Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Đtc Phanxicô :mẹ Giáo Hội, Ngày Thánh Mẫu
|
|
Thứ Năm, Ngày 12 tháng 9-2013
|
Hôm qua, Thứ Tư hằng tuần, ĐTC Phanxicô tiếp tục trở lại với loạt bài giáo lý của ngài về Giáo Hội đang còn dang dở trước mùa hè, sau những bài giáo lý trước đó thứ tự như sau: Bài 24: Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần Bài 23: Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô Bài 22: Giáo Hội là Dân Chúa Bài 21: Giáo Hội là Gia Đình của Chúa Trong bài giáo lý thứ 25 trong loạt bày về các tín điều cuối cùng trong Kinh Tin Kính này của mình, tiếp theo loạt bài 13 bài mở đầu của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về Đức Tin trong Năm Đức Tin, ĐTC Phanxicô đã nêu lên cho chúng ta những câu hỏi liên quan đến mối liên hệ mật thiết giữa chúng ta với Giáo Hội, ở chỗ, chúng ta cần phải làm sao để chẳng những luôn ý thức được thân phận của mình là con cái được Giáo Hội Mẹ sinh thành dưỡng dục, mà còn nỗ lực thực hiện cả sứ vụ của mình trong việc đóng vai trò làm Mẹ Giáo Hội để sinh sản sự sống đức tin trên trần gian này nữa. ĐTC Phanxicô cũng đề cập đến trong bài giáo lý thứ 25 này một tâm trạng hiện nay trong Giáo Hội ở nơi không ít Kitô hữu Công giáo, đó là tâm trạng: "Tôi tin Thiên Chúa nhưng không tin Giáo Hội... Tôi đã nghe rằng Giáo Hội nói... linh mục nói..." Các vị linh mục là một chuyện, nhưng Giáo Hội không chỉ làm nên bởi các vị linh mục, tất cả chúng ta là Giáo Hội! Và nếu anh chị em nói rằng anh chị em tin Thiên Chúa và không tin Giáo Hội là anh chị em nói rằng anh chị em không tin vào bản thân mình, như thế thì mẫu thuẫn. Tất cả chúng ta là Giáo Hội". (Ở dưới bài giáo lý này là một chút tin tức về Đức Giáo Hoàng được VIS phổ biến hôm nay) GIÁO HỘI MẸ / MẸ GIÁO HỘI: GIÁO HỘI "TẠO NÊN" KITÔ HỮU - KITÔ HỮU "LÀM NÊN" GIÁO HỘI Anh Chị Em thân mến, xin chào anh chị em! Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giáo lý về Giáo Hội trong "Năm Đức Tin". Trong số những hình ảnh được Công Đồng Chung Vaticanô II chọn để giúp cho chúng ta hiểu hơn về bản chất của Giáo Hội đó là hình ảnh về "Người Mẹ": Giáo Hội là Người Mẹ của chúng ta trong đức tin, trong đời sống siêu nhiên (cf. Dogmatic Constitution Lumen Gentium, 6.14.15.41.42). Đó là một trong những hình ảnh được các vị Giáo Phụ sử dụng nhiều nhất ở những thế kỷ đầu, và tôi nghĩ nó cũng có thể được chúng ta sử dụng nữa. Đối với tôi thì nó là một trong những hình ảnh đẹp nhất về Giáo Hội: Giáo Hội Mẹ (the Mother Church)! Mẹ Giáo Hội (the Church Mother) theo nghĩa gì và ở chỗ nào? Chúng ta bắt đầu từ thực tại về vai trò làm mẹ: một người mẹ thì làm những gì? Trước hết, người mẹ sinh sản sự sống; bà cưu mang con cái trong bụng dạ của mình chín tháng và rồi đem sự sống lại cho nó, sinh đẻ ra nó. Giáo Hội cũng giống như thế: Giáo Hội sinh chúng ta trong đức tin, bởi công việc của Thánh Linh làm cho Giáo Hội có khả năng sinh sản, như nơi Trinh Nữ Maria. Cả Giáo Hội và Đức Trinh Nữ đều là mẹ; điều gì nói về Giáo Hội cũng có thể nói về Đức Mẹ và điều gì nói về Đức Mẹ cũng có thể nói về Giáo Hội! Thật sự đức tin là một tác động riêng tư: "Tôi tin kính", tôi tự mình đáp ứng Thiên Chúa là Đấng đã tỏ mình ra và là Đấng muốn làm bạn với tôi (cf. Encyclical Lumen fidei, n. 39). Thế nhưng tôi lãnh nhận đức tin này từ những người khác, trong một gia đình, ở một cộng đồng dạy tôi tuyên xưng rằng "tôi tin kính", "chúng tôi tin kính". Kitô hữu không phải là một hòn đảo! Chúng ta không trở thành Kitô hữu từ trong một phòng thí nghiệm, chúng ta không trở thành Kitô hữu tự mình chúng ta và bởi sức của riêng mình; đức tin là một món quà, là một tặng vật Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội. Và Giáo Hội ban cho chúng ta sự sống đức tin này nơi Phép Rửa: tức là vào lúc chúng ta được sinh ra làm con cái của Thiên Chúa, lúc chúng ta được ban cho sự sống của Thiên Chúa, là lúc Giáo Hội sinh chúng ta ra như một Người Mẹ. Nếu anh chị em đến Chỗ Rửa Tội của Đền Thờ Gioan Laterano, đến vương cung thánh đường của Giáo Hoàng, ở bên trong có khắc một hàng chữ Latinh viết như thế này: "Ở nơi đây người ta được sinh ra từ nguồn gốc thần linh, được sinh ra bởi Thánh Linh là Đấng làm phong phú những thứ nước này; Giáo Hội Mẹ sinh con cái của mình ra nơi những sóng nước ấy". Điều này giúp chúng ta hiểu được một vấn đề quan trọng, đó là việc chúng ta được trở nên phần tử của Giáo Hội không phải là một biến cố bề ngoài hay hình thức, nó không phải là vấn đề viết thành giấy tờ chúng ta nhận được, mà là một tác động nội tâm và sống còn; người ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc về một xã hội nào đó, thuộc về một đảng phái hay bất cứ một tổ chức nào. Mối liên hệ đây là những gì sống còn, như là mối liên hệ với người mẹ của mình, vì, như Thánh Âu Quốc Tinh khẳng định: "Giáo Hội thật sự là Mẹ của Kitô hữu" (De moribus Ecclesiae, I, 30, 62-63; PL 32, 1336). Chúng ta hãy tự hỏi mình rằng: tôi thấy Giáo Hội ra sao? Nếu tôi biết ơn cha mẹ của tôi vì họ đã cống hiến cho tôi sự sống, thì tôi có tri ân Giáo Hội vì Giáo Hội đã sinh tôi vào đức tin qua Phép Rửa hay chăng? Một số người giơ tay, thế nhưng biết bao người không nhớ! Tuy nhiên, ngày lãnh nhận Phép Rửa là ngày sinh nhật của chúng ta với Giáo Hội, ngày Mẹ Giáo Hội của chúng ta đã sinh ra chúng ta! Giờ đây tôi cho anh chị em một bài làm ở nhà. Hôm nay, khi anh chị em về nhà, hãy tìm xem cho rõ ngày lãnh nhận Phép Rửa của mình, để cử hành ngày này, để tạ ơn Chúa về tặng ân ấy. Anh chị em có làm như thế không? Chúng ta có yêu mến Giáo Hội như chúng ta yêu mến người mẹ của chúng ta hay chăng, khi biết được và hiểu được những yếu kém của bà? Tất cả mọi người mẹ đều có những yếu kém, tất cả chúng ta đều có những yếu kém, thế nhưng khi nghe thấy có ai đó nói về những yếu kém của mẹ mình thì chúng ta bao che chúng, chúng ta yêu mến bà là vậy. Và Giáo Hội cũng có những yếu kém của mình: chúng ta có yêu mến Giáo Hội như cúng ta yêu mến mẹ của chúng ta hay chăng; chúng ta có giúp vào việc làm cho Giáo Hội nên mỹ miều hơn, chính thực hơn, theo như Chúa muốn hơn hay chăng? Tôi lưu lại cho anh chị em những câu hỏi này, thế nhưng đừng quên việc tìm xem ngày Rửa Tội của anh chị em để ghi nhớ ngày này và mừng ngày ấy. Một người mẹ không chỉ là người cống hiến sự sống, mà bà hết sức quan tâm giúp cho con cái của mình tăng trưởng, bà cho chúng sửa bú, nuôi dưỡng chúng, dạy chúng cách sống, luôn hỗ trợ chúng bằng những quan tâm của mình, bằng cảm tình của mình, bằng tình yêu của mình, ngay cả khi chúng đã lớn khôn. Trong việc muôi dưỡng và chăm sóc này bà cũng biết làm thế nào để sửa bảo, thứ tha, thông cảm; bà tỏ ra gần gũi chúng trong lúc yếu đau, lúc khổ đau. Tắt một lời, người mẹ tốt lành là người mẹ giúp con cái mình ra khỏi bản thân chúng, chứ không thoải mái nấp dưới cánh của người mẹ, như đám gà con dưới cánh của gà mẹ. Giáo Hội, như một Người Mẹ tốt lành, cũng làm y như thế: Giáo Hội hỗ trợ việc tăng trưởng của chúng ta bằng việc truyền đạt Lời Chúa là ánh sáng soi đường dẫn lỗi cho đời sống của người Kitô hữu, ban phát các Bí Tích. Giáo Hội dưỡng nuôi chúng ta bằng Thánh Thể, Giáo Hội ban cho chúng ta ơn tha thứ của Chúa qua Bí Tích Thống Hối, Giáo Hội nâng đỡ chúng ta trong lúc chúng ta yếu bệnh bằng Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Giáo Hội hỗ trợ chúng ta trong suốt cuộc sống đức tin, trong suốt cuộc đời Kitô hữu của chúng ta. Giờ đây chúng ta có thể tự hỏi mình những câu hỏi khác: Mối liên hệ giữa tôi với Giáo Hội ra sao? Tôi có coi Giáo Hội như là một Người Mẹ giúp tôi tăng trưởng như là một Kitô hữu hay chăng? Tôi có tham phần vào đời sống của Giáo Hội, tôi có cảm thấy là phần thể của Giáo Hội hay chăng? Mối liên hệ của tôi chỉ là hình thức bề ngoài hay là những gì sống còn? Còn một tư tưởng ngắn thứ ba nữa. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, có một thực tại rất ư là rõ ràng, đó là trong khi Giáo Hội là Mẹ của Kitô hữu, trong khi Giáo Hội "tạo nên" Kitô hữu, thì Giáo Hội cũng được "làm nên" bởi họ nữa. Giáo Hội không phải là một cái gì đó khác với chính bản thân chúng ta, nhưng được thấy như là toàn bộ các tín hữu, như cái "chúng ta" của Kitô hữu: tôi, anh chị em, tất cả chúng ta đều thuộc về Giáo Hội. Thánh Giêrônimô đã viết: "Giáo Hội Chúa Kitô chính là linh hồn của những ai tin vào Chúa Kitô" (Tract. Ps 86: PL 26, 1084). Bởi vậy, tất cả chúng ta, mục tử cũng như tín hữu, hãy sống vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Đôi khi tôi nghe thấy rằng: "Tôi tin Thiên Chúa nhưng không tin Giáo Hội... Tôi đã nghe rằng Giáo Hội nói... linh mục nói..." Các vị linh mục là một chuyện, nhưng Giáo Hội không chỉ làm nên bởi các vị linh mục, tất cả chúng ta là Giáo Hội! Và nếu anh chị em nói rằng anh chị em tin Thiên Chúa và không tin Giáo Hội là anh chị em nói rằng anh chị em không tin vào bản thân mình, như thế thì mẫu thuẫn. Tất cả chúng ta là Giáo Hội: từ một đứa bé vừa được rửa tội cho đến các vị Giám Mục, Giáo Hoàng; tất cả chúng ta là Giáo Hội và tất cả chúng ta đều bình đẳng trước con mắt của Thiên Chúa! Tất cả chúng ta được kêu gọi hợp tác trong việc cống hiến đức tin cho các tân Kitô hữu; tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành nhà giáo dục về đức tin, trong việc loan báo Phúc Âm. Mỗi một người chúng ta cần phải tự hỏi mình rằng: Tôi làm gì để người khác có thể chia sẽ đức tin Kitô giáo? Tôi có trở nên phong phú về đức tin hay bị cạn kiệt đức tin của tôi? Khi tôi nói rằng tôi yêu mến một Giáo Hội không khép kín mình lại mà là vươn mình ra, là chuyển biến, thậm chí đến liều mình, để mang Chúa Kitô đến cho tất cả mọi người, là tôi nghĩ đến tất cả mọi người, nghĩ đến bản thân tôi, nghĩ đến anh chị em, nghĩ đến hết mọi Kitô hữu. Tất cả chúng ta đều tham phần vào vai trò làm mẹ của Giáo Hội, để ánh sáng của Chúa Kitô chiếu đến tận cùng trái đất. Muôn năm Mẹ Thánh Giáo Hội! Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 11/9/2013 - http://www.zenit.org/en/articles/on-the-church-as-a-mother (những chỗ in mầu và nghiêng là do người dịch tự ý nhấn mạnh) Lịch sinh hoạt của ĐTC Phanxicô trong 3 tháng cuối phụng niên, 9-10-11/2013, có 4 biến cố đặc biệt sau đây: 1- Thứ Hai 30/9/2013, ĐTC sẽ họp để quyết nghị về ngày phong thánh cho một số vị chân phước, trong đó có ĐTC GPII 2- Thứ Sáu ngày 4/10/2013, ĐTC sẽ viếng thăm Assisi là quê hương của Thánh Phanxicô Khó Khăn, vị thánh ngài đã lấy làm danh hiệu giáo hoàng của ngài và theo tinh thần của vị thánh này. 3- Thứ Bảy 13/10/2013, ĐTC sẽ dâng lễ CN 28 Thường Niên vào lúc 10 giờ 30 sáng tại Quảng Trường Thánh Phêrô nhân dịp cử hành Ngày Thánh Mẫu trong Năm Đức Tin và theo tin tức thì ngài sẽ dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, như ĐTC Piô XII đã làm lần đầu tiên vào ngày 13/10/1942. ĐTC Phanxicô đã hiến dâng giáo triều của ngài, qua hàng giáo phẩm Bồ Đào Nha ngày 13/5/2013, và lần này Thánh Tượng Mẹ Fatima ở chính Đền Fatima (nơi Mẹ hiện ra) sẽ được chuyển về Vatican vào sáng Thứ Bảy 12/10/2013 để ĐTC cùng với cộng đồng dân Chúa canh thức từ tối Thứ Bảy này. Thánh Tượng Mẹ này là Thánh Tượng có viên đạn bắn vào ĐTC GPII ở trên triều thiên của Mẹ và là Thánh Tượng cũng đã được đưa về Vatican để ĐTC GPII, cùng với hàng giáo phẩm trên thế giới, hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984, nhờ đó đã xẩy ra biến cố Đông Âu cuối năm 1989 và sau đó là Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991 khi họ tự động giải thể chế độ cộng sản cho tới nay. 4- Chúa Nhật 24/11/2013, Lễ Chúa Kitô Vua, cũng là lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Bế Mạc Năm Đức Tin trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ 30 sáng. HOLY FATHER'S CALENDAR FROM SEPTEMBER TO NOVEMBER 2013 Vatican City, 12 September 2013 (VIS) – The Office of Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff has published the following calendar of liturgical celebrations over which the Holy Father will preside from September to November: SEPTEMBER Sunday, 22: Pastoral visit to Cagliari and to the Shrine of Our Lady of Bonaria. Sunday, 29: Twenty-sixth Sunday in Ordinary Time. At 10.30 a.m., Holy Mass in St. Peter's Square, on the occasion of the Day for Catechists. Monday, 30: At 10 a.m., Consistory Hall, Ordinary Public Consistory on several causes of canonisation. OCTOBER Friday 4: Pastoral visit to Assisi. Saturday 12: 5 p.m., Marian prayer in St. Peter's Square. Sunday 13: Twenty-eighth Sunday in Ordinary Time. At 10.30 a.m., Holy Mass in St. Peter's Square, on the occasion of the Marian Day. Sunday 27: Thirtieth Sunday in Ordinary Time. At 10.30 a.m., Holy Mass in St. Peter's Square, on the occasion of the Family Day. NOVEMBER Friday 1: Solemnity of All Saints. At 4 p.m. Holy Mass at the Cemetery of Verano. Saturday 2: All Souls Day. At 6 p.m. in the Vatican Grottoes, a moment of prayer for deceased Supreme Pontiffs. Monday 4: At 11.30 a.m. in the altar of the Cathedra in the Papal Chapel of the Vatican Basilica, Mass for the souls of cardinals and bishops who died during the year. Sunday 24: Solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe; at 10.30 a.m., in the Papal Chapel, St. Peter's Square, closing of the Year of Faith.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài khác
|
|