"Giáo Hoàng: Giáo Hội sẽ thay đổi ra sao" (46-52) Đức Thánh Cha Phanxicô đối thoại với một nhân vật bỏ đức tin Công Giáo nhưng chưa hoàn toàn vô thần
(tiếp và hết) 46- Tôi cám ơn ngài về vấn nạn này. Câu trả lời đó là: tôi tin Sự Hữu (Being), tức là tinmột thứ mô thể (the tissue) từ đó xuất phát ra các hình thể (forms), các cơ thể (bodies).
Còn tôi thì tin Thiên Chúa, không phải là một Thiên Chúa Công Giáo, chẳng có thứ Thiên Chúa Công giáo... Có Thiên Chúa và tôi tin Chúa Giêsu Kitô, tin việc Ngài nhập thể. Chúa Giêsu là sư phụ của tôi và là mục tử của tôi, còn Thiên Chúa, Một Người Cha, Bố của tôi (Abba), là ánh sáng và là Đấng Hóa Công. Đó là Sự Hữu của tôi. Ông có nghĩ rằng chúng ta có xa cách nhau lắm hay chăng?"
(Biệt chú của người dịch bản Việt ngữ: Ở đây và đến đây, chúng ta thấy ĐTC từ câu 45 bất ngờ đã bắt đầu thay đổi tình thế và trở thành nhân vật làm chủ tình thế. Ở chỗ, ngài đặt những câu hỏi rất quan trọng đối với nhân vật đã từng là một tín hữu Công giáo nhiệt thành, nhưng bị ảnh hưởng của triết gia toán học Descartes, dù không hoàn toàn trở thành vô thần – atheism, nhưng, căn cứ vào câu trả lời 46 trên đây của ông, ông cũng trở thành phiếm thần – pantheism theo Phong Trào Tân Thời – New Age Movement, như một kẻ chủ trương bất khả thần tri – gnosticism, thành phần đang thịnh hành ở Tây phương, nhất là ở Âu Châu được ĐTC Biển Đức XVI đặc biệt quan tâm, vị giáo hoàng thần học gia về Lời liên quan đến sự thật, đến đức tin và lý trí, đến luật tự nhiên và quyền tự do, như ngài đã nhiều lần bày tỏ, nhất là trong chuyến tông du Cuba 23-28/3/2012 và Đức quốc 22-25/9/2011: 1- Về sự thật: “Chúng ta đang chứng kiến thấy một tình trạng lạnh nhạt gia tăng đối với tôn giáo trong xã hội, một tình trạng coi vấn đề sự thật như là một cái gì đó trở ngại cho việc thực hiện quyết định, nên thay vào đó đặt ưu tiên cho những quan tâm có tính chất thực dụng” - Đáp từ nghênh đón ở Bellevue Castle, Berlin, Thứ Năm 22/9/2011; 2- Về thành phần bất khả thần tri: “Những người bất khả thần tri, thành phần liên lỉ quan tâm tới vấn đề về Thiên Chúa, những người mong muốn có được một con tim tinh tuyền nhưng chịu khổ vì tội lỗi của mình, thì gần với Nước Thiên Chúa hơn là những tín hữu có đời sống đức tin hình thức và là những người coi Giáo Hội như là một cơ cấu thuần túy, không để cho Giáo Hội chạm đến con tim của họ, hay để cho đức tin chạm đến con tim của họ” - Bài Giảng cho Thánh Lễ ở Touristic airport, Freiburg im Breisgau Chúa Nhật 25/9/2011).
47- Chúng ta xa cách nhau ở việc nghĩ tưởng, nhưng giống nhau như là những con người, bị tác động một cách vô thức bởi các bản năng của chúng ta là những gì biến thành những thôi thúc, những cảm thức và ý muốn, tư tưởng và lý lẽ. Chúng ta giống nhau ở chỗ đó.
"Thế nhưng ông có thể định nghĩa cái mà ông gọi là Sự Hữu được không?
48- Sự Hữu là một cơ cấu của năng lực (a fabric of energy). Thứ năng lực hỗn độn nhưng bất hoại và là những hỗn tạp muôn đời. Những hình thể xuất phát từ năng lực này khi năng lực này tiến đến chỗ bùng phát. Những thứ hình thể ấy đều có định luật riêng của chúng, đều có những vùng từ trường của chúng (magnetic fields), những yếu tố hóa chất của chúng (chemical elements), những gì tụ hợp lại một cách ngẫu nhiên, tiến hóa rồi dần dần tàn rụi nhưng năng lực của chúng vẫn không bị tiêu hủy. Con người có lẽ là loài vật duy nhất có được ý nghĩ, ít là ở hành tinh và thái dương hệ của chúng ta đây. Tôi đã nói rằng họ bị thúc đẩy bởi các bản năng và ước muốn thế nhưng tôi xin nói thêm là họ cũng chất chứa nơi bản thân mình một thứ vang vọng, một thứ âm dội, một ơn gọi của hỗn loạn. "Thôi được rồi. Tôi không muốn ông cống hiến cho tôi một bản tổng lược triết lý của ông và những gì ông nói với tôi đã đủ cho tôi rồi. Theo quan điểm của tôi thì Thiên Chúa là ánh sáng chiếu soi tăm tối, cho dù ánh sáng này không làm tan biến đi bóng tối, và một tia của ánh sáng thần linh ở trong mỗi người chúng ta. Trong bức thư tôi viết cho ông (được người dịch Việt ngữ trích lại nguyên bản Anh ngữ ở ngay dưới bài phỏng vấn này để làm tài liệu), ông nhớ lại những gì tôi nói là những thứ hình thái (species) của chúng ta sẽ kết thúc nhưng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ không cùng, và tới bấy giờ ánh sáng này sẽ bao chiếm tất cả mọi linh hồn và nó sẽ trở thành tất cả trong mọi người".
49- Phải, tôi nhớ rõ lắm. Ngài nói rằng: "Toàn thể ánh sáng này sẽ ở trong tất cả mọi linh hồn", thứ ánh sáng - nếu tôi có thể nói thế - cống hiến một hình ảnh về nội tại tính (immanence) hơn là siêu việt tính (transcendence).
"Siêu việt tính này tồn tại vì ánh sáng ấy, là tất cả trong mọi sự, siêu việt hơn vũ trụ và các hình thái nó ở trong vào giai đoạn ấy. Thế nhưng, trở về với hiện tại. Chúng ta đã thực hiện được một bước tiến trong cuộc đối thoại của chúng ta. Chúng ta đã quan sát thấy rằng trong xã hội và trên thế giới là nơi chúng ta đang sống tính vị kỷ đã gia tăng hơn là tình yêu thương người khác, và con người thiện tâm cần phải hoạt động, mỗi người theo sức lực và chuyên môn của mình, để làm sao cho tình yêu thương người khác gia tăng cho đến khi nó quân bình và có thể qua mặt tình yêu bản thân mình".
50- Thế là chính trị lại nhập cuộc.
"Đúng thế. Theo tôi, tôi nghĩ rằng cái được gọi là chủ nghĩa duy tự do thả lỏng chỉ khiến kẻ mạnh trở nên mạnh hơn và kẻ yếu thành yếu hơn, cùng loại trừ thành phần bị loại trừ nhất. Chúng ta cần có được tự do cao cả, không kỳ thị, không mị dân (demagoguery) và nhiều yêu thương. Chúng ta cần đến các qui luật tác hành, và nếu cần cũng cần đến cả việc can thiệp trực tiếp của nhà nước để chỉnh đốn lại những thứ quá chênh lệch bất khả chấp".
51- Thưa Đức Thánh Cha, ngài thật là một con người có đức tin cao cả, được ân sủng tác động, được thúc đẩy bởi ước muốn hồi sinh một giáo hội mục vụ, một giáo hội truyền giáo cần được đổi mới và không trần tục. Thế nhưng, căn cứ vào cách thức ngài nói và theo những gì tôi hiểu thì ngài là và sẽ là một vị giáo hoàng cách mạng. Vừa là một tu sĩ Dòng tên, vừa là một con người của Thánh Phanxicô, một kết hợp có lẽ chưa bao giờ thấy trước đây. Thế rồi ngài thích "The Betrothed" của Manzoni, Holderlin, Leopardi và nhất là của Dostoevsky, cuốn phim "La Strada" và "Prova d'orchestra" của Fellini, "Open City" của Rossellini và cả cuốn phim của Aldo Fabrizi.
"Tôi thích những cuốn phim ấy vì tôi đã xem chúng với cha mẹ của tôi khi tôi còn là một đức nhỏ".
52- Ngài là thế đó. Xin cho tôi đề nghị 2 cuốn phim mới ra lò được không? "Viva la libertà" và những cuốn phim về Fellini của Ettore Scola. Tôi bảo đảm ngài sẽ thích chúng. Tôi nói, về vấn đề năng lực, ngài biết rằng khi tôi ở vào tuổi 20, tôi đã bỏ ra một tháng rưỡi trời cho một cuộc tĩnh tâm với các vị tu sĩ Dòng Tên hay chăng? Đảng Nazi bấy giờ đang ở Rôma và tôi đã đào ngủ khỏi việc phục vụ trong quân đội. Tội ấy đáng bị phạt bằng một án tử hình. Các tu sĩ Dòng Tên đã che giấu tôi với điều kiện là chúng tôi thực hiện một cuộc tĩnh tâm suốt thời gian họ giấu kín chúng tôi.
"Thế nhưng phải chăng không thể nào chịu được một tháng rưỡi trời tĩnh tâm hay sao?" ngài đặt vấn nạn, tỏ ra ngỡ ngàng và lấy làm thích thú. Tôi sẽ nói cho ngài biết hơn nữa vào lần tới.
Chúng tôi ôm lấy nhau. Chúng tôi bước lên bậc cầu thang ngắn để ra cửa. Tôi nói với Đức Giáo Hoàng rằng ngài không cần tiễn đưa tôi nhưng ngài ra hiệu gạt đi.
"Chúng ta cũng sẽ bàn đến vai trò của nữ giới trong Giáo Hội. Hãy nhớ rằng Giáo Hội (la chiesa) là nữ giới".
Và nếu ngài thích, chúng ta còn có thể nói về Pascal, tôi muốn biết ngài nghĩ gì về tâm hồn cao cả này.
"Gửi đến toàn thể gia đình của ông phép lành của tôi nhé và xin họ cầu nguyện cho tôi với. Xin hãy nghĩ đến tôi, thường nghĩ đến tôi nghe".
Chúng tôi bắt tay nhau và ngài đứng đó với 2 ngón tay giơ lên ban phép lành. Tôi vẫy tay chào ngài qua cửa sổ.
Đó là Giáo Hoàng Phanxicô. Nếu Giáo Hội trở nên như ngài và trở nên những gì ngài muốn Giáo Hội là thì sẽ có một cuộc đổi đời.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
|