CÁC ĐẠI CHỦNG VIỆN TẠI VIỆT NAM
Chủng viện: (tiếng Latinh seminarium = vườn ươm, do từ semen = hạt giống) là nơi đào tạo chủng sinh hay tu sĩ để trở thành linh mục. Ngày 15-7-1563, Công đồng Trent đã chỉ thị thành lập trong mỗi giáo phận một chủng viện. Chủng viện thường chú trọng đào tạo chủng sinh về 4 lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ. (Humanity - Intellectual - Spiritual & Pastoral Fields)(x. Tông huấn Pastores dabo vobis của ĐTC Gioan Phaolô II, 1992).
Người ta phân biệt đại chủng viện và tiểu chủng viện. Đại chủng viện là chủng viện thật sự để đào tạo các ứng viên linh mục về triết học và thần học trong thời gian từ 6-8 năm. Tiểu chủng viện thường là một trường trung học cấp II và cấp III dành cho các học sinh nội trú (tiểu chủng sinh) chuẩn bị bước vào đại chủng viện. Trước năm 1957, các giáo phận ở miền Bắc và trước năm 1975, các giáo phận ở miền Trung và miền Nam Việt Nam đều có các tiểu chủng viện. Sau đó hình thức này không còn thích hợp và được thay thế bằng chế độ ứng sinh dự tu vào chủng viện. Các ứng sinh này ở gia đình, theo học văn hoá ở các trường đại học và mỗi tháng tập trung một vài ngày để được đào tạo về tu đức trước khi thật sự được tuyển vào đại chủng viện. Thời gian đạo tạo có thể bắt đầu từ năm thứ nhất Đại Học tiếp tục cho đến khi xong Đại Học. Thời gian ở trong giai đoạn này các em được gọi là dự tu. Theo chương trình đào tạo của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, các em trong thời kỳ này được tập trung theo từng nhóm và có một linh mục được gọi là Cha Đồng Hành cùng sống với các em. Cũng theo chương trình đào tạo ở Đại Chủng Viện Thánh Gius Xuân Lộc, sau khi tốt nghiệp Đại Học, các em sẽ được tạp trung lại để được huấn luyên những môn tu đức , nhân bản, ngoại ngữ... và tập đời sống cộng đồng khoảng hai năm trước khi lên năm triết thứ nhất ở Đại Chủng Viện.
Chủng viện có nhiều loại tuỳ theo nó được thành lập do cấp nào và đặt dưới thẩm quyền của ai. Ta thấy có chủng viện của giáo phận, liên giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền và Toà Thánh. Sắc lệnh Optatam totius của Công đồng Vatican II năm 1965 đề cập rộng rãi về chương trình huấn luyện chủng sinh và việc điều hành chủng viện. Tông hiến Sapientia Christiana năm 1979 của ĐTC Gioan Phaolô II nói về các đại học và phân khoa của Hội Thánh.
Trước đây Giáo hoàng Học viện Piô X ở Đà Lạt là một chủng viện cấp giáo miền vì thu nhận các chủng sinh của các giáo phận ở Việt Nam, Lào, Cambodia và một số nước vùng Đông Nam Á. Chủng viện này được thành lập năm 1958, trực thuộc Toà Thánh và do các linh mục dòng Tên, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, điều hành và giảng dạy. Học viện này đã cấp nhiều bằng cử nhân Thần học và đã có 3 linh mục đang dọn luận án Tiến sĩ tại đây thì phải ngưng hoạt động vào năm 1976.
Giáo hội Việt Nam hiện nay có 7 chủng viện ở cấp liên giáo phận, và một Đại Chủng Viện độc lập tại giáo phận Bùi Chu, Đại Chủng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm. Những bài kế tiếp, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về mỗi chủng viện.
Như thế, hiện nay cả nước có 8 Đại Chủng Viện:
Giáo tỉnh Hà Nội:
- Đại Chủng viện St Giuse Hà Nội ( gồm 2 cơ sở: Cổ Nhuế và Nhà Chung) đào tạo linh mục cho Tổng Giáo phận Hà Nội, GP Hưng Hóa, GP Lạng Sơn, GP Phát Diệm. - Đại Chủng viện Vinh Thanh ( Nghi Lộc, Nghệ An) đào tạo linh mục cho GP Vinh và GP Thanh Hóa. - Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu ( Xuân Trường, Nam Định) mới được thành lập năm 2009 bắt đầu tuyển sinh khóa I năm 2010. Đào tạo linh mục cho GP Bùi Chu, GP Thái Bình, GP Bắc Ninh, GP Hải Phòng.
Giáo tỉnh Huế:
- Đại chủng viện Huế đào tạo linh mục cho TGP Huế, GP Kon Tum, GP Đà Nẵng. - Đại chủng viện Sao Biển ( Nha Trang) đào tạo linh mục cho GP Nha Trang, GP Ban Mê Thuột, GP Qui Nhơn.
Giáo tỉnh Sài Gòn:
- Đại chủng viện St Giuse Sài Gòn ( Tôn Đức Thắng, Q1) đào tạo Linh mục cho GP Mỹ tho, TGP TP Hồ Chí Minh, GP Phú Cường. - Đại chủng viện Xuân Lộc ( trước là cơ sở II của ĐCV St Giuse Sài Gòn nay trở thành 1 ĐCV độc lập) đào tạo linh mục cho GP Xuân Lộc, GP Bà Rịa, GP Đà Lạt, GP Phan Thiết. - Đại chủng viện Thánh Quí ( Cái Răng, Cần Thơ) đào tạo linh mục cho GP Cần Thơ, GP Long Xuyên, GP Vĩnh Long. Ngoài ra còn 1 số Chủng viện nhỏ khác như Chủng viện St Nicolas ( Phan Thiết), Chủng viện Phaolo Lê Bảo Tịnh ( Thanh Hóa), Chủng viện Thánh tâm ( Thái Bình),...giúp đào tạo các chủng sinh thời kì tiền Đại Chủng viện.
Địa chỉ các Đại Chủng Viện ở Việt nam:
1. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
40 phố Nhà Chung, P. Hành Trống, Q. Hoàn Kiếm - Hà Nội Đt: 04 8289853 Fax: 84 04 9285073 Email: dcvhanoi@hn.vnn.vn Website: www.daichungvienhanoi.com
2. ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
30 Kim Long, TP. Huế - Việt Nam Đt: 054 51058 Fax: 054 529265 Email: dcvhuexb@gmail.com
3- ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE TP. HỒ CHÍ MINH
6 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận I, TP. HCM Đt: 08 8290109 Email: dcvgiuse@tlnet.com.vn
4- ĐẠI CHỦNG VIỆN SAO BIỂN NHA TRANG
60 đường số 9 - P. Phước Long TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà Hộp thư 61 - Nha Trang Đt: 058 881095; Fax: 84 058 882862 Email: dcvsaobien@dng.vnn.vn.
5- ĐẠI CHỦNG VIỆN VINH THANH
Xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Đt: 038 861266 Email: dcvvt@yahoo.com
6- ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH QUÝ 87/1 Võ Tánh, Cái Răng, Châu Thành, Cần Thơ
Đt: 071 846617; Fax: 84 071 911132 Email: minhyluc@hcm.vnn.vn
7. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE XUÂN LỘC
210, Hùng Vương, Thị Xã Long Khánh, Xuân Bình, Đồng Nai, Việt Nam Đt: 0613 877874 Website: dcvxuanloc.net
8. ĐẠI CHỦNG VIỆN Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu ( Xuân Trường, Nam Định) (Đang cập nhật...)
Philip Tran
|