫn đến việc hiệp thông bí tích...

 

138- Bài giảng không thể trở thành một hình thức giúp vui như những thứ giúp vui được truyền thông trình diễn, mà cần phải cống hiến sự sống và ý nghĩa cho việc cử hành. Nó là một thể loại chuyên biệt, vì việc giảng dạy được đặt vào trong cơ cấu của việc cử hành phụng vụ; bởi thế nó cần phải vắn gọn tránh cái hình thức giống như một bài diễn văn hay một bài thuyết trình. Một nhà giảng thuyết có thể kéo chú ý của thành phần thính giả nghe mình nói cả một tiếng đồng hồ, thế nhưng, trong trường hợp này thì ngôn từ của họ trở thành quan trọng hơn là việc cử hành đức tin. Nếu bài giảng quá dài, nó sẽ gây ảnh hưởng đến hai yếu tố đặc biệt của việc cử hành phụng vụ đó là yếu tố quân bình của nó và nhịp độ của nó. Khi việc giảng dạy diễn ra trong bối cảnh phụng vụ thì nó là một phần của việc hiến dâng lên Cha và là một thứ dàn xếp của thứ ân sủng được Chúa Kitô tuôn đổ xuống trong việc cử hành này. Môi trường phụng vụ ấy cần đến việc giảng dạy phải làm sao hướng dẫn cộng đồng cùng với vị giảng thuyết đến một mối hiệp thông đổi đời với Chúa Kitô trong Thánh Thể. Điều ấy có nghĩa là những ngôn từ của vị giảng thuyết cần phải được thận trọng, để làm sao Chúa, hơn là thừa tác viên của Người, trở thành tâm điểm của sự lưu tâm chú ý.

 

140- Môi trường quen biết này, vừa có tính chất mẫu thân vừa có tính chất giáo hội, trong đó cuộc đối thoại giữa Chúa và dân Ngài diễn ra, cần phải được phấn khích bởi việc gần gũi của vị giảng thuyết, bởi cái nồng nàn nơi cung giọng của họ, bởi sự chân tình nơi cung cách nói năng của họ, bởi niềm vui nơi các cử chỉ của họ. Cho dù có những lúc bài giảng trở nên buồn tẻ làm sao ấy, nếu tinh thần mẫu thân và giáo hội này có đó, nó sẽ luôn luôn sinh hoa kết trái, giống như lời khuyên nhủ nhẹ nhàng của một người mẹ sinh hoa kết trái khi tới lúc của nó trong lòng của con cái vậy.

 

142- ... Trong bài giảng, sự thật đi liền với sự mỹ và sự thiện. Bài giảng chẳng những liên quan tới các sự thật trừu tượng hay những suy diễn lạnh lùng, mà còn truyền đạt sự mỹ của các thứ hình ảnh được Chúa dùng để phấn khích việc thực hành sự thiện. Ký ức của tín hữu, như ký ức của Mẹ Maria, cần phải tràn trề những điều lạ lùng do Chúa thực hiện. Tâm can của họ, gia tăng nơi niềm hy vọng từ việc hân hoan và cụ thể thực hành tình yêu họ đã lãnh nhận, sẽ cảm thấy rằng mỗi một lời Thánh Kinh là tặng ân trước khi nó trở thành một đòi hỏi.

 

157- ... Một trong những điều quan trọng nhất đó là biết làm sao sử dụng các hình ảnh trong khi giảng dạy, làm sao gợi óc tượng tượng. Đôi khi sử dụng những thí dụ để làm sáng tỏ một điểm nào đó, thế nhưng các thí dụ này thường chỉ thu hút trí khôn; trái lại, hình ảnh giúp dân chúng thấm thía hơn và chấp nhận sứ điệp được chúng ta truyền đạt. Một hình ảnh hấp dẫn làm cho sứ điệp dường như quen thuộc, gần gũi, cụ thể và liên hệ tới cuộc sống hằng ngày. Một hình ảnh tác hiệu có thể làm cho con người thưởng thức được sứ điệp, làm bừng lên ước muốnthúc đẩy ý muốn hướng về Phúc Âm. Một bài giảng hay cần phải có "ý tưởng, cảm thức, hình ảnh".

 

158- ... Nếu chúng ta thích ứng ngôn ngữ của con người và vươn tới họ bằng lời Chúa, chúng ta cần phải tham phần vào đời sống của họưu ái chú trọng tới họ. Tính chất giản dị và sáng tỏ là hai điều khác nhau. Ngôn ngữ của chúng ta có thể đơn giản nhưng việc giảng dạy của chúng ta có thể không được rõ ràng cho lắm. Nó có thể đi đến chỗ khó hiểu vì nó không được hệ thống hóa, thiếu tính chất triển khai hợp lý hay cố gắng nói nhiều điều một lúc. Vậy chúng ta cần làm sao để có thể bảo đảm là bài giảng có một sự thống nhất theo đề tài, rõ ràng thứ tựăn khớp với nhau giữa các câu cú, nhờ đó dân chúng mới có thể theo dõi vị giảng thuyết một cách dễ dàng và mới nắm bắt được chiều hướng lập luận của vị này.

 

159- Một đặc điểm khác về một bài giảng hay đó là tính chất tích cực của nó. Nó không quan tâm nhiều đến việc vạch ra những gì không được làm, mà là đến việc gợi ý những gì chúng ta có thể làm tốt đẹp hơn. Dù sao nếu nó cần phải lưu ý đến một cái gì đó tiêu cực thì nó cũng phải cố gắng nêu lên một giá trị tích cực và thu hút nào đó, kẻo nó bị lọ lem nơi những lời phàn nàn trách móc, những than vãn, những phê bình chỉ trích cùng những trách cứ. Việc giảng dạy một cách tích cực bao giờ cũng cống hiến niềm hy vọng, hướng đến tương lai, chứ không lưu lại những gì là tiêu cực lẩn quẩn nơi chúng ta. Tốt đẹp biết bao khi các vị linh mục, phó tế và giáo dân cùng nhau từng giai đoạn một khám phá ra những nguồn liệu có thể giúp cho việc giảng dạy trở nên hấp dẫn hơn! 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Người Giữ Kho Tàng Vô Giá ! (3/19/2014)
Bài Giảng Lễ Thánh Giuse Tại Đan Viện Châu Sơn (3/18/2014)
Thánh Giuse Thinh Lặng (3/17/2014)
Tình Cha Thương Yêu Con Vô Bờ Bến (2/26/2014)
Tất Cả Đều Là Vô Thường. (2/25/2014)
Tin/Bài khác
Thuật Giảng Thuyết --- Bức Thư Của Một Tân Lm Gửi Cho Cha Quan Thầy. (1/10/2014)
Quà Giáng Sinh (12/18/2013)
Đôi Khi Trong Lúc Cố Gắng Làm Tổn Thương Người Khác, Chúng Ta Chỉ Làm Tổn Thương Chính Mình Mà Thôi. (12/12/2013)
Bài Học Đầu Tiên Của Đời Người (12/11/2013)
Câu Chuyện Về Hai Cái Bị Của Người Đời! (12/11/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768