MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đức mẹ việt nam
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lên Phố Núi Cao. Đến Với Đức Mẹ “măng Đen”
Thứ Ba, Ngày 21 tháng 1-2014

Lên  Phố  Núi  Cao. Đến  với Đức  Mẹ “Măng Đen”
(Mẹ của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên)

“Khi đất nuớc thanh bình, tôi sẽ đi thăm…” từ lâu tôi vẫn ao uớc đuợc đến viếng các nơi linh thiêng của Đức Mẹ trên đất nuớc Việt Nam. Trong chuyến hành huơng vừa rồi với nhóm Chiêm niệm (Đức cha MTLuơng), chúng tôi đã đi từ bắc vào nam và viếng tất cả linh địa của Đức Mẹ: Đức Mẹ La Vang, Trà Kiệu, Tà Pao, Bãi Dâu, và lần này tôi đuợc viếng thêm Đức Mẹ La Mã Bến Tre, lòng tôi tạm thỏa nguyện.

Nhân chuyến hành huơng này đuợc dịp đi qua các giáo phận từ Hà nội, Bùi Chu, Bắc Ninh, Huế, Đà Nẳng, Phan Thiết , Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Hà tiên…Đồng Nai, Đồng tháp…và Kon Tum, đi tới đâu tôi cũng thấy giáo dân Việt Nam có lòng yêu mến và sùng kính Đức Mẹ đặc biệt . Ảnh hay tuợng Đức Mẹ trong nhà thờ luôn luôn đuợc đặt ở phía sau cung thánh hay những vị trí đẹp và trang trọng nhất. Để đáp lại Đức Mẹ cũng rất ưu ái với con dân Việt Nam cách riêng, Mẹ linh thiêng hiện ra nơi này, nơi khác để phù hộ giúp đỡ mọi nguời. Tôi nhớ có lần nghe một cha giảng phòng DCCT đã nói: “Tại sao ta cứ đi tìm hành huơng Đức Mẹ ở những nơi xa xôi tận nuớc ngòai (Lộ đức, Fatima và sau này là Medjugorie, Guadalupe…) cho tốn kém, mà không tìm đến viếng những linh địa Đức Mẹ ngay trên quê huơng Việt Nam của chúng ta…” Tôi hòan tòan tán đồng ý kiến này nên từ lâu tôi đã nhiều lần tìm đến viếng các linh địa Đức Mẹ ở Việt Nam, nhưng tôi nhớ trong một lần họp truớc khi đi hành huơng, đức cha MTLuơng có nhắc tới Đức Mẹ Măng Đen, một cái tên khá xa lạ với tôi,và ngài cho biết Đức Mẹ rất thiêng nhưng vì đuờng đi khó khăn, cách trở nên không thể xếp vào chuơng trình hành huơng kỳ này được…Tôi thấy tiếc, vì tâm tôi chưa đuợc thỏa nguyện hòan tòan về uớc nguyện của mình. Rồi thời gian trôi qua, tôi quên dần ý tuởng này…

Vì phải chờ đợi để theo đòan công tác từ thiện của hội “Bạn nguời nghèo” từ Mỹ về, nên tôi có “ngày rộng tháng dài”. Một hôm tôi chợt nhớ ra cần đi thăm một chị bạn ở Kon Tum. Truớc đây chị làm việc ở Saigòn, nhưng bất ngờ bị tai biến mạch máu nảo (mini), bị liệt ½ nguời, nên sau một thời gian chửa trị, chị phải lui về quê ở Kon tum để sống với mẹ và các em gái. Thật không ngờ một con nguời năng nổ họat động từ trong giáo xứ cho tới ngòai xả hội, mà bây giờ phải trói mình một chỗ, từng buớc đi, từng cử động đều cần đến sự giúp đỡ của nguời khác…Quả là đôi khi thật khó khăn khi nói lời “Xin Vâng” ! Sau này chị mời tôi về thăm quê chị mấy lần, tôi gật đầu vì biết chị đang cần một tình bạn nâng đở, xẻ chia…nhưng vì xa xôi cách trở, vì thời gian eo hẹp tôi vẫn chưa có dịp để đi thăm chị. Lần này khi tôi email báo tin sẽ lên thăm, chị mừng rỡ nhờ cô em đặt vé xe giuờng nằm dùm tôi. Lúc tôi điện thọai nói chuyện với chị, nghe chị bảo: “Lên chơi lâu lâu một chút để tìm cách đi viếng Đức Mẹ Măng đen…” Tôi chợt nhớ ra
uớc nguyện của mình truớc đây, nên quyết định lên sớm hơn 1 ngày. Tôi nghĩ chắc Đức Mẹ đã thấu rõ lòng uớc ao từ lâu của tôi, nên qua chuyến viếng thăm tình nghĩa với chị bạn Mẹ sẽ dẫn tôi đến với Đức Mẹ Măng đen. Mặc dù cho tới lúc lên đuờng, tôi và chị A vẫn chưa nghĩ ra cách nào để tôi có thể đến với Đức Mẹ Măng đen,ở thành phố Kon-Plong đồi núi, cách Kon tum hơn 60 km về phía bắc. Nhưng sao tôi vẫn tin rồi Đức Mẹ sẽ có cách đưa tôi đến Măng đen

Lần đầu tiên tôi lên Tây Nguyên,tuy là đi xe giuờng nằm, nhưng đuờng đi quá xấu, ổ trâu, ổ bò tùm lum tha hồ mà tưng lắc, lách qua lách lại khiến tôi nhớ tới câu trong phúc âm : “Ma quỷ sẽ sàng chúng con như sàng gạo”…Đến Kon Tum em chị A đón tôi về nhà, A đã vui vẻ đứng chờ sẳn ở cửa đón tôi, A tuy ốm hơn truớc nhiều, nhưng điều đáng mừng là A có thể “tập tễnh” đi một mình, tuy còn yếu nhưng không phải nuơng tựa vào bất cứ vật dụng nào để buớc đi, đó là nhờ chị luyện tập kiên trì mỗi ngày. Chúng tôi hàn huyên nói chuyện khỏang duới ½ giờ vì nói lâu A sẽ bị mệt…

Nhà A ở con đuờng ngay phía truớc nhà thờ gổ,( mới kỷ niệm 100 năm thành lập), một công trình kiến trúc đặc biệt theo lối Tây Nguyên nên ngay chiều hôm đó tôi có thể sang thăm Nhà thờ gổ, với cây Nêu sặc sỡ theo lối Tây Nguyên dựng ngay truớc sân nhà thờ.Tôi theo chân một nhóm du khách Pháp vào phía bên trong nhà thờ, cách trang trí bên trong cũng mang đậm nét Tây Nguyên,: từ những rèm che, màn phủ đều có nét “sắc tộc” tôi nhìn thấy những bảng xuớng kinh bằng chữ dân tộc.Các khung kính màu chung quanh nhà thờ với các hình ảnh trong phúc âm thật đẹp và rõ nét, đặc biệt là có thể nhìn thấy đuợc cả 2 phía bên trong, bên ngòai.

Sáng hôm sau, A nhờ anh T, bạn thân thời trung học, thay A huớng dẫn tôi đi thăm Pleiku cho biết! Anh T sau khi vợ mất về làm việc với các Frère và ở luôn trong truờng (gần Pleiku) nên anh rất rành về phố núi này. May là lúc này truờng nghỉ tết sớm, nên anh rãnh rỗi ghé thăm A, khi nghe A kể có chị bạn ở Saigòn ra thăm, nhưng không có ai huớng dẫn đi chơi, anh vui vẻ nhận lời giúp đỡ.

Khi bắt đầu lên đuờng đi Pleiku, tôi nhờ anh T chở ra chỗ công ty du lịch để hỏi thăm vé đi Măng đen, không ngờ anh sốt sắng đề nghị: “Tôi sẽ chở chị đi Măng đen, ngày nào chị muốn, không cần phải hỏi thăm vé làm gì! vì chưa chắc đã có chuyến đi Măng đen…” Ôi! “đuợc lời như cởi tấm lòng”, tôi mừng rỡ nhận lời liền,và quyết định ngày mai sẽ đi Măng đen! Thật đúng như tôi đã tin tuởng Đức Mẹ sẽ có cách đưa tôi đến Măng đen.

Chuyến đi Pleiku hôm đó tôi biết thêm đuợc nhiều điều thú vị…Dọc đuờng đi anh T cho biết đây là quốc lộ 14, tháng 3/75 là con đuờng máu và nuớc mắt  khi các binh sĩ, đơn vị quân đội và biết bao đồng bào đã chen chúc nhau trên con đuờng này trong chiến dịch rút khỏi Tây Nguyên (từ Kon tum – Pleiku – Phú bổn – Tuy hòa – Nha Trang)…Lời nhắc nhở của anh khiến tôi nhớ lại những hình ảnh hỗn lọan chết chóc đau thuơng của những ngày tháng 4 xa xưa ấy, mà 1 hình ảnh vẫn ghi đậm trong ký ức của tôi là hình ảnh một anh lính chiến, tuy đã chết, vẫn ngồi bất động, tay cầm súng trong tư thế chiến  đấu cạnh bên một cây cầu trên xa lộ Biên hòa. Mong rằng “ Một thời điêu linh, một cơn họan nạn” đã thực sự trôi qua, để dân nuớc tôi có thể biến “niềm đau thành nụ cuời”.

Truớc khi tới Pleiku, chúng tôi ghé thăm Biển Hồ, ngày xưa nó là miệng núi lửa, nên hồ không có đáy. Do đó nếu ai rơi xuống hoặc tự tử thì sẽ không thể nào tìm đuợc xác.! Ngắm sự phẳng lặng và bình yên của mặt hồ hôm nay, có ai ngờ đuợc ngày xưa cũng chính nơi này là miệng núi lửa, phun trào từng luồng nham thạch nóng bỏng chết nguời. Hai hình ảnh đối lập nhau cùng xảy ra ở một nơi chốn. Thật đúng “đời là vô thuờng”, tôi lại nhớ đến lời Chúa: “Tất cả mọi sự trên thế gian đều qua đi, chỉ có lời Ta là tồn tại mãi mãi”. Từ ngỏ rẽ vào Biển Hồ đến thành phố Pleiku là 7 km, phố xá hai bên đuờng tấp nập nhà cửa xây cất trù phú nhất là đọan vào gần trung tâm thành phố. Từ lâu tôi vẫn biết Pleiku qua bài hát nổi tiếng của Phạm Duy (phổ thơ Vũ Hữu Định)

“Phố núi cao, phố núi trời gần
Phố xá không xa, nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ…”

Hình ảnh này nay đã trở thành dĩ vảng, vì bây giờ Pleiku hòan tòan khác hẳn, nhiều tòa nhà cao ốc, siêu thị, nhiều con đuờng lớn rộng trãi dài khắp nơi, có cả một bịnh viện lớn quốc tế của Hòang Anh Gia Lai ( một công ty giàu có nổi tiếng mà chủ nhân của nó phải dùng trực thăng để làm phuơng tiện đi lại). Khi đến gần trung tâm thành phố, tôi buồn khi nhìn thấy một ngôi thánh đuờng to lớn có cây thánh giá trên cao, sau 75 đã bị chiếm và biến thành nhà văn hóa thiếu nhi.cho tới ngày nay. Tình trạng sau 75 nhiều cơ sở tôn giáo bị chiếm hay muợn tạm rất nhiều. Tình hình này xảy ra khắp nơi trong nuớc, nhưng việc trả lại thì nhỏ giọt và tùy theo lòng “từ tâm” của chính quyền sở tại dù đó là điều bất hợp pháp khi Việt Nam đã gia nhập Công pháp Quốc tế.!?

Trên đuờng về chúng tôi ghé thăm khu du lịch sinh thái “Đồng Xanh” với nhiều hình ảnh về nhà Rông và về chiêng cồng của Văn Hóa Tây Nguyên  mà ngày nay đã đuợc UNESCO công nhận là di sản Văn Hóa của Thế Giới, Nơi tôi thích nhất là khu vuờn với nhiều bức tuợng gổ nguời Tây Nguyên từ tuợng ngồi u sầu truớc nhà mồ, tới tuợng những bà mẹ địu con trên lưng,rồi tuợng các chàng trai cô gái giả gạo, tuợng các con thú của núi rừng Tây Nguyên với các nhà sàn, nhà Rông tiêu biểu cho Tây Nguyên. Lên đây tôi bỗng nhiên trở thành “Hai Lúa” khi thấy cái gì cũng lạ, cũng muốn chụp hình…

Chiều về, tôi kể cho A nghe sáng mai tôi đi Măng Đen, A cuời nói;

_ Đúng là Đức Mẹ thu xếp cho chị, T lâu lắm rồi bặt tin, bỗng nhiên xuất hiện đúng lúc mình đang cần, nhưng em chỉ dám nhờ vụ đi Kon Tum, vì T ở gần thành phố đó nên rành. Còn vụ Măng Đen em đang thăm dò nhưng chỉ biết chỗ công ty du lịch, mà em chỉ chị tới hỏi thăm may ra có…

_ Đây không phải là lần đầu tiên đâu! Tôi nghiệm rất nhiều lần trong đời, khi tôi thành tâm cầu khấn việc gì tốt lành, Đức Mẹ đều ra tay thu xếp, đôi khì còn tốt hơn cả điều mình mong muốn !

Sáng hôm sau, A nhắc tôi chuẩn bị kỹ luỡng vì trên đó là vùng đồi núi nên rất lạnh. Tôi mặc áo ấm, ngòai khóac thêm chiếc áo Jacket dày có mũ che đầu, khăn len dày quấn cổ. Bên ngòai đội thêm cái nón có khăn che cổ và cả mặt, chỉ còn chừa 2 con mắt để mang kính mát. Khi cài dùm dây nón bảo hiễm, đội ngòai cùng, em gái A cuời bảo:

- Bây giờ trông chị “kín mít” giống mấy bà Hồi giáo (Bin Ladin) đi khủng bố, không ai nhận diện nỗi!

- Đâu cần ai “nhận diện”, chỉ cần Đức Mẹ “nhận diện” là đủ rồi! Tôi sẽ cầu nguyện theo ý nguyện của mỗi nguời trong nhà

- Chị chưa cần cầu nguyện, từ hôm có chị ra, chị A em vui vẻ cuời nói nhiều hơn là em đủ thấy vui rồi!

Sau khi máng thêm túi đồ ăn (bắp luộc, chuối) vào xe, phòng hờ khi hữu sự, chúng tôi lên đuờng sớm. Đuờng đi hôm nay tốt hơn hôm qua đi Pleiku, hai bên đuờng là những buôn làng nguời dân tộc, gió thổi ù ù bên tai như tiếng đàn thiên nhiên của rừng núi đại ngàn. Tôi thích nhất là khi đi ngang những khu đồi núi hoang vu, nhìn những cụm lau sậy cao, trắng nuốt, uốn theo chiều gió lung lay!

Những bông sậy long đong rời ra, rồi tình cờ kết lại thành chùm xoay tròn là là trên mặt đất, khiến tôi chợt nhớ tới đọan văn của Nguyễn Ngọc Tư viết về nó:

“…thấy buồn, chúng nhỏ nhoi đến mắt thuờng nhìn còn khó, mà biết tìm kiếm và quấn quit thuơng nhau, mà mấy bạn mình cũng long đong xứ khác lại không thèm ngó mặt mình, mà chính mình cũng đang muốn tránh xa nguời?!

…Tha thiết sống, bất chấp yêu ghét, lau sậy cũng trổ bông. Bông cũng không níu kéo bất cứ cái nhìn nào…Bông lau sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. Duờng như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa…lúc đẹp là lúc mất. Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp?”

Đang chạy, tôi bỗng thấy nổi lên hình ảnh một ngôi thánh đuờng uy nghi quá đẹp, nhất là kiểu dáng nhà Rông ngay ở mặt truớc nhà thờ, chúng tôi bèn dừng lại ghé thăm. Đó là giáo xứ KON XƠMLUH, ngôi nhà thờ cao rộng, hai cánh cửa gổ to vào nhà thờ, đuợc khắc bảng 8 mối Phúc thật bằng hai thứ tiếng Việt và Tây Nguyên, mỗi thứ tiếng ở mỗi bên cánh cửa gổ, Nhà thờ không mở cửa nên không vào đuợc bên trong, chung quanh nhà thờ đất rộng mênh mông.

Tôi hỏi thăm, anh T cho biết đuờng lên Măng đen còn xa, mới đi đụơc ¼ đuờng, sẳn dịp ngừng xe, tôi muốn đi toilet cho chắc ăn, vì sáng truớc khi đi uống nuớc hơi nhiều, nhưng đi vòng quanh nhà thờ tìm hòai chẳng thấy. May quá có 3 chị nguời thuợng địu con sau lưng đang đi tới, tôi bèn hỏi thăm:

- Làm ơn chỉ dùm chỗ đi toilet.

Tôi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần chữ toilet, cuối cùng họ cũng hiểu! Một chị hỏi lại tôi :

- Mắc cái lớn hay cái nhỏ?

Tôi chợt hiểu và trả lời ngay : “Cái nhỏ”.

Họ cuời và đưa tay chỉ bao quát chung quanh : “Cái nhỏ thì mênh mông chổ nào chẳng đuợc” rồi bỏ đi. Thì ra cuộc sống họ thật đơn sơ, chẳng nhiêu khê như những nguời “văn minh”phố thị chúng ta

Rời huyện Kơn Rẫy, chúng tôi bắt đầu đi vào huyện kon Plong, càng lên cao, gió càng lạnh. Nhìn cảnh núi liền núi bên đuờng đi, tôi mới cảm nghiệm hết đuợc hình ảnh “Rừng núi dang tay” trong một bài hát của TCS. Có đọan, các công nhân đang khai thác núi đất đỏ, nhờ vậy tôi mới khám phá ra có 2 lọai núi : núi đá và núi đất. Từ truớc tới nay tôi cứ nghĩ hễ núi thì phải là núi đá, đúng là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Trước khi lên đến Đức Mẹ Măng đen, chúng tôi phải vuợt qua đèo Măng đen ngoằn ngoèo, cong queo dài hơn 10 km. Càng lên cao, tôi càng thấm cái lạnh của “gió núi”, lạnh run thấu xuơng, mặc dù tôi đã “bọc” mấy lớp rất kỹ, hai bàn tay tôi cóng lại muốn hóa đá, vì ỷ y không mang theo bao tay. Hết đọan đèo, kìa xa xa hình dáng Đức Mẹ nhỏ xíu đã hiện ra trên ngọn đồi giữa rừng thông lộng gió, với đại ngàn mênh mông chung quanh

Lịch sử Đức Mẹ Măng Đen

Măng đen, tên một làng dân tộc bình thuờng như bao làng dân tộc khác của núi rừng Tây Nguyên. Nó nằm trên đỉnh Truờng Sơn, giao điểm giữa Truờng Sơn Đông và Trường Sơn Tây, vị trí cao hơn mặt nuớc biển 1200m

Vào năm 1971 Linh Mục tuyên úy Giuse Phạm minh Công đuợc giao nhiệm vụ chăm sóc đời sống tinh thần cho quân nhân tiền đồn Măng đen Thời đó Măng đen là vùng chiến sự ác liệt, mọi nguời luôn ở trong tình trạng căng thẳng giữa cái sống và cái chết! Có một cha bạn tặng cho cha Công một bức tuợng đức Mẹ Fatima cao hơn 1m, cha Công nghĩ các quân nhân nơi đây cần một nơi cầu nguyện để nâng đỡ tinh thần trong lúc nguy nan khốn khó, nên quyết định dựng tuợng Đức Mẹ tại đây. Thế là các quân nhân bèn đi tìm và nhặt những hòn đá to và đẹp nhất về làm bệ và dựng lên tuợng đài Đức Mẹ để làm chỗ cầu nguyện và nuơng tựa cho đời sống tâm linh

1974 chiến tranh càng lúc càng ác liệt, các quân nhân đuọc lệnh rút đi, rồi sau biến cố 1975 tuợng đài Đức Mẹ bị lãng quên, mọi nguời tuởng, tuợng đài đã bị hủy họai theo chiến tranh. Nhưng không, Mẹ vẫn đứng đó thầm lặng chờ đợi một ngày đòan con sẽ trở về bên Mẹ

1987 Măng đen hồi sinh do những nguời từ miền bắc vào khai khẩn lập khu kinh tế mới. Một lần đi khai rẫy, chị Huơng (ngọai đạo, quê ở Hà Tĩnh) đã phát hiện ra tuợng Mẹ vẫn còn nguyên vẹn. Sau đó thỉnh thỏang chị vẫn ghé thăm tuợng đài, làm cỏ chung quanh… Đến năm 2002 một lần ghé thăm, chị ngạc nhiên khi thấy Đức Mẹ bị mất đầu và mất cả hai tay. Thật là đau xót khi Mẹ đứng đó trong thinh lặng, không làm tổn hại ai, nguợc lại còn phù giúp những ai đến khấn xin cùng Mẹ, nhưng vẫn bị nguời ta cam tâm xúc phạm và phá họai.

Năm 2002 huyện Kon Plong đuợc thành lập, nguời ta muốn mở đuờng và nới rộng quốc lộ 24 nối liền với Mộ Đức –Quảng Ngãi. Khi 3 xe ủi đất tiến lên san bằng khu đồi để mở đuờng thì bỗng nhiên tất cả 3 xe đều bị khựng lại, không thể nhúc nhích, dù đã thử đi thử lại nhiều lần. Họ liền xuống xe đi lên phía truớc để tìm hiểu thì khám phá ra tuợng đài Mẹ, họ liền báo cáo với cấp trên. Sau đó khi biết rằng không có cách gì có thể san bằng khu tuợng đài Đức Mẹ đuợc, họ bèn phải thay đổi bản vẽ, để làm đuờng cong tránh khu tuợng đài.

Năm 2005 anh Lê văn Hòang, một công nhân Công Giáo làm việc cho nông truờng, cùng hai nguời bạn khi biết tin về tình trạng “khiếm khuyết” của tuợng Mẹ, bèn xin xi măng và cát để đắp lại đầu và 2 bàn tay Đức Mẹ…(nhưng sau này 2 bàn tay lại bị đập phá một lần nữa).Sau khi “tôn tạo” lại tuợng Đức Mẹ, 3 anh đã bị công an bắt tạm giam 3 ngày vì “dám làm một việc chưa đuợc cho phép”, rồi thời gian tiếp theo họ thuờng xuyên bị công an mời lên điều tra, hạch hỏi làm khó dễ, nên các anh phải rút về quê để đuợc yên ổn làm ăn. Guơng mặt Đức Mẹ do anh tạo ra, không đẹp như những guơng mặt Đức Mẹ xinh đẹp ở các trung tâm hành huơng khác. Có lẽ ý Mẹ muốn muợn tay 1 nguời thợ không chuyên phục chế guơng mặt Mẹ, một guơng mặt sầu bi, mà nhiều nguời cho rằng mang đầy nét đau khổ chịu đựng của nguời phụ nữ Việt Nam trãi dài qua bao năm tháng từ thời chiến tới thời bình.Mẹ là Mẹ của những nguời đau khổ khốn cùng, trái tim Mẹ luôn mở ra để ôm ấp những ai sầu khổ chạy đến với Mẹ:

“Trái tim cho ta nơi về nuơng náu

Đuợc quên rất nhiều ngày tháng ưu phiền”

Từ đó tiếng đồn Đức Mẹ linh thiêng lan tỏa ra khắp nơi, mọi nguời không phân biệt Kinh - Thuợng và Luơng - Giáo kéo đến khấn xin cùng Đức Mẹ, và đuợc Đức Mẹ linh thiêng nhậm lời nhất là với những nguời ngọai đạo và nghèo khổ

Năm 2007 Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum và hơn 2000 nguời (Kinh – Thuợng) từ các nơi xa xôi ( Gia Lai, Nha Trang, Xuân lộc…) cùng hành huơng đến viếng Đức Mẹ và chính thức thành lập Trung Tâm Hành Huơng Đức Mẹ Măng Đen. Từ đó hằng năm, sau 8/12 lễ Đúc Mẹ hồn xác lên trời, ngày 9/12 là cuộc hẹn hằng năm mọi nguời cùng hành huơng tìm về kính viếng Đức Mẹ Măng Đen

Năm 2008 Sứ thần Tòa Thánh đến viếng Đức Mẹ Măng Đen, ngài nhắc nhở mọi nguời: “Tuợng đức Mẹ thiếu bàn tay, ý Đức Mẹ muốn chúng ta là bàn tay nối dài của Đức Mẹ để giúp đỡ những nguời khốn khó, bị bỏ rơi “Hãy cho Mẹ muợn đôi tay” để nâng đỡ những nguời sắc tộc, những nguời tật nguyền đau khổ chung quanh ta…”

Sau cuộc viếng thăm và hội ý với Sứ thần Tòa Thánh, Tòa Giám Mục Kon Tum quyết định từ nay chọn ngày kính Đức Mẹ Sầu bi ( 15/9) để làm ngày hành huơng hằng năm đến kính viếng Đức Mẹ và đặt tên là “Trung Tâm Hành Huơng Mẹ Sầu Bi Măng đen”…
                                                  ------ 0 ------
Leo lên đến nơi tuợng đài Đức Mẹ, điều đầu tiên đập mắt tôi là hằng mấy trăm ghế đá “Tạ Ơn” la liệt chung quanh tuợng đài Đức Mẹ (nên nhớ đây là nơi núi đồi cao, nhiều xa xôi cách trở, do đó mang đuợc chiếc ghế đá nặng lên tận nơi đây, không phải là điều dễ dàng như ở vùng xuôi). Còn những bảng đá “Tạ Ơn” khắc cả tên vợ,chồng thì nhiều vô số không thể nào đếm hết! Nghe nói phần lớn từ những nguời ngọai đạo, đã có lòng tin tuởng khấn xin Mẹ giúp đỡ trong cơn ngặt nghèo, khốn khó.Tất cả những điều này nói lên sự linh thiêng của Đức Mẹ biết là duờng nào!

Mẹ vẫn đứng đó nhỏ bé, khiêm cung giữa vô số những chậu hoa tuơi đủ loại, với sắc vàng tuơi thắm, mà mọi nguời mang lên đây đặt chung quanh để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Tôi đọc đuợc bài thơ dài khắc chữ vàng nổi trên một bảng đá đen to, dựng bên hàng rào:

“Con vừa ở duới xuôi lên,
Rét run chờ nhóm lửa đêm ngủ rừng
Nghẹn ngào đôi mắt rưng rưng
Lệ vui hay giọt lệ mừng, lệ thuơng…

Mẹ về ngự giũa mênh mông
Âm vang rừng núi tiếng cồng, tiếng chiêng
Lạy ơn Đức Mẹ Măng Đen
Mẹ là Mẹ của Tây Nguyên Đại Ngàn…”

Lời thơ đọc lên lúc này nghe sao hợp cảnh, hợp tình đến thế !

Tôi lấy từ trong giỏ ra một chậu hoa xuơng rồng, nhỏ bé xinh tuơi của một học sinh cũ vừa mới tặng tôi ngay truớc khi đi Kon tum. Tôi cất công gìn giữ mang từ Saigòn lên đây để kính dâng Đức Mẹ. Có thể chậu hoa xuơng rồng này sẽ phù hợp với khí hậu đại ngàn Tây Nguyên và tồn tại đuợc lâu hơn những lọai hoa tuơi khác. Tuy là ngày thuờng, nhưng vẫn liên tục có khách hành huơng từ các nơi xa đến kính viếng Đức Mẹ, thắp nhang, đọc kinh, cầu nguyện

“Măng đen là đâu? mà bao đôi mắt dõi tìm
Vì Mẹ ở đó, thầm ủi an ai đó khổ đau lầm than…”

Sau  khi đọc kinh, khấn nguyện, tôi đến một căn lều nhỏ gần đó để mua một số dĩa VCD về Đức Mẹ Măng Đen, và CD thánh ca. Nhân cơ hội đó, hỏi thăm bà bán hàng về lịch sử Đức Mẹ Măng đen vì bà là cư dân địa phuơng ở đây…

Trên đuờng về, tôi quan sát thấy Măng đen có nhiều biệt thự xinh xắn, nhiều hotel, nhà hàng để phục vụ cho khu du lịch sinh thái ( có cả bảng ghi lại nghị đinh của thủ tuớng chính phủ ký thành lập khu du lịch sinh thái Măng đen), vì nơi đây đuợc xem là Đà Lạt thứ hai. Nhưng tôi thấy không khí vắng vẽ, còn nhiều ngôi nhà, biệt thự xây dỡ dang hoặc bỏ trống…Có lẽ tất cả sẽ trôi vào quên lãng, nếu không có sự hiện diện của Đức Mẹ, dù con nguời đã bỏ hết công sức đầu tư vào nó. Có thể vì ý thức đuợc điều này nên năm 2013 chính quyền đã đồng ý cấp 10 hecta  rừng để giáo phận Kon Tum xây dựng “Trung Tâm Hành Huơng Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen”. Đức Giám Mục Hòang Đức Oanh đang cần sự hổ trợ của mọi nguời ở mọi nơi để có thể tiến hành xây dựng công trình lớn này. Một công trình tôn vinh Đức Mẹ đứng vững giữa đại ngàn Tây Nguyên, dù găp bao nhiêu gian nguy, hiểm độc, để tiếp tục phù trì đòan con cái Mẹ

Nghe nói khu du lịch sinh thái ở đây rất đẹp, nguời ta mang về trồng những lọai hoa đặc trưng của Đà Lạt, vì khí hậu cũng tuong tự, nên chúng tôi ghé vào thăm cho biết, và quả là lời đồn không sai! Vừa mới quanh vào vùng hồ Dak Long, tôi đã bị hớp hồn vì những cây Mimosa to, hoa vàng rực cả một khung trời, mà truớc đây tôi nghĩ nó chỉ có ở Đà Lạt. Dọc theo bờ hồ là những cây hoa Đào màu hồng phấn tỏa nét đẹp nhẹ nhàng, duyên dáng soi mình bên hồ nuớc trong veo, tạo cho ngừời ngắm một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng trong một không gian thiên nhiên tuơi mát:

“Bình yên để đóa hoa ra chào
Bình yên không ngờ
Lòng ta se sẻ hát câu Bình yên”

Đi một vòng quanh hồ Dak Long, khi trở ra huớng khác, tôi sững sờ thấy truớc mặt một nhà sàn cao là một cây hoa Đào nở rực đỏ một màu hồng xác pháo tưng bừng. Ôi chao! Vẻ đẹp huy hòang của nó khiến tôi cầm lòng không đặng, phải xuống xe để chụp hình. Vì truớc đó tôi đã “bao bọc” nhiều lớp cẩn thận để tránh lạnh trên đuờng về, nên rất ngại ngần khi phải “cởi tháo” nó ra! Đúng là vẻ đẹp thiên nhiên có sức thu hút mạnh mẽ tuyệt vời, thật là “kỳ công của tạo hóa”. Tạ ơn Chúa vì đồi nuơng, núi rừng đẹp xinh, vì những bông hoa tuơi thắm rực rỡ sắc màu mà con đuợc chiêm nguỡng hôm nay!

Về tới Kon Tum, sau khi ăn trưa anh T đề nghị đưa tôi đi thăm Cầu Treo của Kon tum, sau đó đi thăm một “buôn” nguời Thuợng gần đó cho biết !Thật là hiếm hoi khi có một “thiện nguyện viên” nhiệt tình và hăng hái như anh T, Chúa sẽ trả công cho anh.!

Đuờng vào “buôn” nhỏ cũng có những căn nhà sàn xinh đẹp chắc chắn và cũng có những nhà sàn xiêu vẹo sắp đổ, nhưng họ vẫn sống thanh bình với nhau. Đặc biệt là trên con đuờng nhỏ chạy giữa làng, tôi thấy trẻ con chạy chơi với đàn gà mẹ lẫn gà con cùng các con chó, và lạ là cả những chú heo mọi cũng lon ton chạy khắp xóm. Tôi thắc mắc là sao họ để những chú heo mọi chạy lung tung khắp nơi mà không sợ bị mất? - Vì dân trong làng sống rất trung thực, không ai lấy của ai bao giờ. Nhà của họ không cần đóng cửa

Bên đuờng có con heo mẹ đang nằm cho một bầy 10 con heo con bú. Tôi phải dừng lại xuống xe chụp hình, heo mẹ bèn đủng đỉnh đứng dậy, đàn heo con lúp xúp chạy theo và rồi mẹ con thong thả dắt nhau đi dạo xóm. Nghe kể có nhà nuôi heo nái thả rông, tới kỳ sinh nở heo mẹ ủi vô bụi lang nào đó sinh 10 heo con, rồi  nuôi con lớn.Sau phải có nguời đi tìm, chủ mới tới mang cả đàn heo mẹ lẫn con về!

Nguợc lại ở phố thị “hở ra là mất” thậm chí còn bị giật cả trên tay. Như vậy không biết lối sống “văn minh tình nguời” của hai nền văn hóa quá khác biệt như TCSơn đã mô tả qua bài “Tình khúc Ơ Bai”;

“Tôi đi bằng nhịp điệu 1,2,3,4,5
Em đi bằng nhịp điệu 6,7,8,9,10
Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu không giống nhau
Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu sao khác màu?...”

Thử hỏi “nhịp điệu” lối sống “tử tế tình nguời” bên nào cao hơn bên nào???

Cuối cùng truớc khi về nhà, anh T đưa tôi ghé thăm Tòa Giám Mục Kon Tum, Vào đến sân là biết tòa giám mục của vùng Tây Nguyên, hình ảnh những chiếc gùi, những bình nuớc, nhà sàn, chiêng cồng..và cả con trâu rừng nằm bên vũng nuớc …hiện điện đây đó trong sân trông rất mỹ thuật. Nhưng đặc biệt hơn hết vẫn là “Đức Mẹ Sơn nữ” trông thật duyên dáng đứng ngay truớc sân, nơi trang trọng nhất của Tòa giám mục. Mẹ mặc bộ váy của nàng sơn nữ, trán thắt dây tua, vai đeo gùi, tay bồng Chúa Jesu, cũng mặc áo em bé sắc tộc..Đúng là nền Văn hóa Kitô hôm nay là nền văn hóa hội nhập và tan chảy trong nền văn hóa các dân tộc. Tôi chắp tay cầu nguyện truớc Đức Mẹ sơn nữ, có chút bở ngở vì mới gặp lần đầu, nhưng Mẹ vẫn là Mẹ Maria của chúng con;

“Xin cám ơn Mẹ đã cho con một ngày hành huơng tràn đầy viên mãn, đuợc biết thêm về Mẹ với nhiều hình ảnh khác nhau! Đặc biệt cám ơn Mẹ đã dẫn đưa con tới chốn này, gặp đuợc nguời tử tế giúp đỡ con trong chuyến hành huơng tìm về với Mẹ Măng Đen hôm nay. Hình ảnh Mẹ Măng Đen cụt cả hai bàn tay nhắc nhở con phải luôn là “bàn tay nối dài” của Mẹ để đở nâng, giúp đỡ những ai cần đến con trong cuộc sống hằng ngày. Hình ảnh Mẹ Măng Đen kiên cuờng đứng vững, dù gặp bách hại hiểm nguy giúp con mạnh dạn dấn thân hơn mà không hề sợ sệt truớc bất kỳ áp lực nào, để con luôn một niềm cậy trông:

“Khi con an vui, con dâng lên Mẹ,
Khi con cô đơn, xin dâng về Mẹ
Đời những gian truân, Mẹ sẽ ủi an
Trong khi âu lo, xin dâng lên Mẹ
Lời yêu con dâng một niềm phó thác…”

Kết thúc chuyến hành huơng Măng Đen 1/2014

Phuợng  Vũ


Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã - Bến Tre (7/7/2015)
Đường Đến Nhà Thờ La Mã.flv (7/7/2015)
Ảnh Mẹ Thất Lạc, Tìm Thấy Và Lộ Hình Lần 2 (7/7/2015)
Nhà Thờ La Mã - Bến Tre (7/7/2015)
Mẹ Của Lòng Thương Xót (2/10/2014)
Tin/Bài khác
Đức Mẹ La Vang-mẹ Việt Nam (9/5/2013)
Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, Kontum, Việt Nam (5/20/2013)
Thông Báo Đại Lễ Tạ Ơn 62 Năm Mẹ Hiện Diện Cách Đặc Biệt Tại La Mã – Bến Tre (9/19/2012)
Cầu Mẹ Giang Sơn (7/31/2012)
Đền Thánh Đức Mẹ Lữ Hành Tam Kỳ (7/22/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768