Vấn đề
đời sau - R. Gutzwiller
Sau vấn đề quyền bính và luân
lý, đối phương tấn công vào mặt giáo lý.
Cần nói ngay, đặt vấn
đề như vậy có phần hợp lý. Mỗi lần bắt bẻ,
đối phương đều đưa ra một
vấn đề có căn cơ. Sự
sống lại là một trong những điểm dị
biệt quan trọng giữa nhóm Biệt phái và
Sađốc. Nhóm Sađốc không tin có
sự sống lại. đối
với họ, chết là hết. Các tư
tế phái Sađốc không đặt lại vấn
đề tìm hiểu lập trường của
Đức Giêsu về giáo thuyết này. Họ thừa
biết Đức Giêsu nói nhiều về đời sau và
nhất là về chung cuộc thế
giới. Nhưng phải chăng Người
là một vị Cứu thế không có sứ mạng gì
ở đời này? Niềm hy vọng vào thế
giới bên kia, đối với họ,
đã chứng tỏ Đức Giêsu không phải là
Đấng Xức Dầu của Thiên Chúa.
Vấn đề đời sau có
một tầm quan yếu sinh tử đối với toàn
thể nhân loại. Thực vậy, nếu không có đời sau, thì
con người chỉ có một đường lối duy
nhất là tự tạo một cuộc đời trần
thế cho thực đẹp, thực hoàn mỹ, sống
cho trường thọ và hưởng thụ hết mình.
Mọi hy vọng về đời sau sẽ
chỉ là ảo mộng và cuối cùng sẽ chuốc
lấy thất vọng ê chề. Nhưng
nếu có đời sau, thì sự việc sẽ
đảo ngược lại, cuộc đời hiện
tại chỉ là tạm bợ, là giai đoạn chuẩn
bị. Mọi cái đều trông vào lá bài quyết
định: tất cả phải quy hướng về
đời sau. Tóm lại thái độ của chúng ta
tuỳ thuộc vào niềm tin có đời sau hay không. Vấn đề đặt ra không những chính
đáng mà còn là vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, người Sađốc đặt
vấn nạn dưới một điển tích thật
buồn cười. Họ tìm
được một điểm phi lý, nhưng quá chi li
trong niềm tin về sự sống lại. Theo
luật Môsê, một người đàn bà goá mà không có con
phải kết hôn với em chồng để duy trì giòng
dõi cho anh quá cố. Cho nên nhóm Sađốc bèn
nghĩ ra một vụ có người đàn bà kết hôn
tới 7 lần và sau cùng chính nàng cũng chết.
Ở thế giới bên kia, nàng sẽ
chung sống với ai? Đặt vấn
đề như thế là chưa nói lên đúng trọng tâm
của vấn đề ấy là chưa kể vấn
đề đó không tưởng. Giải-nghi-học
(casuitique) cũng là chuyện hợp lý thôi vì lẽ các nguyên
tắc luân lý tổng quát luôn phải được
ứng dụng để giải quyết những vấn
đề trong hoàn cảnh cụ thể và cuộc sống
lúc thế này lúc thế khác. Đó là
một chuyện tốt. Nhưng cũng có những
nguy cơ: có thể làm mất sự trọng kính chân
thực tinh thần của Thiên Chúa. Điều
gì cũng đem ra suy tư với lý luận. Người ta tìm những kẽ hở kín đáo
và lợi dụng sự tinh tế của luật mà
đưa ra những giải pháp không những không phù
hợp với chủ đích của lời Chúa mà còn
dễ sinh ra sự khinh mạn Lề Luật. Học hỏi lề luật là điều
tốt, nhưng nó có thể giảm bớt lòng khiêm nhu tuân
phục thánh ý Thiên Chúa.
Ở
đây chúng ta thấy Đức Giêsu tin có đời sau hay
không, đối với nhóm Sađốc, đó là
điều không quan hệ. Điều họ muốn
ấy là lấy một trường hợp lắt léo
để làm đầu đề chế nhạo giáo lý
về đời sau, và chính Người giảng dạy
giáo lý đó nữa: Đức Giêsu.
Đức Giêsu trả lời. Trước tiên
Người cho họ biết trường hợp họ
đặt ra đó và thái độ của họ chỉ
hoàn toàn là chuyện bên lề. Đời
sau là một thực tại, nhưng lại rất khác
đời này. Nơi cao xanh, tất cả đều
biến đổi: không còn cưới hỏi gì nữa. Chúng ta chẳng thể biết liên hệ ra sao
giữa vợ với chồng nữa. Không
nên lấy tiêu chuẩn thế trần mà xét đoán
đời sau. Vốn liếng tư tưởng
của con người không có đủ năng lực
để diễn tả Thiên Chúa và thế giới siêu
nhiên, dù chỉ là tối thiểu. Mọi sự đều
khác, lý do dễ hiểu: khi đó Thiên Chúa vô biên sẽ
hiển hiện trong vinh quang và vạn sự đều
mờ khuất trước ánh quang sán lạn của
Người. Ở đời này con người còn có
một chút giá trị vì Thiên Chúa chưa hiển hiện. Nhưng ở đời sau Thiên Chúa là vấn
đề duy nhất và mọi sự khác hoàn toàn chỉ
phụ thuộc. Vấn nạn của nhóm
Sađốc bắt nguồn từ cách trình bày sai lầm
tự căn bản quan niệm thấp hèn. Nó không dính dáng
gì đến niềm tin tưởng ở cuộc
đời mai hậu, nhưng là do ý niệm quá ấu
trĩ và trần tục của họ. Lần
này, Đức Giêsu cũng lại phá tan mưu mô xảo
quyệt của đối phương và còn cho họ
thấy sự cao cả và vô biên của Thiên Chúa. Sau đó Người xác nhận rằng
đời sau có thực với lý chứng của chính Thiên
Chúa. Thiên Chúa là Đấng sống động,
Người đã tác tạo sự sống và không nỡ
để sự sống biến dần thành hư vô
nhưng Người duy trì sự sống qua việc
hồi kẻ chết và ban phát sự sống trường
cửu. Khi nói Thiên Chúa của Ápraham, của Isaác và của
Giacóp, Kinh Thánh không chỉ có ý gợi lại các biến
cố thời quá khứ và những nhân vật đã qua
rồi: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ
chết. Vì đó Ápraham, Isaac và Giacóp hiện
nay đang sống. Các Ngài sống ở thế
giới bên kia vì Thiên Chúa, Đấng sáng
tạo, đã ban sự sống cho các Ngài tồn tại. Niềm tin chân chính vào Thiên Chúa đi đôi với
niềm tin bất tử và sự khác biệt giữa cõi
đời hiện tại với thế giới mai sau.
Chỉ có ở trước nhan Thiên Chúa hằng sống
mới tìm được giải đáp đúng đắn
cho vấn đề này: giải đáp không phải của
phàm nhân mà là của Thiên Chúa. Như vậy là hai lần
bắt bẻ của đối phương đều
bị phá vỡ cùng một kiểu cách: chính Thiên Chúa làm
họ phải bẽ mặt.
|