MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
"giáo Hoàng: Giáo Hội Sẽ Thay Đổi Ra Sao" (37-45)
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 10-2013

"Giáo Hoàng: Giáo Hội sẽ thay đổi ra sao" (37-45)
                     
Đức Thánh Cha Phanxicô đối thoại với một nhân vật bỏ đức tin Công Giáo nhưng chưa hoàn toàn vô thần

(tiếp theo)
 
37- Kitô hữu các người giờ đây đã trở thành thiểu số. Ngay cả ở Ý quốc là nơi vốn được cho là khu sân sau của giáo hoàng. Thành phần Công Giáo sống đạo, theo một số thăm dò, thì ở vào giữa khoảng từ 8 đến 15 phần trăm. Những ai nói rằng họ là Công giáo thế nhưng thực sự là không, ở vào khoảng chừng độ 20%. Trên thế giới có một tỉ người Công giáo hay hơn, nếu cộng với các giáo hội Kitô khác con số lên trên một tỉ rưỡi, thế nhưng dân số trên hành tinh này là 6 hay 7 tỉ người. Chắc chắn là nhiều Kitô hữu trong các người, nhất là ở Phi Châu và Mỹ Châu Latinh, thế nhưng các người vẫn là một thiểu số.
 
"Chúng tôi bao giờ cũng vậy, thế nhưng vấn đề ngày nay không phải là ở chỗ đó. Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng là một thiểu số thực sự là một sức mạnh. Chúng ta cần phải trở nên một thứ dậy men của đời sống và của tình yêu thương, và thứ dậy men này hoàn toàn nhỏ hơn là cả đống trái cây, bông hoa và cây cối là những gì được xuất phát từ nó. Tôi tin rằng tôi đã nói là đích điểm của chúng ta không phải là việc dụ giáo mà là lắng nghe các nhu cầu, các ước muốn và các thứ bất mãn, nỗi thất vọng, niềm hy vọng. Chúng ta cần phải phục hồi lại niềm hy vọng cho giới trẻ, giúp đỡ giới già, hướng về tương lai, truyền đạt tình yêu. Hãy trở nên nghèo khó trong thành phần nghèo khó. Chúng ta cần bao gồm cả thành phần bị loại trừ và rao giảng hòa bình. Công Đồng Chung Vatican II, được hứng khởi bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan, đã quyết định nhìn về tương lai bằng một tinh thần tân tiến và cởi mở trước nền văn hóa tân tiến. Các vị Nghị Phụ của Công Đồng này biết rằng vấn đề cởi mở với văn hóa tân tiến là ở chỗ nhắm đến vấn đề đại kết tôn giáo và đối thoại với thành phần vô tín ngưỡng. Thế nhưng, sau đó chiều hướng này lại rất ít được thực hiện. Tôi thì thấp kém mà lại tham vọng thực hiện một cái gì đó".
 
38- Cũng vì xã hội tân tiến khắp thế giới, tôi tự động chen vào, đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng sâu xa, chẳng những về kinh tế mà còn về xã hội và tinh thần nữa. Mở đầu cho cuộc gặp gỡ của chúng ta ngài đã diễn tả một thế hệ bị đè bẹp dưới sức nặng của hiện tại. Ngay cả chúng tôi là thành phần vô tín ngưỡng cũng cảm thấy sức nặng hầu như về nhân văn này. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn đối thoại với thành phần tín hữu cũng như với những ai tiêu biểu nhất đại diện cho họ.
 
"Tôi không biết tôi có phải là đệ nhất trong số những ai đại diện cho họ hay chăng, thế nhưng Đấng Quan Phòng đã đặt tôi làm đầu Giáo Hội và Giáo Phận của Thánh Phêrô. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể để hoàn thành sứ vụ đã được ủy thác cho tôi".
 
39- Chúa Giêsu, như ngài đã vạch ra, đã nói: Các con hãy yêu thương tha nhân như bản thân mình. Ngài có nghĩ rằng điều này đã xẩy ra hay chăng?
 
"Tiếc thay, chưa. Tính vị kỷ đã từng gia tăng và tình yêu thương những người khác đã bị tụt giảm".
 
40- Vậy thì đó là đích điểm chung của chúng ta: ít là làm cân bằng cái cường độ của hai thứ tình yêu này. Giáo Hội của ngài có sẵn sàng và được trang bị để thực hiện cộng việc này hay chưa?
 
"Ông nghĩ sao?"
 
41- Tôi nghĩ vấn đề yêu thích quyền lực trần thế vẫn còn mãnh liệt ở bên trong các bức tường của Vatican cũng như nơi cấu trúc về tổ chức của toàn thể Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng vấn đề về cơ cấu nổi nang hơn giới nghèo, hơn Giáo Hội truyền giáo mà ngài muốn thấy.
 
 
"Thật vậy, nó là như thế đó, và trong lãnh vực này thì ông không thể nào làm phép lạ được đâu. Xin cho tôi được nhắc nhở với ông rằng ngay cả Thánh Phanxicô vào thời điểm của ngài cũng đã phải thực hiện những cuộc thương thuyết lâu dài với hàng giáo phẩm Rôma và Giáo Hoàng để luật lệ của dòng ngài được chuẩn nhận. Dần dần thì ngài cũng được phê chuẩn thế nhưng với những thay đổi và dung hòa quan trọng".
 
42- Thế ngài có theo đường lối ấy hay chăng?
 
"Tôi không phải là Phanxicô Assisi và tôi không có sức mạnh và thánh đức của ngài. Thế nhưng tôi là vị Giám Mục ở Rôma và là Giáo Hoàng của thế giới Công Giáo. Việc đầu tiên tôi đã quyết định đó là chỉ định một nhóm 8 vị hồng y làm cố vấn của tôi. Không phải là thành phần nịnh thần mà là những người khôn ngoan mới thông cảm được những cảm giác của tôi. Đó là việc khởi đầu của một Giáo Hội với một tổ chức không chỉ từ trên xuống dưới mà còn theo hàng ngang nữa. Khi Đức Hồng Y Martini nói về việc tập trung vào các công đồng và thượng nghị thì ngài biết được là thời gian bao lâu và khó khăn ra sao nếu theo chiều hướng ấy. Mềm mỏng nhưng mạnh mẽ và kiên cường".
 
43- Còn chính trị thì thế nào?
 
"Tại sao ông lại hỏi tôi chứ? Tôi đã nói rằng Giáo Hội sẽ không xen vô chính trị mà.
 
44- Thế nhưng mới mấy ngày trước đây ngài đã kêu gọi người Công giáo tham gia cả dân sự lẫn chính trị. (Biệt chú của người dịch Việt ngữ: ở đây nhân vật phỏng vấn ĐTC muốn nhắc đến bài ngài giảng trong thánh lễ ở Nhà Thánh Matta ngày 16/9/2013, xin xem lại ở cái link sau đây:  http://www.thoidiemmaria.net/TDM2013/GHHT/DTCPhanxico-NhungMauBanhVun.htm)
 
"Tôi không chỉ ngỏ lời với những người Công giáo mà còn với tất cả mọi người thành tâm thiện chí. Tôi nói rằng chính trị là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động về dân sự và có lãnh vực hành động riêng mà không phải là lãnh vực của tôn giáo. Các cơ cấu chính trị tự nó là trần thế và hoạt động ở những phạm vi độc lập. Tất cả các vị tiền nhiệm của tôi đã nói giống như nhau, ít là qua nhiều năm nay, bằng những giọng điệu khác nhau. Tôi tin rằng những người Công Giáo tham gia chính trị là thành phần cưu mang các thứ giá trị về tôn giáo của họ nơi mình, thế nhưng họ có một nhận thức trưởng thành và chuyên môn trong việc áp dụng chúng. Giáo Hội sẽ không bao giờ vượt ra ngoài công việc bày tỏ và gieo rắc các thứ giá trị của mình, ít là bao lâu tôi còn đây".
 
45- Thế nhưng điều này không luôn xẩy ra với Giáo Hội.
 
"Hầu như không bao giờ xẩy ra. Là một tổ chức Giáo Hội thường bị chi phối bởi chủ nghĩa thời gian tính (temporalism) và nhiều phần tử cùng với các vị lãnh đạo Công Giáo thâm niên vẫn cảm thấy như vậy. Thế nhưng bây giờ để tôi hỏi ông một vấn đề, đó là ông, một người đời không tin Thiên Chúa vậy thì ông tin gì? Ông là một nhà văn và là một nhà tư tưởng. Ông tin cái gì, ông cần phải có một thứ giá trị nổi bật nào đó chứ. Đừng trả lời tôi bằng chữ nghĩa như thành tín, kiếm tìm, nhãn quan về công ích, tất cả mọi nguyên tắc và giá trị quan trọng thế nhưng đó không phải là những gì tôi muốn hỏi. Tôi muốn hỏi ông rằng ông nghĩ yếu tính của thế giới này là gì, thật sự là của vũ trụ này. Dĩ nhiên là ông cần phải tự hỏi mình, như mọi người khác, chúng ta là ai, chúng ta từ đâu mà đến, chúng ta đang đi về đâu. Ngay cả trẻ em cũng đặt những vấn nạn này. Còn ông thì sao?
 
(còn tiếp một lần nữa)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tượng Đức Mẹ Lộ Đức Đứng Nguyên Vẹn Sau Cơn Động Đất Ở Phi Luật Tân (10/17/2013)
Ví Dụ (10/17/2013)
"giáo Hoàng: Giáo Hội Sẽ Thay Đổi Ra Sao" (46-52) (10/17/2013)
Đức Thánh Cha Giải Thích ”giáo Hội Tông Truyền” (10/17/2013)
Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Nhân Ngày Lương Thực (10/17/2013)
Tin/Bài cùng ngày
130 Câu Chuyện Nhà Đạo (10/16/2013)
Tin/Bài khác
Truyền Giáo (10/15/2013)
"giáo Hoàng: Giáo Hội Sẽ Thay Đổi Ra Sao" (14--36) (10/15/2013)
Đức Thánh Cha Cám Ơn Đhy Bertone Và Chào Đức Tgm Parolin (10/15/2013)
Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc Xxxiii (10/15/2013)
Chúa Gửi Thánh Nữ Teresa Avila Đến Hỏa Ngục (10/15/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768