"Giáo Hoàng: Giáo Hội sẽ thay đổi ra sao"
Đức Thánh Cha Phanxicô đối thoại với một nhân vật bỏ đức tin Công Giáo nhưng chưa hoàn toàn vô thần
(tiếp) 5- Thưa Đức Thánh Cha, phải chăng chỉ có một nhãn quan về Sự Thiện? Và ai là người ấn định nó là gì?
"Mỗi người chúng ta đều có một quan điểm về sự lành và sự dữ. Chúng ta cần phải khuyến khích con người ta tiến về những gì họ nghĩ là Tốt Lành". 6- Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã viết điều đó trong thư ngài gửi cho tôi. Ngài đã nói rằng lương tâm là những gì tự lập (autonomous), và ai cũng cần phải tuân theo lương tâm của mình. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những bước tiến can đảm nhất được một vị Giáo Hoàng thực hiện. "Tôi xin lập lại điều này ở đây. Hết mọi người đều có ý nghĩ riêng về lành và dữ và cần phải theo đuổi sự lành và chống trả sự dữ theo quan niệm của họ. Điều này đủ để làm cho thế giới này trở thành một nơi chốn tốt đẹp hơn". 7- Giáo Hội có đang làm như thế hay chăng? "Có, đó là mục đích cho sứ vụ của chúng tôi: ở chỗ nhận ra các nhu cầu về thể chất cũng như phi thể chất của con người để cố gắng đáp ứng chúng bao nhiêu có thể. Ông có biết agape là gì không?" 8- Vâng, tôi biết. "Đó là yêu thương người khác, như Chúa của chúng ta đã dạy. Nó không phải là việc dụ giáo mà là yêu thương. Tình yêu thương đối với tha nhân của mình, yếu tố làm nẩy sinh nên những gì giúp cho công ích. 9- Yêu tha nhân như bản thân mình. "Đúng là như vậy". 10- Theo giáo huấn của mình, Chúa Giêsu nói rằng agape, tình yêu thương người khác, là cách thức duy nhất để kính mến Thiên Chúa. Nếu tôi sai xin ngài sửa sai cho tôi. "Ông không sai. Con Thiên Chúa đã nhập thể nơi linh hồn của con người là để truyền đạt cảm thức huynh đệ. Tất cả đều là anh em và tất cả đều là con cái của Thiên Chúa. Abba, như Người đã thưa cùng Cha. Người đã nói rằng Thày sẽ tỏ cho các con thấy đường lối. Hãy theo Thày các con sẽ thấy Cha và tất cả các con sẽ là con cái của Ngài rồi Ngài sẽ hân hoan vui mừng trong các con. Agape, tình yêu thương của mỗi người chúng ta đối với người khác, từ người gần nhất cho đến người xa nhất, thật sự là đường lối duy nhất được Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta để tìm được con đường cứu độ và của các Phúc Đức (Beatitudes). 11- Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng tình yêu thương tha nhân của mình tương đương với những gì chúng ta giành cho bản thân mình. Vậy thì những gì mà nhiều người gọi là yêu bản thân mình (narcissism) được công nhận là có giá trị, tích cực, như tình yêu thương người khác. Chúng ta đã nói nhiều về khía cạnh này. Đức Giáo Hoàng nói: "Tôi không thích chữ yêu bản thân mình, vì nó bộc lộ một thứ yêu thương quá đáng giành cho bản thân mình và vì thế không tốt, nó có thể gây ra thiệt hại trầm trọng chẳng những cho linh hồn của những ai bị lây nhiễm mà còn cho cả ở nơi mối liên hệ với người khác nữa, với xã hội mà họ đang sống. Vấn đề thực sự trục trặc là ở chỗ những ai bị lây nhiễm bởi điều này - nó thực sự là một thứ lệch lạc về tâm thần - là thành phần có nhiều quyền lực. Thường những ai làm đầu là thành phần yêu bản thân mình. 12- Nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội đã từng là thành phần yêu bản thân mình. "Ông có biết tôi đang nghĩ gì về vấn đề này hay chăng? Những vị làm đầu của Giáo Hội đã thường là thành phần yêu bản thân mình (narcissists), được tâng bốc và xúc động trước nịnh thần (courtiers) của mình. Việc nịnh thần (the court) này là thứ đồ cùi hủi (leprosy) của chức vị giáo hoàng". 13- Thứ đồ cùi hủi của chức vị giáo hoàng, đó là lời thực sự của ngài. Thế nhưng thứ nịnh thần này là gì? Có lẽ ngài ám chỉ đến tòa thánh chăng? "Không, đôi khi có các nịnh thần ở tòa thánh, thế nhưng tòa thánh nói chung là vấn đề khác. Nó là những gì ở trong quân đội được gọi là văn phòng sĩ quan hậu cần (the quartermaster's office), nó quản trị các dịch vụ giúp cho Tòa Thánh. Thế nhưng, nó có một nhược điểm, đó là Vatican chính yếu (Vatican-centric). Nó thấy và tìm kiếm ích lợi của Vatican là những gì hầu hết vẫn là những lợi ích trần gian. Quan điểm Vatican chính yếu này là những gì bỏ quên đi thế giới quanh chúng ta. Tôi không có cùng quan điểm này và tôi sẽ làm mọi sự có thể để thay đổi quan điểm ấy. Giáo Hội là hay phải trở về với tình trạng là một cộng đồng dân Chúa, và các linh mục, giám mục, có trách nhiệm chăm sóc các linh hồn, cần phải phục vụ Dân Chúa. Giáo Hội như thế vậy, một từ ngữ không có gì khác lạ với Tòa Thánh, nơi có phận vụ của riêng mình tuy quan trọng nhưng là để phục vụ Giáo Hội. Tôi sẽ không thể có trọn vẹn đức tin vào Thiên Chúa cũng như vào Con của Ngài nếu tôi không được giáo dục trong Giáo Hội, và nếu tôi không may mắn được ở Á Căn Đình, mà thiếu vắng cộng đồng này tôi đã không nhận thức được bản thân mình và đức tin của mình".
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
|