Sự sống lại
Phái Saddu thuộc trào lưu văn hoá Hy
Lạp, đề cao tiền của, thế lực và
thể xác. Phái này tuy ít,
nhưng lại gồm những tay anh
chị trong giới quý tộc hay tư tế cao cấp.
Phái này thành lập vào thời Ba Tư thống trị Do
Thái và chạy theo ngoại bang. Dưới thời đế quốc Lamã, họ
có nhiều uy lực chính trị và tôn giáo. Dân chúng Do thái không có cảm tình với nhóm này vì
nếp sống và quan điểm của họ.
Sử gia Flaviô viết: Những người Saddu
thường cứng cỏi ngay cả với anh em cùng phái
và bất lịch sự trong cách giao tế với
người đồng hương cũng như ngoại
bang.
Về
tôn giáo, phái này chỉ nhận có Ngũ
Kinh của Maisen, khinh bỏ tập tục của nhóm
biệt phái. Nếu họ có giữ tập
tục nào thì chỉ để che mắt và để có
thể liên hệ với dân Do Thái. Họ
không tin Thiên Chúa quan phòng, không tin linh hồn bất tử.
Linh hồn chết làm một với thân xác.
Họ càng không tin kẻ chết sống
lại, cho nên họ đưa luật Lêvi ra để
chất vấn Chúa về vấn đề hôn nhân. Họ
bịa ra câu chuyện một thiếu phụ có 7
đời chồng cùng chết không con nối dõi. Rồi thiếu phụ đó cũng chết.
Vậy thì ngày sống lại ai sẽ là
chồng của thiếu phụ ấy. Đặt
vấn đề như vậy họ cho là Chúa sẽ
thất thế, hoặc phải chấp nhận chế
độ đa phu hoặc sẽ có tranh chấp xô xát sau
khi sống lại. Nhưng Chúa đã
chỉ cho họ thấy quan điểm của họ
lầm lạc. Ngày sống lại
sẽ chấm dứt mọi liên hệ hôn nhân trần
thế. Ngày ấy dòng giống nhân
loại không cần phải đông thêm nữa và
đời sống lúc ấy là linh thiêng như thiên
thần. Để chứng minh điều đó, Chúa
Giêsu đã dựa vào chính Ngũ Kinh của Maisen để
lập luận: Thiên Chúa đã thề rằng Người
là Chúa của Abraham, Isaac, Giacob cho đến đời
đời. Người Do Thái tin rằng ba
tổ phụ nay vẫn còn sống. Vậy
Thiên Chúa là Chúa của người sống chứ không
của kẻ chết.
Sau cái chết trần gian là đi vào cõi
hằng sống. Suốt một đời thân xác và linh hồn cùng
nhau phục vụ không lẽ đời sau bị tách
rời để được thưởng hay bị
phạt. Nếu không có sự sống
lại thì sự sống trần gian còn có ý nghĩa gì?
Chúng ta sống là để làm gì? Bao nhiêu
đau khổ hằn ghi trên khuôn mặt như bệnh
tật, tai nạn. Những bệnh nhân kinh
niên như phong cùi, ung thư, mù, lao, què
cụt, mà ga chủng tộc. Sống
để làm gì, chịu đựng để làm gì nếu
không trông mong vào sự sống lại của thân xác ngày mai.
Bao nhiêu nam nữ thanh niên sống độc
thân vì Nước Trời có còn dám sống và tiếp
tục sống nếu bỏ đi tín điều sống
lại? Bao nhiêu trẻ thơ, bao nhiêu
cụ già gìn giữ sự sống từng giây phút trong
một thân xác tàn phai cũng vì trông chờ vào giây phút
sống lại.
Một hiện tượng ít khi chúng ta
đặt vấn đề là ở đời này
người ta thường đem sử dụng những
gì cũ kỹ hư hỏng. Những giẻ rách vứt đi được
người ta cho vào máy chế biến để trở
thành những tờ bìa hay giấy báo. Những
bao nylon vứt đi được người ta mua
cả hàng tấn để nấu lại. Những
vụn sắt, ô tô cũ, người Nhật mua về
với giá rẻ mạt, họ đem nấu lại làm thành
xe Toyota
nổi tiếng trên thế giới. Những lon Coca, lon
những bia vứt đi trở thành
những đồ chơi xuất cảng. Những
rác rưởi đốt bỏ nhưng sẽ trở thành
phân bón. Các xương xẩu con vật đem nấu
lại làm keo dán và nhiều hữu ích cho y khoa... Thật
bẽ bàng cho người không tin vào sự sống lại
vì như vậy thân xác họ còn kém xa những vật
phế thải vì sau khi chết, người ta vội vã
đem đi chôn chẳng dùng vào được việc gì
cả.
Trong
kinh Tin Kính chúng ta thường tuyên xưng: Tôi tin xác loài
người ngày sau sống lại. Thế
nhưng chúng ta phải làm gì để ngày sống lại
của chúng ta sẽ là một ngày vinh quang và hạnh phúc.
|