MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: lời kinh nguyện
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Canh Thức Tháng Thứ Tư, Suy Gẫm Về Thánh Giá Trong Cầu Nguyện
Thứ Năm, Ngày 29 tháng 8-2013

Kính gởi quý vị bài suy niệm về thánh giá và các phương pháp cầu nguyện Barnabas MCB đã soạn công phu để chúng ta suy gẫm trong tháng 4 năm 2013.

Nguyện xin ơn sủng và bình an của Chúa và Mẹ Maria ở cùng tất cả chúng ta và gia đình bạn bè  thân thuộc.
 
Cúc Nguyễn
 
CANH THỨC THÁNG THỨ TƯ
SUY GẪM VỀ THÁNH GIÁ TRONG CẦU NGUYỆN
 
Phản ảnh Trong tháng này, chúng ta tập trung vào đời sống cầu nguyện, cầu nguyện với thánh giá hằng ngày khi tiến về Golgotha , nơi gião đài thập tự.
 
MỞ ÐẦU
CẦU NGUYỆN
Ðói khát thiêng liêng:
Những người đo lường sự tiến bộ của việc cầu nguyện trên nền tảng của sự an ủi họ nhận được, được xem là người háu ăn – Thánh Gioan Thánh Giá
 
Sau đây là những cái nhìn về việc cầu nguyện:
 
ü      Cầu nguyện là tương quan giữa thần khí con người và Thần Khí của Chúa.
ü      Cầu nguyện là nói và nghe Chúa với lòng kính trọng.
ü      Cầu nguyện là tận hiến cho Chúa.
ü      Cầu nguyện là sự hy sinh.
ü      Cầu nguyện là hành vi đáp đền Quan Trọng Nhất của Bản Thể.
ü      Cầu nguyện là chấp nhận ý Chúa.
ü      Cầu nguyện là sự kết hiệp giữa con người và Chúa.
ü      Cầu nguyện là cảm tạ.
ü      Cầu nguyện là ngợi khen.
ü      Cầu nguyện là nhận thức liên lĩ về Chúa.
ü      Cầu nguyện là khẩn khoảng nài xin.
ü      Cầu nguyện là sự khao khát Chúa của linh hồn.
ü      Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên tới Chúa.
ü      Cầu nguyện là hành vi yêu thương.
ü      Cầu nguyện là sự đền đáp cho những việc làm tốt của Chúa. 
 
CẦU NGUYỆN ÐỐI VỚI LINH HỒN LÀ GÌ?
Thức ăn đối thể xác là gì thì cầu nguyện là thức ăn đối với linh hồn.
 
Khủng hoảng trong đời sống
Trong đời sống có nhiều khủng hoảng, khủng hoảng trong đời sống cộng đoàn, về đức vâng lời, về những lời thề hứa (hội đồng truyền giáo), căn bản của tất cả những khủng hoảng này là khủng hoảng về đức tin, căn bản của khủng hoảng đức tin là sự khủng hoảng trong cầu nguyện.
 
Nếu có những cuộc khủng hoảng cá nhân về đức tin, thì gốc rễ của nó là sự khủng hoảng trong cầu nguyện.
 
Chất Lượng của việc cầu nguyện
chất lượng của việc cầu nguyện đi với số lượng thời gian, sự mạnh mẽ của đức tin và ự trong sáng  của tâm hồn.
 
1. Số lượng thời gian:
Thành phần: 1. Chú ý
                     2. Hiện diện
                     3. Sùng kính
                     4. Ðảm bảo về Thời Gian
 
2. Sự mạnh mẽ của Ðức tin
Ðức tin không nghi ngờ (có thể chuyển được núi)
Thanh phần: 1. Tin: cậy như Abraham
                     2. Trông Cậy: như Ðức Trinh Nữ Maria
                     3. Nhẫn Nại: như người phụ nữ nói về thức ăn cho con bà như những mảnh vụn
                         cho chó.
                     3. Giữ vững đức tin.
 
3. Sự trong sáng của tâm hồn
Tâm hồn không oán thù, yêu thương trong khiêm nhường và tha thứ.
Thành phần: 1. Ý chỉ thanh luyện
                     2. Tha thứ
                     3. Khiêm Nhường trong lòng
                     4. yêu mến Chúa
 
CẦU NGUYỆN NHƯ VIỆC ÐÁP TRẢ VỚI SỰ HIỆN DIỆN CỦA
CHÚA TRONG ÐỜI SỐNG
Hiển nhiên là Chúa quan trọng hơn chúng ta, vậy chúng ta cùng tập trung vào những gì Chúa là đối với chúng ta.
 
Cầu nguyện là sự đáp ứng cá nhân đối với sự hiện diện của Chúa trong đời sống, Ngài là đấng cho chúng ta khả năng đáp ứng với sự hiện diện của Ngài.
 
Ngài hiện diện trong chúng ta dưới nhiều cách thức khác nhau.
 
Cầu nguyện là nhận thức về sự hiện diện của Chúa và rồi đáp trả lại với Ngài. Chúa yêu thương chúng ta trước, vậy sự đáp ứng của chúng ta với tình yêu Ngài quan trọng hơn tình yêu của chúng ta; vì Chúa muốn và đánh giá cao tình yêu của chúng ta cho Ngài.
 
ÐÁP ỨNG CHÚA TRONG ÐỜI SỐNG
1. Cầu nguyện là một món quà cá nhân, như thế cầu nguyện bắt đầu bằng sự nhận thức; đó là sự đáp trả mà chúng ta ý thức được. Sự nhận thức và việc hồi tuởng của trí óc một người là căn bản của việc cầu nguyện và đó là căn nguyên huyền bí của việc cầu nguyện.
 
Có sự khác biệt lớn giữa vật thể và con người, Chúa hiện diện trong mọi sự vật nhưng khi có sự đáp ứng về sự hiện diện của Ngài bởi hữu thể loài người, thì việc cầu nguyện được làm bởi họ.
 
2. Chúng ta đáp lại Chúa bằng sự nhận thức, bằng việc nhận định. Nói chung, cầu nguyện có thể được xem như những hành động, như những hình thức tượng trưng, lời nói hay cử chỉ một người liên quan với Chúa. Bằng hành động hay cử chỉ, cá nhân hay cộng đoàn nhận ra người mà họ có sự liên đới sâu sắc và có ý nghĩa với. Về việc này, cầu nguyện được xem như cử chỉ căn bản của đức tin, cậy và mến. Nói cách khác, cầu nguyện tỏ ra mối tương quan với một hữu thể CAO CẢ HƠN.
TẦM NHÌN
Thánh têrêsa Avilla xem cầu nguyện như việc chia sẻ thân mật giữa những người bạn, nghĩa là dành thời gian một mình với người bạn yêu mến.
 
Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu xem cầu nguyện như làn sóng trong trái tim; nó là một cái nhìn đơn sơ về hướng thiên đàng, nó là tiếng khóc của nhận thức và tình yêu biểu hiện trong tiếng khóc lẫn niềm vui.
 
Thánh Augustine nói, trong cầu nguyện, một người đứng như người ăn mày trước mặt Chúa.
 
Tóm lại, cầu nguyện là đối thoại với Chúa, thưởng thức Chúa, và hướng về Chúa.
 
Những gì ần thiết trong cầu nguyện:
1. Cảm tạ
2. Xin ơn
3. Tha thứ và ăn năn
4. Sùng kính Chúa
5. Ơn huệ, bảo vệ, dưỡng nuôi và phù hộ
6. Nói với Ngài về những gì bạn cảm nghiệm
7. Xin ơn lành cho người khác
8. Xin sức mạnh và sức khỏe
9. Tìm kiếm tương quan với Chúa và với người khác
 
Ðức Giáo Hoàng Piô X xác định những cấp bậc cầu nguyện do Thánh Têrêsa Avila dạy là rõ ràng nhất và phân loại tốt nhất như sau:
1. Ðọc kinh (vocal prayer)
2. Suy niệm (meditative prayer)
3. Cảm xúc cầu nguyện (affective prayer)
4. Cầu nguyện đơn giản (prayer of simplicity)
5. Linh ứng Chiêm Niệm (infused contemplation)
6. Cầu nguyện thinh lặng (prayer of quiet)
7. Cầu nguyện hiệp nhất (prayer of union)
8. Cầu cho việc Hình Thành sự Hiệp Nhất (prayer of conforming union)
9. Cầu cho việc biến chuyển sự Hiệp Nhất (prayer of transforming of union)
 
Ghi chú: Bốn mức độ đầu tiên của cầu nguyện thuộc về giai đoạn khổ chế (ascentical stage) trong đời sống tinh thần, trong khi năm trạng thái còn lại thuộc về việc linh ứng trong cầu nguyện (infused prayer) của giai đoạn bí nhiệm.
 
1. ÐỌC KINH
Ðọc kinh nghĩa là hình thức cầu nguyện bộc lộ bằng lời, viết hay nói.
Ví dụ: Cầu nguyện công cộng, cầu nguyện phụng vụ.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÐỌC KINH THEO THÁNH TÔMA
1. khơi dậy lòng sùng kính nội tâm
2. Tỏ lòng tôn kính Chúa bằng thân xác, cũng như trí óc và tâm hồn.
3. Bộc lỗ tình cảm tinh thần làm tràn ngập linh hồn trong cầu nguyện.
 
Ðọc kinh bao gồm việc cầu nguyện xin ơn, thờ lạy, cảm tạ, ăn năn và tất cả những cảm tình khác mà một cá nhân nghiệm được trong quan hệ với Chúa.
 
Ghi chú: Ðọc kinh trong phụng vụ cầu nguyện của người ta làm vinh danh Chúa nhiều hơn cầu nguyện riêng tư và có tác dụng lớn hơn vì đó là việc cầu nguyện của cộng đồng Kitô hữu. Mặc dầu vậy, có thể nói về một người cầu nguyện, một Kitô hữu hoàn hảo nhất trong tình yêu là một người cầu nguyện hoàn hảo nhất.
 
Hai đòi hỏi về chất lượng của việc đọc kinh là: chú ý (attention) và sùng kính (adoration)
 
A. Chú ý: chú ý có thể là thực (actual) hay ảo (virtual).
- Chú ý thực: có được khi những người cầu nguyện hoàn toàn ý thức về những gì họ đang làm ở đây trong lúc này.
- Chú ý ảo: là những gì bắt đầu trong cầu nguyện và trải rộng trong việc cầu nguyện mà không bị khúc xạ, mặc dù có những sự chia trí không cố ý.
 
B. Sùng kính: là sự bổ xung cho sự chú ý khi chúng ta ứng dụng trí tuệ để thực hành việc cầu nguyện; bằng việc sùng kính chúng ta hướng ý chí của chúng ta lên tới Chúa.
 
Thành phần của việc sùng kính bao gồm: bác ái, trung thành, khiêm nhường, tôn kính và nhẫn nại.
 
2. SUY NIỆM
Ðịnh nghĩa: Suy niệmBiện Luận (discursive meditation) có thể định nghĩa là lý do của việc ứng dụng trí óc đối với thực thể siêu nhiên để soi thấu ý nghĩa của nó, yêu mến nó, và đem nó vào thực hành với sự trợ giúp của ơn sủng.
 
Bao lâu chúng ta ngưng không suy luận hay lý luận,  là chúng ta ngưng suy niệm. Chúng ta có thể mở lối cho sự lo ra chia trí, cân nhắc trong việc xoay chuyển ý nghĩ của chúng ta sang chuyện khác, chúng ta đi qua việc cầu nguyện xúc cảm hay Chiêm Niệm, nhưng khôngBiện Luận thì không có sự suy niệm.
Suy niệm là một hình thức cầu nguyện, và đó là lý do của dự định và kết cục của việc cầu nguyện.
 
Có hai hết cục: Trí tuệ và Cảm xúc/Thực Hành
Dự định của trí tuệ là đi đến hình thức nhận thức được tội lỗi liên quan tới sự thật siêu nhiên, tuy vậy điều này không thể là kết cục chủ yếu của việc suy niệm cũng như không làm cho việc suy niệm trở nên việc cầu nguyện đích thực.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc suy niệm là hành vi yêu thương gợi lên bởi ý chí về thực tại của thực thể siêu nhiên nhờ trí tuệ.
 
Thánh Têrêsa nói, “Suy niệm không bao gồm việc suy nghĩ nhiều, nhưng nhiều tình yêu.” Khi ý chí bùng lên hành vi yêu thương, thì sự tiếp xúc thân mật được cũng cố giữa Linh Hồn và Chúa, để rồi từ đó Linh Hồn có thể thật sự được nói là đang cầu nguyện.
 
Bất cứ việc suy niệm nào được làm đúng đắn đều nên kết thúc bằng quyết định thực tiễn trong tương lai. Nó không chỉ kết thúc ở tình yêu được gợi lên.
 
Thất bại trong việc làm nên quyết định có hiệu quả là nguyên nhân khiến nhiều Linh Hồn thực hành việc suy niệm hằng ngày mà đạt được ít hay không có ích lợi thực tiễn từ việc thực tập cầu nguyện này. Họ chỉ kết thúc ở việc chuẩn bị cầu nguyện.
 
Suy niệmBiện Luận có lý do có thể được chia ra như sau:
1. Suy niệm bằng trí tưởng tượng
2. Suy niệm theo giáo lý
3. Suy niệm theo phụng vụ
4. Suy niệm theo luân lý v.v…
Ghi chú: Sự khôn ngoan là điều thiết yếu trong việc chọn lựa đề tài để suy niệm.
 
Phương pháp suy niệm:
Trong việc chọn lựa phương pháp suy niệm có hai thái cực cần tránh: sự khắc khe quá mức và không liên tục.
Mặc dầu vậy, khi linh hồn tiến bộ trong việc thực hành cầu nguyện, thì càng đối thoai với Chúa dễ dàng hơn, lúc đó phương pháp càng trở nên ít quan trọng.
 
Chúng ta được ban cho phương pháp cầu nguyện của Louis of Granada , thánh Ignatius Loyola, thánh Francis de Sales, thánh Alphonsus Liguori, thánh John Baptist de La sale và Ðức Hồng Y Berulle. Chúng ta hãy khảo sát hai phương pháp:
 
 
Phương pháp cầu nguyện của thánh Ignatius Loyola
Chuẩn bị:          - Hành động với lòng tin và đặt mình trước mặt Chúa
                        - Chuẩn bị: xin ơn để làm một buổi suy niệm tốt đẹp
                        - Sắp đặt nơi chốn (thực hành việc tưởng tượng)
                        - Ý chỉ xin ơn đặc biệt qua việc suy niệm.
Suy niệm:          - Làm phút hồi tâm để suy niệm trên ý tưởng đó.
                        - Dùng trí tuệ thực hiện việc phản ảnh và suy xét đề tài để suy niệm và
thi hành việc áp dụng và rút ra những quyết định từ đó.
- Thực hiện bằng ý chí qua việc gợi lên cảm giác sùng kính và lòng yêu mến bằng việc thực hành, cách riêng là những quyết định.
Kết thúc:          - Ðối thoại với Chúa   
                        - Ðọc kinh (Lạy Cha, kính Mừng v.v…)
 
Phương pháp suy niệm của ding kín Carmelite
Mở đầu:           Chuẩn bị
                        Ðọc
Suy niệm:          Hình dung bằng trí tưởng tượng qua đề tài
                        Phản ảnh hay suy niệm đúng đắnn cái gọi là cảm xúc đối thoại hay
trò chuyện với Chúa
Kết thúc:          Cảm tạ
                        Dâng hiến
                        Xin ơn
 
Tóm lại, suy niệm gồm ba bước:
Ø      Xem xét một số sự  thật siêu nhiên
Ø      Ứng dụng sự thật vào đời sống
Ø      Quyết tâm làm một số điều về việc đó
Ghi chú quan trọng:
Ø      Cầu nguyện thường xuyên là một việc cực kỳ quan trọng, vì chúng ta dễ dàng thay đổi thời khóa biểu và sau cùng từ bỏ việc thực hành việc cầu nguyện.
Ø      Suy niệm khi trí óc chúng ta nhạy bén nhất và khi chúng ta có thể hồi tưởng.
Ø      Thánh Tôma Aquinas dạy rằng cầu nguyện nên kéo dài khi linh hồn ở trong trạng thái của ơn sủng và sùng kính, và nên kết thúc khi nó không thể kéo dài mà không nhạt nhẽo và liên tục chia trí.
Ø      Suy niệm có thể được làm ở bất cứ nơi nào mà người ta có thể hồi tưởng và có thể tập trung trên đề tài suy niệm.
Ø      Tư thế lúc suy niệm quan trọng vì nhu cầu hồi tưởng và chú tâm trong cầu nguyện Biện Luận. Nếu quá thoải mái, chúng ta sẽ khó mà giữ tâm trí theo đề tài suy niệm, hay chúng ta sẽ ngủ gục. Nếu quá thoải mái, thì tư thế có thể gây ra sự chia trí và sẽ giết đi lòng sùng kính.
Ø      Thực hành cầu nguyện về tinh thần cần phải liên kết với sự phát triển các nhân đức.
Ø      Không có đời sống cầu nguyện, thì không có sự hoàn thiện trong đời sống; thánh giá sẽ trở nên có thể mang được.
3. CẦU NGUYỆN CẢM XÚC
Ðịnh nghĩa: Cầu nguyện Cảm Xúc có thể được định nghĩa là loại cầu nguyện trong đó quá trình hoạt động của Ý Chí (Will) chủ động trên sự Biện Luận của trí tuệ.
Không có sự khác biệt chủ yếu nào giữa cầu nguyện Cảm Xúc và suy niệm; nó chỉ là sự suy niệm đơn giản trong đó tình yêu nắm sự chủ động.
 
Ghi chú: Phương pháp của Thánh Ignatius không dẫn đến việc cầu nguyện Cảm Xúc như phương pháp của dòng kín Carmelite và dòng Phanxicô. Ðể chuyển từ suy niệm Biện Luận sang cầu nguyện Cảm Xúc, hai thái cực phải được tránh là: rời khỏi việc Chiêm Niệm quá sớm hay quá muộn.
 
THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN CẢM XÚC
Cầu nguyện Biện Luận nên dẫn tời việc thực hành cầu nguyện Cảm Xúc, nhưng không thể loại trừ việc thực hành cảm xúc vì ý chí là một bộ phận mù quáng cần định hướng và soi sáng trrớc khi nó có thể yêu mến và uớc muốn sự trọn lành. Vì lý do đó mà suy niệm Biện Luận và bài đọc về tâm linh đóng một phần quan trọng trong việc thực hành cầu nguyện Cảm Xúc, chúng bổ túc cho những đề tài bằng cách kích thích những hành vi của Ý Chí.
Chúng ta phải cẩn thận đừng kết thúc việc Suy Niệm Biện Luận trước khi được Cảm Xúc kích thích.
Chúng ta không được ép buộc những cảm xúc, khi chúng không đến và thấm nhuần.
Chúng ta không được nóng lòng đi qua hết cảm xúc này sang cảm xúc khác.
Chúng ta nên lợi dụng bất kỳ sự kích thich nào gây ra bởi Ý Chí; chúng ta nên khao khát cảm xúc cho đến khi nó vận hành quá trình diễn tiến.
Cuối cùng cầu nguyện Cảm Xúc là yếu tố chính của quá trình hoạt động của Chí Ý, nó đóng vai trò sâu sắc trong sự hiệp nhất giữa linh hồn với Chúa bằng hành vi yêu thương. Ðó là ý nghĩa mạnh mẽ của sự lớn lên trong nhân đức, và là sự sắp đặt và chuẩn bị tuyệt vời cho việc cầu nguyện đơn giản.
 
CHÚ Ý:
Chúng ta đừng bao giờ dùng sức lực để sản sinh ra cảm xúc và động lực của Ý Chí.
Một trong những nguy hiểm của việc thực hành cầu nguyện Cảm Xúc là, cầu nguyện cảm xúc đổ đầy tâm hồn sự an ủi nhạy cảm, vốn là nền tảng yếu đuối trong việc xây dựng nhân đức chắc chắn.
Những người đặt giá trị lớn lao vào sự an ủi nhiều cảm xúc gặp nguy hiểm trong việc thực hành cầu nguyện chủ yếu là vì sự thích thú mà nó đem đến cho họ. Ðây là sự tham lam tâm linh mà thánh Gioan Thánh Giá phê bình nghiêm khắc.
Có sự nguy hiểm mà những người đã nếm sự thích thú và an ủi của việc cầu nguyện cảm xúc có thể rơi vào sự lười biếng; điều đó sẽ tránh không cho họ Suy Niệm biện luận.
Cuối cùng, thánh Têrêsa nhấn mạnh rằng đôi khi cần thiết phải trở về mức độ cầu nguyện thấp hơn ngay cả sau khi nghiệm được việc Chiêm Niệm huyền bí.
Hoa quả của cầu nguyện Cảm Xúc nên được đo lường bằng sự gia tăng về đàng trọn lành chứ không phải trong sự an ủi.
 
4. CẦU NGUYỆN ÐƠN GIẢN
Mở đầu: Dường như Jacques Bossuet (1627-1704) là tác giả đầu tiên diễn đạt về điều này, nhưng loại cầu nguyện này đã được thánh Têrêsa nhận thức như việc cầu nguyện để có được sự hồi tưởng (acquired recollection), để phân biệt nó với sự hồi thưởng như được linh ứng (infused recollection), mức độ thứ nhất của việc cầu nguyện bí nhiệm. Những tác giả khác gọi việc cầu nguyện đơn giản này là chiêm ngắm với sự hiện diện của Chúa hay đơn giản nguyện ngắm với đức tin.
Ðịnh nghĩa: Cầu nguyện đơn giản được định nghĩa bởi Bossuet là sự chiêm ngắm đơn giản đầy tình yêu trên đồ vật thánh, hoặc là chính Chúa hay một trong những mầu nhiệm của Ngài, hoặc là sự thật khác thuộc về Chúa Kitô.
Ở đây Suy Niệm Biện Luận chuyển thành một cái nhìn đơn giản bằng trí tuệ; cầu nguyện Cảm Xúc chuyển thành cảm tình đơn giản dành cho Chúa. Nó là việc cầu nguyện khổ chế với cảm quan mà linh hồn sẽ đạt tới mức độ này bằng sự cố gắng của chính họ với sự trở giúp của ơn sủng thông thường.
Như vậy cầu nguyện đơn giản là cây cầu gữa sự khổ chế và mầu nhiệm. đó là thiên hướng cuối cùng trước khi Chúa Thánh Thần bắt đầu hoạt động trong linh hồn bởi Ơn Sủng của Ngài.
 
 
THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN ÐƠN GIẢN
ü      Loại cầu nguyện này đơn giản là chiêm ngắm và mến yêu.
ü      Chúng ta không nên tự ép mình, bao lâu chúng ta có thể để suy niệm và thực hành cầu nguyện Cảm Xúc, chúng ta nên tiếp tục với những loại cầu nguyện này.
ü      Chúng ta cũng tránh cực đoan đối nghịch của những gì còn lại trong khi thực hành việc Suy Niệm hay ngay cả khi cầu nguyện Cảm Xúc, nếu mỗi ngày chúng ta đều nhận thức rằng chúng ta có thể vẫn tiếp tục ở trước mặt Chúa với sự chú tâm đầy tình yêu mà không lan man hay chuyển dời cảm xúc.
ü      Cầu nguyện đơn giản đòi hỏi sức lực của linh hồn hiệp nhất thân mật trong sự chime ngắm đầy yêu thương, và điều này đòi hỏi đối tượng của sự chú tâm đơn giản và thống nhất.
ü      Trong khi thực hành cầu nguyện đơn giản, linh hồn nên phấn đấu để giữ gìn sự chú tâm đầy yêu thương tập trung vào Chúa, mà không tự ép buộc mình.
Theo tâm lý học chúng ta khó mà giữ được sự chú ý trong một thời gian dài. Bao lâu mà sự chú tâm với tình thương bắt đầu dợn song, chúng ta nên chuyển việc xử dụng sự cầu nguyện cảm xúc hay suy niệm đơn giản.
 
Cầu nguyện Ðơn Giản không pgải là loại cầu nguyện luôn luôn ngọt ngào và an ủi, nó cũng chuyển từ việc cầu nguyện khổ chế bí nhiệm, và như thế linh hồn có thể nghiệm được sự khô khan vô vị bình thường đi theo những trạng thái chuyển hóa.
 
HOA QUẢ CỦA CẦU NGUYỆN ÐƠN GIẢN
·      Cải thiện tổng quát và phát triển đời sống của người Kitô Hữu.
·      Linh hồn nên chiêm ngắm bên trong nội tâm về Chúa và yêu mến Ngài.
·      Trong khi cầu nguyện Cảm Xúc là việc chuẩn bị tốt cho việc cầu nguyện Ðơn Giản, thì cầu nguyện Ðơn Giản chuẩn bị tốt cho việc Chiêm Niệm với sự linh ứng.
5. LINH ỨNG CHIÊM NIỆM
Chiêm Niệm siêu nhiên hay linh ứng là một kiến thức thực nghiệm về Chúa. Như một hành vi siêu nhiên, Chiêm Niệm linh ứng đòi hỏi quá trình vận động của những năng lực cũng siêu nhiên, về bản chất lẫn phương thức của quá trình hoạt động.
Ở đây chúng ta giới hạn từ này để biểu hiện kiến thức đầy yêu thương của Chúa được nghiệm thấy qua qua trình hoạt động của ơn Khôn Ngoan và ơn Hiểu Biết thể hiện qua đức tin.
 
TỔNG KẾT
1. Chiêm Niệm linh ứng không phải là đặc sủng hay “gratia gratis data” nhưng là một mức độ/cách thức hay cầu nguyện làm được bởi các ơn sủng của Chúa Thánh Thần, ban cho tất cả các linh hồn với ơn thánh hóa. Ðặc Sủng hay gratia gratis data được ban vì lợi ích của người khác và không thánh hóa người lãnh nhận chúng. Trái lại Chiêm Niệm linh ứng, được ban vì sự tốt lành tâm linh của người lãnh nhận nó, và nó cũng đáng được khen thưởng cùng thánh hóa.
 
2. Chiêm Niệm linh ứng cần đòi hỏi ơn thánh hóa.
Chiêm Niệm linh ứng không bao giờ được ban cho mà không có quá trình hoạt động của ơn Chúa Thánh Thần, và những sự việc này không thể tách rời khỏi ơn sủng. Hơn nữa, Chiêm Niệm là một trong những hiệu quả của tình yêu mến Chúa mảnh liệt, bao gồm ơn thánh hóa và đức ái.
 
3. Chiêm Niệm đòi hỏi sự thúc đẩy của ơn sủng đích thực. Lý do là vì Chiêm Niệm là một hành vi siêu nhiên, và vì thế nó đòi hỏi sự tác động trước của ơn sủng đích thực hầu thu hẹp những quyền lực siêu nhiên khỏi những năng lực để hành động.
 
4. Cấp bậc của cảm xúc bởi nhân đức do linh ứng không phải là nguồn gốc trực tiếp, hình thức và những gì rút ra được từ hành vi Chiêm Niệm, mặc dù chúng có thể được xử dụng như tiên đề của khuynh hướng hay ảnh hưởng của kết quả. Ðức ái ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi Chiêm Niệm qua sự hiệp nhất của linh hồn với Chúa và rồi sản sinh nơi ý chí niềm vui là sự yêu thích Chiêm Niệm.
 
5. Kết quả trực tiếp và chủ yếu của việc Chiêm Niệm là ơn Khôn Ngoan và Hiểu Biết hoàn thiện hành vi của đức tin hình thành bởi đức ái.
 
TÍNH CHẤT CỦA VIỆC LINH ỨNG TRONG CHIÊM NIỆM
1. Kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa. Chúa ban cho linh hồn một kiến thức thực nghệm và tri thức về sự hiện diện của Ngài.
2. Thực tại siêu nhiên xâm chiếm linh hồn. Linh hồn thừa nhận việc nghiệm thấy một sự việc không thể sai lầm, không thể diễn tả chính xác được, nhưng cảm nghiệm rõ ràng một cách siêu nhiên.
3. Kinh nghiệm mầu nhiệm không thể được sản sinh ra bằng sự cố gắng. Linh hồn nhận thức được rằng nó không thể tự làm được.
4. Trong Chiêm Niệm linh hồn thụ động hơn chủ động. Thánh Tôma nói rằng trong quá trình hoạt động của ơn Chúa Thánh Thần, linh hồn con người không hành động như người tác động giống như đồ vật được tác động.
5. Kiến thức thực nghiệm về Chúa mà chúng ta thưởng thức trong Chiêm Niệm không rõ ràng và nhất định nhưng mờ mịt và rắc rối. Thánh Gioan Thánh Giá giải thích tính chất của Chiêm Niện linh ứng như việc leo lên Núi Carmel.
Mặc dầu vậy, hiện tượng phi thường nhất định nào đó có thể rõ rang và nhất dịnh xảy ra trong những kinh nghiệm mầu nhiệm.
6. Chiêm Niệm linh ứng cho cho linh hồn sự an toàn và trợ giúp trọn vẹn dưới hoạt động của Chúa.
7. Chiêm Niệm linh ứng cho linh hồn đạo đức chắc chắn trong tình trạng ơn sủng.
8. Kinh nghiệm mầu nhiệm không thể diễn tả được.
9. Mầu nhiệm hiệp nhất chứa đựng sự biến đổi và dao động. Nó có thể kéo dài lâu hay mau.
10. Kinh nghiệm mầu nhiệm thường gây ra sự phản ứng của thân xác chủ yếu là với người bắt đầu.
11. Cầu nguyện mầu nhiệm thường sinh ra khả năng loại trừ hay trói buộc, sự thôi miên xuất thần.
12. Chiêm Niệm linh ứng gây là sự thôi thúc lớn lao về việc thực hành nhân đức, nhân đức vững chắc.
HƯỚNG DẪN
1. Ðừng ngưng việc suy niệm biện luận trước khi nhận thức rõ ràng ơn gọi đi lên mức độ cầu nguyện cao hơn.
2. Chấm dứt ngay mọi suy luận khi cảm thấy sự thúc đẩy của ơn cầu nguyện linh ứng.
3. Dâng mình hoàn toàn trong đời sống nội tâm thể theo trạng thái của đời sống.
 
Thói quen hồi tưởng, thinh lặng trong ngoài, từ bỏ những cảm giác, hoàn toàn tách rời khỏi những sự thế gian, khiêm nhường sâu thẳm và trên hết là yêu mến mãnh liệt phải là mục tiêu của linh hồn.
 
6. CẦU NGUYỆN THINH LẶNG
Ðịnh nghĩa: Cầu nguyện thinh lặng là loại cầu nguyện mầu nhiệm trong đó ý thức thân mật về sự hiện diện của Chúa làm say mê (captivated) Ý Chí, đổ đầy linh hồn và thân xác sự ngọt ngào và vui sướng không nói lên được. Sự khác biệt căn bản giữa cầu nguyện thinh lặng và Hồi Tưởng linh ứng, cách xa với sự mãnh liệt lớn lao của ánh sáng Chiêm Niệm và nhiều an ủi hơn, vì thế cầu nguyện Thinh Lặng làm cho linh hồn thật sự sở hữu và thưởng thức hoa quả của sự tốt lành thần hiệu.
 
TÍNH TỰ NHIÊN CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN THINH LẶNG
Cầu nguyện Thinh Lặng tác động đến ý chí cách đặc biệt. Mặc dù trí tuệ và ký ức giờ đây yên lặng, nhưng chúng vẫn tự do để nhận thức những gì đang diễn ra trở lại, nhưng ý chí thì hoàn toàn được chìm đắm (captivated) và thấm nhuần trong Chúa. Như vậy, những khả năng thấp hơn này còn có thể tham gia vào những công việc đang hoạt động. Ý chí không mất đi sự thinh lặng ngọt ngào. Hoạt động của Martha và Maria bắt đầu hòa hợp trong cách cư xử tuyệt vời. Như thế, sự pha trộn hoàn hảo của hành động và đời sống chiêm niệm sẽ không đạt được cho đến khi linh hồn đạt đến trạng thái kết hiệp với Chúa.
Thánh Têrêsa viết: “Từ việc hồi tưởng này, đôi khi quá trình có sự thinh lặng nội tâm và bình an đầy hạnh phúc vì linh hồn ở trong trạn thái dường như không thiếu thốn gì và ngay cả đang nói (cầu nguyện bằng lời nói và suy gẫm) làm cho nó rã rời. Nó không ước muốn gì hơn là yêu mến. Trạn thái này có thể kéo dài một lúc và ngay cả một thòi gian dài.” (Lâu Ðài Nội Tâm số 4 chương 2, Con đường Hoàn Thiện, chương 31)
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN THINH LẶNG
Thánh Têrêsa liệt kê trong cuốn Lâu Ðài Nội Tâm số 4:
1.Tự do lớn lao trong Tinh Thần
2. Kính Sợ Chúa và lo lắng nhiều để đừng xúc phạm đến Ngài
3. Căn bản của lòng trung thành với Chúa
4. Yêu mến sự hy sinh hãm mình và đau khổ.
5. Khiêm nhường sâu thẳm
6. Từ bỏ những lạc thú thế gian
7. Lớn lên trong mọi nhân đức
Ghi chú: Sự lo lắng phải được lấy đi để tiết chế giấc ngủ của các tài năng làm mê say ở mức độ cầu nguyện này.
 
TIÊU CHUẨN ÐẠO ÐỨC
1. Ðừng bao giờ ép buộc mình vào ơn cầu nguyện này.
2. Bao giờ nghiệm thấy ơn cầu nguyện này thì hợp tác với Chúa trong khoảng khắc đó.
3. Ðừng quấy nhiễu sự thinh lặng bằng Ý Chí với những hành động của những năng lực thấp kém hơn.
4. Thận trọng tránh mọi cơ hội làm mất lòng Chúa.
5. Ðừng bao giờ bỏ việc thực hành cầu nguyện dù bất cứ khó khăn hay ngăn trở nào.
 
7. CẦU NGUYỆN HIỆP NHẤT
Ðịnh nghĩa: Cầu nguyện hiệp nhất là mức độ cầu nguyện mầu nhiệm trong đó mọi năng lực nội tâm từ từ chìm đắm và được chiếm hữu bởi Chúa. Chỉ có những cảm giác bên ngoài thân xác bấy giờ được tự do nhưng chúng cũng sẽ được làm cho say mê ở mức độ cầu nguyện này.
 
DẤU CHỈ CỦA SỰ HIỆP NHẤT CẦU NGUYỆN
1. Thiếu vắng sự chia trí.
2. Bản thể hiệp nhất chắc chắn với Chúa.
3. Thiếu vắng sự mỏi mệt và nhạt nhẽo.
 
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HIỆP NHẤT CẦU NGUYỆN
Trong cuốn Lâu Ðài Nội Tâm thứ 5 Thánh têrês aviết:
1. Linh hồn rất nóng lòng muốn được ngợi khen Chúa đến nỗi nó bằng lòng chết một ngàn lần vì việc này.
2. Linh hồn khao khát mãnh liệt chịu đau khổ vì những thử thách lớn lao, và nghiệm thấy ước muốn mãnh liệt để được đền tội và tĩnh mịch.
3. Linh hồn ước muốn mọi linh hồn được biết Chúa, và nó rất buồn khi thấy Chúa bị xúc phạm.
4. Linh hồn không hài lòng với mọi sự nó nhìn thấy trên trái đất, vì nó đã được Chúa ban cho nó đôi cánh để bay lên tới Chúa. Và Và những gì nói làm cho Chúa đều có vẻ rất ít so với những gì nó ước ao làm.
5. Sự yếu đuối của nó trở nên mạnh mẽ, và nó không còn bị trói buộc bởi bất cứ mối quan hệ ràn buộc nào, quan hệ bạn bè hay sự sở hữu. Nó đau buồn khi phải liên đới với những sự thế gian. Sợ rằng những sự này sẽ khiến cho linh hồn phạm tội phản nghịch cùng Chúa.
6. Mọi sự làm cho linh hồn chán ngán vì nó không tìm thấy sự nghĩ ngơi đích thực trong loài thụ tạo.
HIỆN TƯỢNG ÐỒNG THỜI (CONCOMITANT)
Cầu nguyện Hiệp Nhất thường đi kèm theo hiện tượng đồng thời nhất định tách rời khỏi đặc sủng. Có 4 hình thức:
1. Sự đụng chạm mầu nhiệm.
1. Sự đụng chạm mầu nhiệm: là loại ấn tượng siêu nhiên trong một lúc nào đó cho linh hồn cảm giác được đụng chạm bởi chính Chúa.
 
2. Linh hồn bay bổng: như được diễn tả là sự thúc đẩy mạnh mẽ không mong đợi của tình yêu mến Chúa làm cho linh hồn khát khao được thiêu đốt vì Chúa.
 
3. Mũi tên tình yêu nóng bỏng: là sự đụng chạm ẩn kín nhất định, như mội mũi tên lửa, nóng bỏng và xuyên thấu linh hồn làm cho nó hoàn toàn được nung nấu bởi ngọn lửa tình yêu.
 
4. Những vết thương tình yêu: giống như những hiện tượng trên đây, nhưng chúng sâu sắc và kéo dài hơn. Mũi tên tình yêu thương gây ra bởi kiến thức về Chúa mà linh hồn nhận được qua thụ tạo, trong khi vết thương tình yêu gây ra bởi kiến thức về những việc làm của Chúa và đức tin mầu nhiệm.
Lúc này linh hồn âu yếm thở than với Chúa vì nó không được rời khỏi đời này để thưởng thức sự hiệp nhất thân mật với Chúa trên thiên đàng.
Hai mức độ cuối cùng rất thú vị – Hình Thành và Chuyển Hóa sự hiệp nhất.
 
8. CẦU NGUYỆN CHO VIỆC HÌNH THÀNH SỰ HIỆP NHẤT
Mở đầu: Cầu nguyện hiệp nhất, như chúng ta thấy, là sự hiệp nhất linh hồn mật thiết với Chúa bằng cảm giác, là mức độ cuối cùng của việc cầu nguyện mầu nhiệm, mặc dù nó chứa đựng những mức độ mãnh liệt khác nhau.
Thánh Têrêsa bana về việc cầu nguyện hiệp nhất trong ba tập sách cuối cùng của cuốn Lâu Ðài Nội Tâm và ấn định loại cầu nguyện này như sau:
Lâu Ðài 5 - cầu nguyện Hệp Nhất
Lâu Ðài 6 – linh hồn đính hôn
Lâu Ðài 7 – linh hồn kết hôn
Những mức độ cầu nguyện nhìn chung giống như vậy; sự khác biệt nằm ở mức độ mà linh hồn hiệp nhất với chính Chúa.
 
Ðịnh nghĩa: Vì thế, trong cầu nguyện để hình thành sự Hiệp Nhất linh hồn mất đi việc sử dụng cảm giác bên ngoài, từng phần hay hoàn toàn, vì mọi năng lực nội tâm thấm nhuần trong Chúa và những cảm giác chuyển sang chức năng tự nhiên đúng đắn. Linh hồn khó mà xoay chuyển sự chú tâm của nó tới những hoạt động bên ngoài.
Tình cảm chủ yếu của linh hồn ở mức độ này khát khao sự hiệp nhất trọn vẹn và hoàn hảo với Chúa, kèm theo ước muốn được chết. Giờ đây linh hồn vang lên ước muốn của Thánh Phaolô được tan biến và ở với Chúa (Philíp 1,23) và lời tuyên bố như trẻ thơ của Thánh Têrêsa: “Tôi muốn nhìn thấy Chúa, nhưng để thấy Chúa. Tôi phải chết.”
Thánh Têrêsa diễn tả việc hình thành sự hiệp nhất, mà bà gọi là linh hồn đính hôn khi nói rằng: “Và giờ đây chúng ta sẽ nhìn thấy những gì mà quyền uy tối thượng Ngài làm để xác định việc đính hôn, vì đều này, theo như tôi hiểu, là những gì xảy ra khi Ngài ban xuống trạng thái mê say đem linh hồn ra khỏi những giác quan của nó, vì nếu còn sở hữu những giác quan, thì khi linh hồn thấy mình ở gần quyền năng tối thượng lớn lao như vậy, nó có thể không còn sống nữa…
Vị thế này, trong trường hợp này, theo như tôi hiểu, là khi linh hồn chưa bao giờ nhận thức trọn vẹn những sự thuộc về Chúa hay có được ánh sáng hay kiến thức về quyền uy tối thượng của Ngài. Dường như điều này không thể được vì nếu những năng lực hoàn toàn thấm nhuần mà chúng ta diễn tả chúng như sự chết, và những cảm giác cũng như vậy, làm sao linh hồn có thể nói là hiểu được những bí mật? Tôi không thể nói, hình như bất kỳ thụ tạo nào cũng không thể nói được.” (Lâu Ðài Nội Tâm số 5, chương 4)
Trong kinh nghiệm xuất thần của việc Hình Thành sự Hiệp Nhất, linh hồn không chỉ tiếp xúc với Chúa nơi chính giữa hé mở ra với trung tâm của linh hồn, nhưng dường như nó cũng hé mở ra với thực tại của Chúa và khám phá ra những mầu nhiệm thiêng liêng.
 
XUẤT THẦN
Mầu nhiệm xuất thần là một hiện tượng đồng thời hay tự nhiên của việc cầu nguyện hiệp nhất. Không giống như sự xuất thần của tiên tri, vốn là đặc sủng, mầu nhiệm xuất thần thánh hóa và đáng được khen thưởng.
Yếu tố chính của việc cầu nguyện này là sự thấm nhuần linh hồn với Chúa; sự xuất thần là thành phần thứ yếu nhưng đồng thời. Cả hai thành phần này đều cần thiết cho sự xuất thần mầu nhiệm đích thực.
Không có sự kết hiệp với Chúa trong cầu nguyện chiêm niệm linh ứng, sự xuất thần sẽ là xuất thần tự nhiên và trạng thái hôn mê, là sự giả tạo của việc xuất thần mầu nhiệm gây ra bởi ma quỷ, hay đặc sủng trong việc xuất thần tiên tri.
Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc xuất thần mầu nhiệm. Ngài tác động qua ơn Khôn Noan và ơn Hiểu Biết. Ơn Hiểu Biết soi sáng đức tin trong khi ơn Khôn Ngoan kích thích đức ái đến tình yêu mãnh liệt nhất gây nên sự tách rời khỏi những cảm giác.
 
ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC LOẠI XUẤT THẦN
Thánh Têrêsa liệt kê ra năm loại xuất thần khác nhau trong Tương Quan Hệ Thiêng Liêng.
ü      Sự xuất thần thứ nhất đến từ từ và đạt đến điểm xuất thần khi linh hồn mất đi sự tương tác với môi trường xung quanh và được lôi kéo đến một mình Chúa. Linh hồn ý thức đưọc những gì xung quanh nó, nhưng với một khoảng cách lớn lao.
ü      Trạng thái xuất thần thứ hai gọi là ‘say mê’ (rapture) đến khi ánh sáng bởi quyền uy tối thượng của Chúa bất thần chiếu qua nơi thẳm sâu nhất của linh hồn, với chuyển động nhanh chóng dường như đem đi phần cao hơn của linh hồn và tách rời linh hồn khỏi thân xác.
ü      Loại xuất thần thứ ba, là sự bay bổng của linh hồn, linh hồn dường như bay ra khỏi thân xác điều gì đó nhanh chóng và huyền ảo nâng linh hồn lên phần cao hơn đi đến nơi Chúa muốn.
ü      Loại thứ bốn của việc xuất thần gây ra bởi sự thúc đẩy tâm linh hay kết quả của sự di chuyển từ ký ức bất ngờ, khi linh hồn không tiến hành việc cầu nguyện, nó thiếu vắng Chúa hay điều gì đó ảnh hưởng tới nó. Ðó là loai xuất thần đau đớn vì không có gì tạo ra có thể làm cho nó được khuyây khỏa hay thỏa mãn những ước muốn của nó, cùng lúc đó nó không thể chiếm hữu được Chúa cũng như những ước muốn của nó.
ü      Cuối cùng Thánh Têrêsa nói tới những vết thương yêu thương, gần giống như sự thúc đẩy của việc xuất thần. Linh hồn mất đi mọi sợ hãi vì bất cứ thử thách hay đau khổ nào có thể đến với nó, nó đi xa hơn sự coi khinh thế gian như trước đây; nó tách rời hơn khỏi các loại thụ tạo; và nó có sự thánh thiện ghê tởm với những gì xúc phạm tới Chúa.
 
Ghi chú: Sự đính hôn hay sự kết ước giữa Chúa và linh hồn xảy ra trong một sự kết hiệp xuất thần với Chúa. Ở đây có sự trao đổi tâm hồn giữa những người yêu nhau. Ðây là điểm cao nhất cua việc cầu nguyện hình thành sự hiệp nhất cùng lúc với sự chuyển sang việc kết hôn mầu nhiệm.
 
9. CẦU NGUYỆN CHO VIỆC CHUYỂN HÓA SỰ HIỆP NHẤT
Mức độ cuối cùng của việc cầu nguyện là sự Chuyển Hóa sự Hiệp Nhất, đồng nghĩa với việc kết hôn thiêng liêng. Nó cấu tạo nên tòa nhà thứ bảy trong Lâu Ðài Nội Tâm của Thánh Têrêsa. Ðây là mức độ cao nhất của sự hoàn thiện có thể đạt được ở đời này. Sự ngot ngào chẳng là gì so với thị kiến hạnh phúc của vinh Quang Chúa.
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN ÐỂ CHUYỂN HÓA SỰ HIỆP NHẤT
Chương 3 của cuốn Lâu Ðài Nội Tâm thứ 7 viết như sau:
ü      Một người từ bỏ mình hoàn toàn rất trọn vẹn dường như linh hồn này không còn hiện hữu.
ü      Ước muốn chịu đau khổ lớn lao, vát thánh giá với sự nhẫn nhục.
ü      Vui vì bị bách hại. Hiểu biết tốt và trọn vẹn rằng bất cứ sự việc nào làm cho chúng ta thất vọng cũng đều là sắc lệnh của Chúa; tôn vinh sắc lệnh của Chúa, sẽ đem lại kết quả là sự biểu thị vinh quang Chúa trong đời sống của một người.
ü      Ước ao phụng sự Chúa.
ü      Tách rời khỏi mọi loài thụ tạo
ü      Thiếu vắng sự xuất thần. Khi đạt được trạng thái này, linh hồn không còn xuất thần hay rất hiếm khi xuất thần. Sự yếu đuối được thay thế bằng sức mạnh; và sự khiêm nhường thì lớn lao vượt bực.
 
KẾT LUẬN
Qua cuốn sách nền tảng của Thánh Têrêsa chương 5, tôi xin kết thúc bài phản ảnh này bằng cách nói rằng, “Sự hoàn thiện cao nhất không bao gồm những ơn huệ nội tâm hay sự vui sướng lớn lao hay những thị kiến hay sự tiên đoán về tâm linh, nhưng trong việc đem ý chí của chúng ta đến gần với sự phù hợp với Ý Chúa. Như vậy, bao giờ chúng ta nhận thức được rằng Ngài muốn điều gì, thì chúng ta uớc  ao điều đó cho chính chúng ta với tất cả sức mạnh, và nhận lấy những đắng cay làm ngọt ngào, vì biết rằng chúng là ý muốn của Ðấng quyền uy tối thượng. Ðó chính là vinh quang của Thánh Giá chúng ta được mời gọi để tuyên xưng và cử hành. Và khi bạn phải kéo Chúa lên trên Thánh Giá Vinh Quang này, Ngài sẽ kéo tất cả nhân loại lên với Ngài qua bạn.”
 
 
 
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lời Cầu Nguyện Mạnh Mẽ (9/4/2013)
Lời Nguyện Xin Dạy Cho Con Biết (9/4/2013)
Lời Cầu Nguyện Của Chị Veronica Phong Cùi (9/4/2013)
Cn 2041: Hãy Cứu Các Linh Hồn Bằng Những Lời Nguyện Ngắn (9/2/2013)
Chuỗi Kinh Mến Yêu (còn Gọi Là Chuỗi 6053) (9/1/2013)
Tin/Bài khác
Kinh Cầu Chân Phước Mẹ Teresa Calcutta (8/27/2013)
Cn 2007: Xin Ơn Chúa Thánh Thần (8/20/2013)
Chuỗi Mân Côi Mầu Nhiệm Năm Sự Cứu Rỗi (8/6/2013)
Cn 1999: Mầu Nhiệm Năm Sự Chiến Thắng (8/6/2013)
Kinh Kính Thánh Giá (8/5/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768