Tử
Đạo
Trước khi ra đi chịu chết,
Chúa Giêsu đã tiên báo cho các môn đệ:
- Người ta sẽ ghét bỏ các con,
sẽ bắt bớ và xua đuổi các con ra khỏi nhà
hội. Sẽ đánh đập và nhốt các con vào
ngục tù, và sau cùng họ giết các con vì môn đệ
không trọng hơn thày.
Lời tiên báo của Chúa Giêsu đã
được thực hiện, trải qua dòng thời
gian, hằng triệu các tín hữu đã đi vào dấu
chân của các tông đồ, chấp nhận hy sinh mạng
sống để làm chứng cho Tin Mừng Phúc âm.
Có thể nói được rằng Kitô
giáo đã lớn lên trong máu và nước mắt. Ở
mọi nơi và trong mọi lúc, Giáo Hội đều gặp
phải những bắt bớ và cấm cách, từ
những thế kỷ đầu khi Giáo Hội còn phôi thai,
cho đến tận ngày hôm nay khi Giáo Hội đã có
mặt ở tận cùng bờ cõi trái đất.
Nào là những cuộc bách hại
đẫm máu ở Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Châu
và ngay cả trên đất nước Việt Nam thân yêu,
suốt ba thế kỷ, từ thế kỷ 16 đến
thế kỷ 19, biết bao nhiêu bắt bớ cũng
đã xảy ra. Thực vậy, Tin mừng được
chính thức loan truyền trên quê hương Việt Nam
vào thời Hậu Lê thuộc thế kỷ 16. Thế
nhưng, ngày từ lúc còn phôi thai Giáo Hội Việt Nam
đã gặp phải những cấm cách đúng như
lời Chúa đã phán: Nếu họ đã bắt bớ
Thày, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con. Cuộc
bách hại khởi đầu từ thời Hậu Lê, qua
nhà Tây sơn, rồi tới triều Nguyễn và
đặc biệt trở nên gắt gao dưới
thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Suốt ba trăm năm, biết bao nhiêu người đã
phải rời bỏ làng mạc thân yêu trốn chạy vào
những nơi rừng thiêng nước độc,
cốt bảo toàn đức tin của mình. Hơn 130 ngàn
người đã ngã gục dưới những cực
hình dã man, để trờ thành những chứng nhân
bất khuất cho Đức Kitô. Trong đó 117 vị
đã vị đã được tôn phong lên hàng hiển
thánh, gồn 8 giám mục, 50 linh mục, 16 thày giảng, 1
chủng sinh và 42 giáo dân.
Thế gian thù ghét Chúa Giêsu và Giáo Hội,
Sự thù ghét ấy vẫn còn đó, cho dù con người
hôm nay đã bước vào thời đại văn minh và
tiến bộ. Thực vậy, Ngày hôm nay trên thế
giới vẫn còn có biết bao nhiêu Giám mục, Linh mục
và giáo dân bị tù tội, bị áp bức chỉ vì một
lý do duy nhất đó là đã tin theo Đức Kitô.
Thế nhưng như người ta
vẫn thường bảo:
- Cái đe làm cho chiếc búa bị
hỏng.
Thế gian nhục mạ, bắt bớ
Giáo Hội và rồi họ đã chết, còn Giáo Hội thì
vẫn đứng vững, vẫn giữ được
vẻ tươi trẻ và sức sống của mình. Chúng
ta thử nhớ lại ảnh hưởng to lớn mà
Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã tạo được
trên thế giới và cái chết của ngài đã gây ra
một sự mất mát đớn đau. Rồi những
tình cảm nồng hậu người ta đã dành cho
Đức Phaolô VI, cũng như Đức Gioan-Phaolô II
trong những chuyến công du.
Từ đó chúng ta nhận thấy gian
nguy và thử thách là một cái gì gắn liền với thân
phận của Giáo Hội, hay nói cách khác, là một phần
của đời sống Giáo Hội, bởi vì không
một vị thánh nào mà không bị khổ đau, mà không
bị đổ máu.
Thế nhưng chấp nhận cái
chết trong phút chốc có thể là một việc dễ
dàng. Nhưng từng giây từng phút, từ bỏ những
ước muốn riêng tư để làm vui lòng Chúa, chu
toàn mọi bổn phận nhỏ bé không tên, tha thứ
mọi lỗi lầm, mọi vấp phạm, mọi va
chạm, đó có thể là một việc khó, đòi
phải có một đức tính kiên nhẫn và một lòng
mến chân thành. Việc làm đó không hào quang, không rực
rỡ, không một ai biết đến trừ ra chính Thiên
Chúa.
Đôi lúc đau khổ và thử thách còn
là một phần của đời sống người
Kitô hữu: Nào cám dỗ, nào bệnh tật, nào khó khăn,
nào chết chóc. Dĩ nhiên chúng ta phải làm việc,
để tạo dựng một cuộc sống ấm no
hạnh phúc và tiện nghi. Thế nhưng chúng ta phải
nhớ rằng: Sống đạo và chạy theo vui thú là
hai việc làm không thể đội trời chung với
nhau. Bởi vì đời sống người Kitô hữu là
một cuộc chiến đấu không ngừng chống
lại sự bành trướng của tinh thần thế
gian. Hay như lời thánh Phaolô đã nói:
- Những người thuộc về
Đức Kitô thì đóng đinh xác thịt mình cùng với
mọi đam mê dục vọng vào thập giá.
Chính những đau khổ và thử
thách sẽ giúp chúng ta vượt lên trên tinh thần thế
tục, thanh tẩy chúng ta và đền bù tội lỗi
chúng ta.
Bởi đó đừng nguyền
rủa phẫn uất nhưng hãy biết đón nhận vì
lòng yêu mến Chúa, để góp phần vào thập giá
của Ngài. Trong những giờ phút đen tối, hãy
ngước nhìn thập giá và sẽ tìm được
niềm an ủi và khích lệ vì chính Chúa cũng đã
đau khổ trước chúng ta và hơn chúng ta bội
phần.
Cuộc đời thì ngắn ngủi,
đừng lãng phí và làm cho nó bị hư đi, vì sau
cơn mưa trời lại sáng, sau thập giá là vinh quang
phục sinh.
|