MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
"tôi Tin Giáo Hội... Tông Truyền"
Thứ Sáu, Ngày 18 tháng 10-2013

"Tôi tin Giáo Hội... tông truyền"
 
"Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền". Tôi không biết có bao giờ anh chị em suy nghĩ về ý nghĩa của lời bày tỏ "Giáo Hội tông truyền" hay chăng. Có lẽ chưa bao giờ, hay có thể một đôi lúc, khi đến Rôma, anh chị em nghĩ về tầm quan trọng của các Vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những vị đã hy sinh mạng sống của mình ở đây để rao giảng và làm chứng Phúc Âm.
 
Thế nhưng chưa đủ. Việc tuyên xưng Giáo Hội Tông Truyền là có ý nhấn mạnh đến mối liên kết sâu xa kiến tạo Giáo Hội có được với các Vị Tông Đồ, với cái nhóm nhỏ 12 nam nhân một hôm được Chúa Giêsu kêu gọi đến cùng Người; Người đã gọi tên từng vị để các vị ở với Người và các vị được Người sai đi (cf Mk 3:13-19). Thật vậy, "tông đồ" là một tiếng Hy Lạp nghĩa là "được sai đi". Người tông đồ là một người được sai đi, họ được sai đi để làm một điều gì đó và các Vị Tông Đồ đã được Chúa Giêsu tuyển chọn, kêu gọi và sai đi, hầu tiếp tục công việc của Người, tức là cầu nguyện - đây là việc đầu tiên của vị tông đồ - và sau đó là loan báo Phúc Âm. Điều này quan trọng vì khi chúng ta nghĩ về các Vị Tông Đồ chúng ta có thể nghĩ rằng các vị chỉ được sai đi loan báo Phúc Âm, để làm rất nhiều việc. Thế nhưng, trong những giây phút đầu tiên của Giáo Hội đã xẩy ra trục trặc vì các Tông Đồ có rất nhiều điều phải làm nên các vị đã thành lập hàng phó tế, nhờ đó các Tông Đồ có nhiều giờ hơn để cầu nguyện và loan báo Lời Chúa. Khi
chúng ta nghĩ về các vị thừa kế các vị Tông Đồ, tức các Giám Mục, bao gồm cả Giáo Hoàng vì ngài cũng là một Giám Mục, và chúng ta phải tự hỏi mình xem người thừa kế các Tông Đồ trước hết có cầu nguyện rồi sau đó loan truyền Phúc Âm hay chăng: đó là một hàng ngũ Tông Đồ và vì thế Giáo Hội mới tông truyền. Tất cả chúng ta, nếu chúng ta muốn trở thành các tông đồ như giờ đây tôi giải thích chúng ta cần phải hỏi mình xem tôi có cầu nguyện cho phần rỗi của thế giới hay chăng? Tôi có loan báo Phúc Âm hay chăng? Đó là Giáo Hội tông truyền! Đó là một thứ kết hợp liên đới mà chúng ta có được với các Tông Đồ.
 
Chính từ những gì mở đầu này mà tôi muốn vắn tắt nhấn mạnh đến 3 ý nghĩa của tĩnh từ "Tông Truyền" được áp dụng vào Giáo Hội.
 
Giáo Hội Tông Truyền vì Giáo Hội được thiết lập nhờ việc rao giảng và cầu nguyện của các Tông Đồ, nhờ quyền bình được chính Chúa Kitô ban cho các vị. Thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu thành Êphêsô rằng: "Anh chị em đều là công dân với các thánh nhân và các phần tử thuộc gia đình của Thiên Chúa, được thiết lập trên nền tảng các vị Tông Đồ và Tiên Tri, có chính Chúa Giêsu Kitô là tảng đá gốc", thế nên Kitô hữu được ví như những viên đá sống động làm nên ngôi nhà Giáo Hội, và ngôi nhà này được xây trên các tông đồ, như là những cột trụ, và tảng đá nâng đỡ hết mọi sự đó là chính Chúa Giêsu. Không có Chúa Giêsu Giáo Hội không thể hiện hữu! Chúa Giêsu là chính cơ bản của Giáo Hội, là nền tảng! Các Vị Tông Đồ đã sống với Chúa Giêsu, các vị đã lắng nghe lời của Người, các vị đã chia sẻ với đời sống của Người, đặc biệt các vị đã là những chứng nhân của cuộc Tử Giá và Phục Sinh của Người. Đức tin của chúng ta, Giáo Hội mà Chúa Kitô mong muốn, không được thiết dựng trên một thứ tư tưởng, trên một thứ triết lý, mà là trên chính Chúa Kitô. Và Giáo Hội giống như một cái cây đã tăng trưởng qua các thế kỷ; Giáo Hội đã phát triển, đã sinh hoa kết trái, thế nhưng gốc của Giáo Hội đã mọc rễ vững vàng nơi Người và cảm nghiệm chính yếu về Chúa Kitô nơi các Tông Đồ, thành phần được Chúa Giêsu tuyển chọn và sai đi, vươn tới tận chúng ta đây. Đó là cách Giáo Hội ở trong toàn thế giới, từ một cây nhỏ bé cho tới thời điểm của chúng ta vậy.
 
Thế nhưng, chúng ta hãy tự vấn: chúng ta làm sao có thể liên kết với chứng từ ấy, làm thế nào mà những gì các Tông Đồ đã sống với Chúa Giêsu, những gì các vị đã nghe thấy từ Người vươn tới chúng ta được chứ? Đấy là ý nghĩa thứ hai của từ ngữ "tính chất tông truyền". Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo viết rằng Giáo Hội Tông Truyền vì "nhờ sự giúp đỡ của Thần Linh ngự trong Giáo Hội mà Giáo Hội gìn giữ và truyền đạt giáo huấn, 'kho tàng tốt đẹp', 'những lời lợi ích' Giáo Hội đã nghe thấy từ các Tông Đồ" (khoản 857). Giáo Hội, trải qua các thế kỷ, gìn giữ kho tàng quí báu này, đó là Thánh Kinh, Tín Lý, Các Bí Tích, thừa tác vụ Mục Tử, nhờ đó chúng ta có thể trung thành với Chúa Kitô và được tham dự vào chính sự sống của Người. Nó như là một giòng sông chảy qua lịch sử, nó trải rộng, tưới dội thế nhưng giòng nước chảy này bao giờ cũng là những gì xuất phát từ nguồn mạch, từ chính Chúa Kitô: Người là Đấng Phục Sinh, là Đấng Hằng Sống, và lời của Người không qua đi, vì Người là Đấng không qua đi, Người đang sống,
Người ở đây với chúng ta hôm nay, Người lắng nghe và chúng ta đang nói với Người. Người ở trong lòng chúng ta. Chúa Giêsu ở với chúng ta, hôm nay đây! Đó là vẻ đẹp của Giáo Hội, ở chỗ, Chúa Giêsu Kitô hiện diện giữa chúng ta. Chúng ta có bao giờ nghĩ đến tặng ân Chúa Kitô đã ban cho chúng ta hay chăng, tặng ân Giáo Hội là nơi chúng ta gặp gỡ Người? Có bao giờ chúng ta nghĩ đến việc chính Giáo Hội trong cuộc hành trình dài qua các thế kỷ - bất chấp khốn khó, trục trặc, yếu hèn, tội lỗi của chúng ta - truyền đạt cho chúng ta sứ điệp chân thực của Chúa Kitô như thế nào hay chăng?  Có bao giờ chúng ta nghĩ đến việc Giáo Hội cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng những gì chúng ta tin tưởng thực sự chính là những gì Chúa Kitô đã truyền đạt cho chúng ta hay chăng?
 
Ý tưởng cuối cùng đó là Giáo Hội Tông Truyền vì Giáo Hội được sai đi mang Phúc Âm đến cho toàn thế giới. Cũng sứ vụ đã được Chúa Giêsu ký thác cho các Tông Đồ ấy tiếp tục hành trình trong lịch sử: "Bởi thế, các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ nơi tất cả mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ tuân giữ tất cả những gì Thày truyền bảo các con; và này đây Thày sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28:19-20). Đó là những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta thực hiện! Tôi nhấn mạnh đến khía cạnh về hoạt động truyền giáo này, vì Chúa Kitô mời gọi tất cả hãy "đi" mà gặp gỡ những người khác, Người sai chúng ta đi, Người xin chúng ta hãy đi chuyển để gieo rắc niềm vui của Phúc Âm! Một lần nữa chúng ta hãy tự vấn xem chúng ta có phải là thành phần thừa sai bằng lời nói của chúng ta, nhất là bằng đời sống Kitô hữu của chúng ta, bằng chứng từ của chúng ta hay chăng? Hoặc chúng ta là thành phần Kitô hữu khép kín trong lòng mình và trong giáo hội của mình, là 'những kitô hữu phòng thánh'? Các Kitô hữu chỉ bằng lời nói nhưng phải chăng lại sống như dân vô đạo? Chúng ta cần phải tự vấn những câu hỏi không phải là những gì khiển trách này. Tôi cũng tự hỏi như vậy: Tôi là một Kitô hữu ra sao, có bằng chứng từ thực sự hay chăng? 
 
Giáo Hội có gốc gác của mình nơi giáo huấn của các Vị Tông Đồ, thành phần chứng nhân đích thực của Chúa Kitô, thế nhưng Giáo Hội luôn nhìn về tương lai, Giáo Hội ý thức mạnh mẽ về sứ vụ được sai đi - được Chúa Giêsu sai đi - của một nhà truyền giáo, loan báo danh thánh của Chúa Giêsu bằng lời nguyện cầu, bằng việc loan báo và bằng việc làm chứng. Một Giáo Hội khép kín vào bản thân mình và vào quá khứ, một Giáo Hội chỉ lưu ý tới những thứ qui luật nhỏ nhoi của thói lệ, của thái độ, là một Giáo Hội phản lại lại căn tính của mình; một Giáo Hội khép kín ngược lại với căn tính của mình! Vậy thì hôm nay chúng ta hãy tái nhận thức tất cả vẻ đẹp và trách nhiệm của việc là một Giáo Hội Tông Truyền! Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là một Giáo Hội tông truyền vì chúng ta cầu nguyện - công việc đầu tiên của chúng ta - và vì chúng ta loan báo Phúc Âm bằng đời sống của chúng ta cũng như bằng ngôn từ của chúng ta.
 
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/on-the-apostolic-church

(những chỗ in nghiêng và mầu là do người dịch tự ý muốn nhấn mạnh)
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thiên Thạch Được Liệt Kê Là Tối Nguy Hiểm Vừa Xẹt Qua Gần Trái Đất. (10/20/2013)
Đức Giáo Hoàng Phanxico Ngày Thánh Mẫu, Huấn Từ Ngày Thứ Bẩy 12/10/2013 (10/19/2013)
Hãy Rao Giảng Lời Chúa (10/19/2013)
Qua Cơn Mê (10/19/2013)
Tiên Tri Của Sự Sống (10/19/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Trước Vành Móng Ngựa (10/18/2013)
Kitô Giáo Bị Bách Hại Dữ Dội (10/18/2013)
Đại Hội Linh Mục Việt Nam, Hành Trình Emmaus V Ngày Thứ 4 (10/18/2013)
Giáo Triều Thay Đổi Quốc Vụ Khanh, Chấm Dứt Một Chương Sử Sóng Gío. (10/18/2013)
Đức Thánh Cha Chào Mừng Hội Nghị Tái Truyền Giảng Tin Mừng Ở Philippines (10/18/2013)
Tin/Bài khác
Hình Chụp Tượng Thánh Têrêsa Khác Với Tượng (10/17/2013)
Tượng Đức Mẹ Lộ Đức Đứng Nguyên Vẹn Sau Cơn Động Đất Ở Phi Luật Tân (10/17/2013)
Ví Dụ (10/17/2013)
"giáo Hoàng: Giáo Hội Sẽ Thay Đổi Ra Sao" (46-52) (10/17/2013)
Đức Thánh Cha Giải Thích ”giáo Hội Tông Truyền” (10/17/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768