Giáo Hoàng: Giáo Hội sẽ thay đổi ra sao"
Đức Thánh Cha Phanxicô đối thoại với một nhân vật bỏ đức tin Công Giáo nhưng chưa hoàn toàn vô thần (tiếp) 14- Có phải là ngài đã được ơn kêu gọi còn còn trẻ? "Không, không trẻ lắm. Gia đình của tôi muốn tôi có một nghề khác, muốn tôi làm việc, kiếm được một chút tiền bạc. Tôi đã lên đại học. Tôi cũng có một vị thày là người tôi rất kính trọng và trở thành bạn hữu, cũng là một người công sản nhiệt thành. Bà thường đọc những tài liệu của Đảng Cộng Sản cho tôi nghe và đưa chúng cho tôi đọc. Bởi vậy mà tôi cũng biết được cính quan niệm duy vật ấy. Tôi nhớ rằng bà cũng trao cho tôi bản tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ bênh vực Rosenbergs, một cặp vợ chồng đã bị lên án tử. Người phụ nữ tôi đang nói đến sau đó đã bị giam nhốt, hành hình và sát hại bởi chính thể độc tài bấy giờ đang cai trị Á Căn Đình". 15- Ngài đã bị Chủ Nghĩa Cộng Sản mê hoặc ở chỗ nào? "Chủ nghĩa duy vật của bà ta không chi phối nổi tôi. Thế nhưng biết về nó qua một con người can đảm và chân tình là những gì hữu ích. Tôi đã nhận thức được ít điều, một khía cạnh về xã hội mà rồi tôi đã thấy trong giáo huấn về xã hội của Giáo Hội". 16- Thần học giải phóng, một thứ thần học đã bị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyệt thông, đã lan rộng ở Mỹ Châu La Tinh. "Phải, nhiều phần tử của nó là người Á Căn đình". 17- Ngài có nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng cần phải chống lại họ hay chăng? "Chắc chắn là nó đã cống hiến một khía cạnh nào đó về chính trị cho khoa thần học của họ, thế nhưng nhiều người trong họ là những tín hữu và có một quan niệm khá về nhân bản". 18- Thưa Đức Thánh Cha, tôi có thể nói với ngài mấy điều về quá khứ văn hóa của tôi chăng? Tôi đã được nuôi dưỡng bởi một người mẹ rất ư là Công giáo. Ở vào tuổi 12, tôi đã thắng một cuộc thi giáo lý được tất cả các giáo phận ở Rôma tổ chức và tôi đã được một giải của Tòa Giám Mục Rôma. Tôi rước lễ mỗi Thứ Sáu đầu tháng, nói cách khác, tôi là một người Công Giáo hành đạo và là một tín hữu thực sự. Thế nhưng, tất cả đã thay đổi khi tôi lên trung học. Trong các sách triết lý chúng tôi phải học, tôi đã đọc tác phẩm 'Discourse on Method - Bàn về Phương Thức' của Descartes và tôi đã bị tác động bởi một cụm từ mà giờ đây đã trở thành thần tượng, đó là 'tôi nghĩ tưởng nên tôi hiện hữu'. Như thế thì cá nhân đã trở thành nền tảng cho việc hiện hữu của nhân loại, đã trở thành vị thế của tư tưởng tự do. "Tuy nhiên, Descartes không bao giờ chối bỏ đức tin vào một vị Thiên Chúa siêu việt". 19- Đúng thế, nhưng ông ta đã đặt nền tảng cho một thứ nhãn quan rất khác biệt và tôi đã chấp nhận theo đuổi con đường ấy, một con đường mà sau đó những gì tôi đọc cũng thích hợp như vậy nên đã đưa tôi đến một nơi khác hẳn. "Tuy nhiên, theo chỗ hiểu biết của tôi, thì ông là một người vô tín ngưỡng chứ không phải là một người chống giáo quyền (anti-clerical). Hai điều này là những gì rất khác nhau. 20- Đúng, tôi không phải là người chống giáo hội, nhưng tôi trở thành như thế khi tôi gặp một người chủ trương duy giáo quyền (clericalist). Ngài mỉm cười và nói: "Tôi cũng thế khi tôi gặp một người chủ trương duy giáo quyền thì tôi đột nhiên trở nên chống giáo quyền. Chủ nghĩa chống giáo quyền (claricalism) không được phép có liên hệ gì với Kitô giáo. Thánh Phaolô, vị đầu tiên nói với Dân Ngoại, với những người vô đạo, nói với các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, là người đầu tiên đã dạy chúng ta như thế". 21- Thưa Đức Thánh Cha, tôi có thể hỏi ngài hay chăng những vị thánh nào ngài cảm thấy gần gủi nhất với linh hồn của ngài, những vị thánh đã ảnh hưởng đến cảm nghiệm đạo giáo của ngài? "Thánh Phaolô là người đã đặt nền tảng cho tôn giáo của chúng và niềm tin của chúng ta. Ông không thể là một Kitô hữu ý thức mà lại không có Thánh Phaolô. Ngài đã chuyển dịch giáo huấn của Chúa Kitô thành một cơ cấu tín lý, đến độ, ngay cả có những thêm thắt của vô vàn tư tưởng gia, thần học gia và các vị mục tử, vẫn kiên vững và còn tồn tại sau hai ngàn năm. Rồi có các Thánh Âu Quốc Tinh, Thánh Biển Đức, Thánh Thomas và Thánh Ignatius. Tất nhên là Thánh Phanxicô. Tôi có cần phải giải thích lý do tại sao hay chăng? Phanxicô - tôi muốn gọi ngài như thế vì chính bản thân vị Giáo Hoàng này đã đề nghị thế qua cách ngài nói năng, cách ngài mỉm cười, nơi những lần ngài lấy làm lạ lùng hô lên và hiểu được... - nhìn tôi như thế phấn khích tôi đặt ra những câu hỏi thậm chí gây hổ thẹn và làm lúng túng hơn nữa cho những ai đang dẫn dắt Giáo Hội. Vậy tôi hỏi ngài rằng: ngài đã giải thích tầm quan trọng của Thánh Phaolô và vai trò thánh nhận thực hiện, thế nhưng tôi muốn biết ai trong những vị được ngài liệt kê cảm thấy gần linh hồn ngài hơn? (22) "Ông đang yêu cầu tôi xếp hạng, thế nhưng những thứ phân loại là những gì giành cho các môn thể thao hay những thứ giống như thế. Tôi có thể nói với ông về tên tuổi của những cầu thủ túc cầu đệ nhất ở Á Căn Đình. Thế còn các vị thánh thì..." 23- Họ nói đùa cợt với bọn bất lương, ngài biết câu tục ngữ này? "Đúng thế. Nhưng tôi không muốn tránh né câu hỏi của ông, vì ông không yêu cầu tôi xếp hạng tầm quan trọng về văn hóa và tôn giáo của các vị mà là ai gần gũi nhất với tâm hồn của tôi. Vậy tôi có thể nói là Thánh Âu Quốc Tinh và Phanxicô. 24- Không phải là Thánh Ignatiu, vị thành lập dòng mà ngài thuộc về hay sao? "Theo những lý do dễ hiểu thì Thánh Ignatius là vị thánh tôi biết hơn các vị khác. Ngài đã thành lập Hội Dòng của chúng tôi. Tôi xin nhắc ông rằng Đức Hồng Y Carlo Maria Martini cũng từ dòng này mà ra, một người rất thân thiết với tôi cũng như với ông. Các tu sĩ Dòng Tên đã và đang là yếu tố nẩy nở - không phải là yếu tố duy nhất nhưng có lẽ là yếu tố tác dụng nhất - của thế giới Công Giáo về văn hóa, giáo huấn, công cuộc truyền giáo, lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Thế nhưng, Thánh Ignatius, vị sáng lập Hội Dòng này, cũng là một nhà cải cách và một thần bí gia. Nhất là một thần bí gia". 25- Vậy ngài có nghĩ rằng các thần bí gia đã từng là thành phần quan trọng đối với Giáo Hội hay chăng? "Họ là thành phần chính yếu. Một tôn giáo không có các thần bí gia chỉ là một thứ triết lý". 26- Ngài có ơn gọi thần bí hay chăng? "Ông nghĩ sao?" 27- Tôi không nghĩ như thế. "Ông có lẽ đúng đấy. Tôi ái mộ các thần bí gia; Thánh Phanxicô cũng vậy ở nhiều khía cạnh trong đời sống của ngài, thế nhưng tôi không nghĩ là tôi có ơn gọi này, và vì thế chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa sâu xa của từ ngữ này. Con người thần bí làm sao để bản thân thoát khỏi hoạt động, khỏi các sự kiện, khỏi các mục tiêu và thậm chí khỏi cả sứ vụ mục vụ mà vươn lên cho tới chỗ hiệp thông với các Phúc Đức. Đó là những giây phút ngắn ngủi nhưng lại tràn đầy trọn cuộc sống". 28- Điều ấy đã bao giờ xẩy ra cho ngài hay chưa? "Hiếm lắm. Chẳng hạn, vao lúc mật nghị hồng y bầu tôi làm Giáo Hoàng. Trước khi tôi chấp nhận tôi đã xin phép được giành ra ít phút trong căn phòng sát với bao lơn xin xuống quảng trường Thánh Phêrô. Dầu của tôi hoàn toàn trống rỗng và tôi đã bị bao chiếm bới một nỗi lo âu cả thể. Để tránh khỏi nỗi lo âu này và thư giãn tôi đã nhắm mắt lại và không nghĩ gì hết, thậm chí nghĩ đến việc từ chối chấp nhận trách vụ này, như tiến trình phụng vụ cho phép. Tôi đã nhắm mắt lại và tôi không còn bất cứ lo âu hay xúc động nào nữa. Bỗng chốc tôi cảm thấy mình tràn đầy một thứ ánh sáng rạng ngời. Nó kéo dài trong chốc lát nhưng đối với tôi nó dường như rất lâu. Thế rồi ánh sáng này mờ dần, tôi bật người dậy và tiến vào căn phòng là nơi các vị hồng y đang chờ tôi và trên bàn đặt sẵn nghi thức chấp thuận. Tôi đã ký vào đó, Đức Hồng Y xử lý cũng ký vào đó, rồi sau đó ở ngoài bao lơn có tiêng tuyên bố 'Habemus Papam - Chúng ta đã có giáo hoàng'". 29- Chúng tôi thinh lặng một chút, rồi tôi nói: chúng ta đang nói về các vị thánh mà ngài cảm thấy gần gũi nhất với tâm hồn của ngài và chúng ta đã nói tới Thánh Âu Quốc Tinh. Ngài sẽ nói cho tôi biết lý do tại sao ngài cảm thấy rất gần gũi với thánh nhân? "Ngay cả đối với vị tiền nhiệm của tôi thì Thánh Âu Quốc Tinh cũng là một điểm qui chiếu. Vị thánh này đã trải qua nhiều thăng trầm trong đời sống của mình và đã thay đổi chủ trương về tín lý của mình mấy lần. Thánh nhân cũng có những lời nói khó nghe đối với người Do Thái là những gì tôi không bao giờ đồng ý. Ngài đã viết nhiều sách và cuốn tôi nghĩ cho thấy cái thâm tâm tri thức và thiêng liêng của thánh nhân là cuốn 'Tự Thú', trong đó cũng cho thấy một số điều về thần bí, thế nhưng thánh nhân không phải, như nhiều người nghĩ, là một thứ tiếp nối của Thánh Phaolô. Thật vậy, thánh nhân thấy Giáo Hội và đức tin ở những cách thức rất khác với Thánh Phaolô, có lẽ vì khoảng cách 4 thế kỷ giữa vị này với vị kia". 30- Thưa Đức Thánh Cha, đâu là điểm khác biệt? "Đối với tôi, nó nằm ở hai khía cạnh quan trọng. Thánh Âu Quốc Tinh cảm thấy bất lực trước tính chất bao la của Thiên Chúa cũng như trước những công việc mà một Kitô hữu và một vị giám mục cần phải hoàn thành. Thật vậy, ngài chắc chắn là không bất lực, thế nhưng ngài đã cảm thấy rằng linh hồn của mình bao giờ cũng kém cỏi hơn là ngài mong muốn và cần nó phải là. Vì vậy ân sủng do Chúa ban phát như là một yếu tố căn bản của đức tin. Của đời sống. Của ý nghĩa cuộc đời. Ai không được ân sủng tác động có thể là một người, như họ nói, không có khiếm khuyết và không biết sợ hãi, nhưng họ sẽ không bao giờ như một con người được ân sủng tác động. Đó là minh thức của Thánh Âu Quốc Tinh". 31- Ngài có được ân sủng tác động hay chăng? "Không ai có thể biết điều này. Ân sủng không thuộc về nhận thức, nó là một thực chất ánh sáng trong linh hồn của chúng ta, không phải là kiến thức hay lý trí. Ngay cả lúc ông không nhận thức cũng có thể được ân sủng tác động. 32- Dù không có đức tin hay sao? Dù không phải là một tín hữu hay sao? "Ân sủng liên quan đến linh hồn". 33- Tôi không tin linh hồn. "Ông không tin linh hồn thế mà ông vẫn có linh hồn". 34- Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã nói rằng ngài không hế có ý muốn hoán cải tôi và tôi không nghĩ rằng ngài sẽ thành công đâu? "Chúng ta không thể nào biết được điều ấy, thế nhưng tôi không hề có ý định như thế". 35- Còn Thánh Phanxicô thì sao? "Thánh nhân là con người cao cả, vì ngài có hết mọi sự. Ngài là một con người muốn làm nhiều sự, muốn xây dựng, ngài đã lập một dòng tu cùng các lề uật của nó, ngài là một con người lưu động và là một nhà truyền giáo, một thi sĩ và là một vị tiên tri, ngài là một con người thần bí. Ngài thấy sự dữ trong con người của ngài và loại trừ nó. Ngài yêu chuộng thiên nhiên, thú vật, một mảng trên bãi cõ và chím bay trên trời. Thế nhưng, trên hết ngài yêu thương con người, trẻ em, người già, nữ giới. Ngài là một gương mẫu sáng chói nhất về tình yêu thương nhau là những gì chúng ta đã nói đến trước đây".
36- Đức Thánh Cha nói đúng, ngài đã diễn tả tuyệt vời. Thế nhưng tại sao không vị tiền nhiệm nào của ngài đã từng chọn danh hiệu này? Và tôi cũng tin rằng sau ngài sẽ không còn ai khác chọn danh hiệu ấy.
"Tôi không biết điều đó, chúng ta đừng suy đoán về tương lai. Đúng thế, không vị nào chọn danh hiệu này trước tôi. Ở đây chúng ta đụng đến một vấn đề của các vấn đề. Ông có dùng nước gì chăng?" Cám ơn ngài, có lẽ là một ly nước lạnh. Ngài đứng lên, mở cửa ra và xin ai đó ở lối vào mang đến cho 2 lý nước lã. Ngài hỏi tôi có uống cà phế chăng, tôi thưa không. Nước được mang đến. Vào lúc kết thúc cuộc nói chuyện của chúng tôi, ly nước của tôi hết sạch nhưng của ngài thì vẫn còn nguyên. Ngài thông giọng xong rồi bắt đầu nói tiếp. "Thánh Phanxicô muốn có một dòng hành khất và một dòng lưu động. Những nhà truyền giáo là thành phần muốn gặp gỡ, lắng nghe, giúp đỡ, truyền bá đức tin và tình yêu. Nhất là tình yêu. Và ngài đã mơ tưởng về một Giáo Hội nghè khổ biết chăm sóc người khác, lãnh nhận sự trợ giúp về vật chất và sử dụng vật chất để hỗ trợ người khác mà không quan tâm đến mình. Thế rồi từ dó tám trăm năm đã trôi qua và thời gian đã thay đổi, thế nhưng lý tưởng của một vị truyền giáo về một Giáo Hội nghèo vẫn còn giá trị hơn nữa. Đó vẫn là một Giáo Hội được Chúa Giêsu và các môn đệ của Người rao giảng".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
|