MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cn 2194: Cuộc Đời Kỳ Diệu Của Mẹ Thánh Speranza (27)
Chủ Nhật, Ngày 17 tháng 11-2013

CN 2194: CUỘC ĐỜI KỲ DIỆU CỦA MẸ THÁNH SPERANZA (27)

http://www.amormisericordioso.org/ws/en/venerable-mother-esperanza/page3.htm

Người ta còn gọi Mẹ là Mẹ Esperanza, tức là niềm hy vọng.
 
1. Với đôi tay mở rộng

Collevalenza là nơi mà Mẹ Esperanza sống trong suốt 30 năm cuối của cuộc đời Mẹ. Mẹ xây dựng Đền Thánh Merciful Love và những tòa nhà khác trong khuôn viên của Đền Thánh. Mẹ luôn chào đón những khách hành hương đến thăm viếng Đền Thánh.

Trong lúc Mẹ còn khỏe mạnh thì Mẹ thường nói rằng Mẹ cảm thấy mình như một ống sáo thổi vang lên những âm điệu du dương của lòng Chúa thương xót, giống như chiếc khăn tay lau nước mắt cho người khác, hay giống như một kẻ giữ cửa cho Thiên Chúa Nhân Lành vì Ngài luôn mở rộng vòng tay để lôi kéo tất cả mọi người vào trong Trái Tim Từ Phụ đầy tình yêu của lngài.

Mẹ không bao giờ kiêu căng nhận những phần thưởng cho riêng mình. Mẹ chỉ xem mình như là một dụng cụ của Thiên Chúa. Mẹ luôn cảm tạ và ngợi khen Chúa về những điều diệu kỳ mà Chúa đã làm trong cuộc sống của Mẹ và qua Mẹ để Ngài ban ơn lành cho mọi người. Chúa Giêsu là tác giả, vị Chúa tể của Collevalenza; còn Mẹ là một dụng cụ đơn sơ trong bàn tay của Thiên Chúa quan phòng.

Đôi vòng tay của Mẹ luôn rộng mở để đón nhận rất nhiều người khi họ đến hành hương ở Collevalenza hầu được gặp gỡ Tình Yêu Thương Xót của Chúa. Mẹ Esperanza giống như một người gác cửa để phục vụ từng người một.

Đám đông dần dần tìm đến mỗi ngày một đông hơn nên phải có sự giữ chỗ và tổ chức. Từ đó có một nữ tu lo việc tiếp đón và sắp xếp mọi sinh hoạt cho khách hành hương.

Mẹ Esperanza luôn tiếp đón mọi người một với thái độ lịch sự của một phụ nữ người TâyBan Nha, tức là luôn đứng, một tay để trên cạnh bàn, nhất là từ khi sức khỏe của Mẹ suy giảm. Mẹ luôn lắng nghe bạn một cách tận tình, nhìn vào đôi mắt bạn với cái nhìn thấu suốt tâm can và làm cho tinh thần bạn phấn chấn hơn. Rồi Mẹ khuyến khích bạn hãy cầu nguyện với Lòng Thương Xót Chúa, và Mẹ hứa rằng Mẹ sẽ cầu bầu cho bạn. Rồi Mẹ giữ lời hứa. Nhiều lúc Mẹ đã dành những giờ rảnh trong đêm để cầu nguyện trước cây thánh giá cho từng người một mà ban ngày đã đến nói chuyện với Mẹ.

2. Cây thánh giá

Cây Thánh Giá đẹp được đặt nơi chỗ trang trọng ở trên Cung Thánh của Đền Thánh Collevalenza. Đó là một sự diễn tả nghệ thuật về lòng Chúa thương xót. Xuất xứ của cây thánh giá này là một mầu nhiệm đẹp đẽ. Một thanh niên người Do Thái đã đứng làm mẫu cho cây thánh giá vì anh ta có hình dáng giống như Chúa Giêsu. Nghệ sĩ Coullaut Valera có thể hãnh diện về công việc của ông.

Trong một ít năm, cây thánh giá được đặt ở nhà nguyện của trường học tại Larrondo, gần Bilbao. Ngày nay, cây thánh giá ở trong trung tâm của đền thánh Collevalenza. Đó là Tình Yêu Thương Xót.

Hình ảnh Chúa Giêsu sống động, đứng thảẳg và nghiêm nghị, đôi mắt Ngài bình an và Ngài nhìn lên Chúa Cha với vẻ hiền lành để nhắc nhở Chúa Cha về những kẻ mà Ngài chọn lựa:

“Lạy Cha, xin Cha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.”

Ngay cả những chi tiết nhỏ cũng được chú ý, dấu hiệu có ba ngôn ngữ, vết sẹo gây ra từ cái dây thừng trên cổ của Chúa, từng giọt máu. Chữ Latin “Charitas” ở trên trái tim là một sự diễn tả hùng hồn và mão gai của Chúa nhắc nhở vai trò làm Vua của Ngài. Một Bánh Thánh Lớn ở phía đàng sau nhắc nhở cho chúng ta nhớ sự hy sinh của Chúa Giêsu và Chúa luôn hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Và tước hiệu của Chúa Giêsu nói lên tất cả “Một Tình Yêu Thương Xót.”

3. Một Gia Đình Đơn sơ

Cộng Đoàn Những Người Con Trai của Tình Yêu Thương Xót gồm có các linh mục của giáo phận. Các ngài ra đi để giúp đỡ nhưng người nghèo túng với trái tim nhân ái. Họ đi khắp thế giới cùng với những người Tớ Gái của Tình Yêu Thương Xót. 

Trong trái tim của Mẹ Esperanza, thì hai cộng đoàn này là EAM và FAM. Khi gom lại là một gia đình với 6 nhánh để ôm ấp những cánh đồng mà lòng Chúa thương xót được biểu lộ.

”Cả hai cộng đoàn là một với củng một tên và tước hiệu, cũng làm việc bác ái và cũng là con của một người Mẹ.”

“Khi sống, các con của tôi hiệp thông như trái của cây thông, luôn hiệp nhất để thánh hóa bản thân, dâng vinh quang cho Thiên Chúa và làm tất cả những gì tốt lành nhất cho những ai mà các con gặp gỡ.”

4. Các con trai và Đền Thánh

Vào ngày 24/2/1951, Mẹ viết thêm:

“Chúa Giêsu Nhân Lành nói với tôi rằng đã đến giây phút  để thành lập cộng đoàn các Con Trai của Tình Yêu Thương Xót. Nhưng người trước hết sẽ là Alfred di Penta.”

Sau khi bị cú sốc đầu tiên, anh Alfred vui vẻ chấp nhận chương trình của Chúa. Với lứa tuổi của anh, anh phải đi học ở chủng viện Viterbo; và dù đó là điều không dễ dàng với anh nhưng mấy năm sau đó, anh trở thành linh mục và dâng Thánh lễ đầu tay trong Đền Thánh Collevalenza.

Vào ngày 15/8/1951, trong nhà nguyện của các nữ tu tại thành phố Roma, Những Người Con Trai của Tình Yêu Thương Xót đã tuyên hứa lần đầu. Ba ngày sau đó, vào ngày 18/8/1951, họ cũng với một số nữ tu định cư tại Collevalenza, Đó là một ngôi làng nhỏ ở vùng Umbria thuộc nước Ý.

Hành Lý của họ giống nhau; đức tin mạnh mẽ, niềm vui lớn lao và một quyết định mạnh mẽ là làm theo Thánh Ý Chúa dưới sự hướng dẫn của Ngài. Nếu cần thì họ sẽ đi đến tận cùng trái đất. Có rất nhiều lần, Mẹ Esperanza đã hỏi Chúa rằng:

“Lạy Chúa tại sao Chúa lại mang con đến đây?”

Và câu trả lời rất rõ ràng. Ngôi làng này có khoảng dưới 1000 cư dân, đa số làm nghề nông. Vùng đất này nổi tiếng là là có những khu rừng cây sồi. Vì thế nên nó còn có tên là The “Roccolo,” nơi mà các thợ săn thường hay săn bắn chim chóc mà họ tìm thấy từ các tổ chim.

Đó cũng là nơi mà Chúa Giêsu giải thích cho Mẹ Esperanza rằng:

“Esperanza, chúng ta sẽ biến đổi khu rừng ‘roccolo’ này thành một nơi cứu các linh hồn. Người ta sẽ đến đây thành từng đoàn, nhiều như bầy chim. Tại đây họ đến để hiểu Ta nhiều hơn.”

5. Cuộc Chiến Tàn Khốc

Năm 1936, cuộc Nội Chiến ở Tây Ban Nha bùng nổ khốc liệt và làm cho nhiều bi kịch xẩy ra. Trong thời kỳ này, Mẹ đến Roma lần đầu tiên. Mẹ có một người bạn trung thành cùng đi với Mẹ là ông Pilar de Arratia, để bắt đầu một công trình từ thiện dành cho những người nghèo ở ngoại ô cuả thành phố Roma, trên con đường Via Casilina.

Từ đó, Mẹ đến thăm Tòa Thánh để thanh minh về những điều cáo buộc làm giảm thanh danh của Mẹ và nhà Dòng mà Mẹ vừa thành lập. Ông Pilar là một thiên thần bảo vệ Mẹ, là niềm tin và sự ủng hộ cho Mẹ trong thời điểm ấy, một thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời của Mẹ.

Khi Mẹ đang ở Roma thì thế giới đại chiến thứ 2 bùng nổ. Trong bom đạn vằ sự đe dọa của người Đức, cùng với các nữ tu, Mẹ nhận nuôi các trẻ em, che dấu các người bị nguy hiểm mà không sợ lộ, chữa lành những người bị thương trong bom đạn, nuôi sống hàng ngàn người thợ thuyền và người nghèo và an ủi mọi người.

Công tác từ thiện của Mẹ ở thành phố Roma đã đem lại niềm tin vô bờ cho mọi người. Một lần nữa, phép lạ xẩy ra khi lương thực được nhân lên một cách kỳ diệu lúc Mẹ đang nuôi những người nghèo. Có hàng ngàn người nghèo đến để được Mẹ bảo vệ khi còi báo động báo cho mọi người biết là máy bay bỏ bom đến.

Hơn nữa người phụ nữ Tây Ban Nha này còn rửa sạch các vết thuơng rồi dùng kim và chỉ để khâu vá những vết thương. Mẹ sắp xếp cho những xác chết được toàn thây và ban thêm sinh lực cho những người sống sót.

Vào tháng 8 năm 1944, ông  Pilar chết và để lại một sự khó khăn cho cuộc sống của Mẹ. khi Mẹ cố gắng vượt qua những khó khăn thì Mẹ bắt đầu hoạt động, du lịch và làm những chương trình mới.

Cuộc sống thời hậu chiến thật là khó khăn cả ở nước Ý và Tây Ban Nha. Có rất nhiều vết thương cần được chữa lành. Mẹ đã làm việc, khuyến khích và tổ chức mọi sự một cách tích cực.

Vaò năm Thánh 1950, ngôi nhà của Tổng Quyền General Curia ở thành phố Roma được hoàn thành và chuẩn bị cho những khách hành hương đến viếng và những khách hành hương sẽ đến. Dần dà, những cơ sở khác cũng được thành lập ở nước Ý như tại giáo phận Todi, Gubbio, Pavia, Genova, Vazzola, Borsea, Francenigo, Perugia, Rieti, Colfosco, và Fratta Todina.

(Còn tiếp)

Kim Hà
17/11/2013

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 2200: Tại Sao Tôi Làm Linh Mục? (11/19/2013)
Nhật Ký Đức Tin (11/18/2013)
Cn 2199: Nhờ Ơn Chúa Và Các Thiên Thần Bản Mệnh (11/18/2013)
Cn 2198: Trở Nên Một Linh Mục Lúc 69 Tuổi Và Sau Cuộc Hành Hương Medjugorje (11/18/2013)
Cn 2197: Đức Tgm George Pearce Nói Về Medjugorje (11/18/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 2196: Kết Thúc Cuộc Đời Của Mẹ Thánh Speranza (29) (11/17/2013)
Cn 2195: Cuộc Đời Tỉnh Thức Của Mẹ Thánh Speranza (28) (11/17/2013)
Cn 2193: Cảm Nghiệm Về Mẹ Thánh Speranza (26) (11/17/2013)
Cn 2192: Hãy Đem Tình Yêu Của Em Mà Trao Cho Mọi Người (11/17/2013)
Ách Thầy Êm Ái Và Gánh Thầy Nhẹ Nhàng! (11/17/2013)
Tin/Bài khác
Cn 2190: Tiểu Sử Của Mẹ Thánh Speranza (25) (11/16/2013)
Cn 2189: Mẹ Thánh Speranza Và Các Phép Lạ (24) (11/16/2013)
Cn 2188: Vị Mục Tử Can Đảm Làm Chứng Cho Đức Me, Lm William Kiel (23) (11/16/2013)
Cn 2187: Cảm Nghiệm Của Người Trẻ: Lưu Luyến Rời Quê Mẹ (22) (11/15/2013)
Cn 2186: Linh Mục William Kiel Chữa Lành Cho Nhóm (21) (11/15/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768