MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vác Thập Giá Với Sự Kiên Nhẫn
Thứ Năm, Ngày 22 tháng 8-2013

CANH THỨC THÁNG THỨ 3, CON ÐƯỜNG THẬP GIÁ LÊN ÐỒI GOLGOTHA
 

Kính gởi quý cô chú và anh chị em bài canh thức cầu nguyện 48 giờ của Barnabas gởi cho chúng ta để làm trong tháng 3 vừa qua.
 
VÁC THẬP GIÁ VỚI SỰ KIÊN NHẪN

Thánh Tôma nói, “Kiên nhẫn là đức tính tăng cường sức mạnh cho linh hồn chống lại những động lực của sự ưu phiền, nó tiết chế và ngăn chặn sự ưu phiền, và không cho phép chúng ta làm hay nói điều gì đối nghịch với lý lẽ chính đáng. Nó cũng truyền cảm hứng với sự can đảm để hổ trợ trước những nghịch cảnh trong đời sống, và chính giữa những mâu thuẩn tàn bạo nhất, nó làm cho chúng ta không lay chuyển, và trung thành với những bổn phận nhỏ nhặt nhất.”
 
NHỮNG MỨC ÐỘ KIÊN NHẪN

1. Mức thứ nhất bao gồm việc vát thánh giá với sự dễ dãi trong tâm trí, nhưng không phải là không có sự khó khăn, lẩm bẩm và than trách. Ở mức này, chúng ta áy náy tìm kiếm bằng mọi phương thế để làm nhẹ bớt (thánh giá) và an ủi, mặc dù không tận dụng bất cứ điều gì sai trái đáng trách. Chúng ta cẩn thận không trực tiếp chống lại ý Chúa, nhưng chúng ta hài lòng nếu Ngài nếu Ngài thích ứng ý Chúa với ý uốn của chúng ta.
 
2. Mức độ hoàn hảo nhất của Ðức Kiên Nhẫn bao gồm sự khuất phục hoàn toàn cho thánh ý Chúa, trong mọi thánh giá Ngài gởi tới cho chúng ta. Mức độ này không cản trở cảm giác đau khổ của chúng ta, nhưng nó khuyến khích chúng ta vượt qua nó, và người ta sẽ hành động như thể là họ đã mất hết cảm giác.
 
Chúa Thánh Thần phán: “Sự kiên nhẫn tốt hơn sức mạnh. Chinh phục được chính mình tốt hơn là chinh phục những châu thành” (Châm Ngôn 16: 32 ). Ðây là những lời đáng ghi nhớ dạy chúng ta đừng đố kỵ với những người ưa chinh phục trên thế giới. Hãy biết chắc rằng nền móng của sự đau khổ là bãi chiến trường, nơi mà bạn có thể làm những cuộc chinh phục gây ấn tượng và vẻ vang nhất. Chúng ta thử thách sự dũng cảm của một chiến sĩ, không phải bằng sự mãnh liệt khi anh ta lao vào kẻ thù, nhưng bằng sức mạnh mà anh ta chống cự với cuộc tấn công, chúng ta đánh giá sự can đảm của anh ta, không phải bằng nhiệt tâm nhưng bằng sự kiên nhẫn. Tôi ngưỡng mộ một người Kitô Hữu kiên nhẫn vát thánh gía của mình hơn một trăm chiến sĩ xông vào nơi nguy hiểm vì đam mê mù quáng.
 
Người kiên nhẫn luôn luôn làm chủ mình, luôn luôn mạnh hơn sự đau khổ, và thanh thản, sắc mặt không biết đến sự biến đổi; người chiến sĩ trong trận chiến, trái lại khi không làm chủ được chính mình thì hành động bốc đồng lôi cuốn anh ta, và anh ta trở nên nô lệ của nó.
 
Trong một người Kitô hữu đau khổ, mọi sự đều cao quý, vì anh ta chiến thắng được chính mình, nên mọi sự đều đáng khâm phục, bởi chưng anh ta đau khổ vì Chúa; mọi sự đều hào hiệp, vì anh ta đấu tranh với nỗi đau, nhưng với sự bình tĩnh và yên lặng. Tertullian nói: “Nhờ sự kiên nhẫn, chúng ta được phân biệt với thú vật. Nhờ sự kiên nhẫn chúng ta hành động như một con người, biết xử dụng lý trí.” Nghĩa là khi mất đi sự kiên nhẫn, chúng ta cũng mất đi lý trí; chúng ta không làm chủ được tinh thần, tình cảm thống trị chúng ta, và thật vậy chúng ta giống như loài vật không có trí khôn, (chỉ biết) thỏa mãn sự thèm khát và bản năng.
 
Aritotle thốt lên rằng: “Thật hèn nhát! Thật thiếu căn bản! Khi chúng ta để cho sự không kiên nhẫn vượt thắng mình, để cho sự giận dữ lôi cuốn, và bị đánh gục bởi những thử thách nhỏ nhặt nhất.” Những triết gia cỗ xưa trên thế giới đã tuyên bố những lời khen ngợi về nhân đức này. Seneca đã nâng người kiên nhẫn lên trên những người khác. Môn đệ Plato nói: “anh ta đã thực thi một nghệ thuật, chỉ thuộc về Thượng Ðế, khi chịu đựng trong kiên nhẫn sự việc đối nghịch với đời sống của anh ta; vì chưng khi anh ta biến sự dữ nên sự lành, bằng việc làm cách tự nguyện sự việc trước đó vốn dĩ là một tai biến độc lập với ý chí của anh ta.”
 
Chúng ta hãy rời khỏi những triết gia ngoại giáo, vì Thánh Cyprain đã nói rằng, “vì họ không có sự khôn ngoan đích thực, họ cũng dốt nát về sự kiên nhẫn đích thực.”
 
Ðức tính kiên nhẫn của người Kitô hữu đặt nền tảng trên sự khiêm nhường trong lòng, nhưng tất cả các triết gia ngoại giáo đều kiêu hãnh. Nó là đức tính của thế gian. Ðức kiên nhẫn của người Kitô Hữu đến từ thiên đàng, và từ thiên đàng đức kiên nhẫn xuất phát sự sáng lạng và vinh quang của nó.

Thánh Ambrose gọi nhân đức này là “mẹ của tất cả những đứa con của Giáo Hội. Ðứa trẻ này làm gì” vị tiến sĩ thánh thiện nói, “khi nó thấy mình có điều gì cần kíp? Nó chạy đến với mẹ nó, khi nó đau khổ vì đói, khi có ai đánh nó, khi nó đau đớn, khi nó buồn, khi nó đau ốm, dự định duy nhất của nó là gieo mình vào bàn tay của mẹ nó, và chắc chắn nó sẽ tìm được liều thuốc cho những rắc rối của nó. Người mẹ tốt lành của nó an ủi, giúp đỡ và hướng dẫn sự can đảm của nó chống lại tất cả sự sợ hãi và thử thách của nó. Con cái Chúa cũng nên làm như vậy. Anh ta nên xem sự kiên nhẫn như người mẹ và trông cậy vào nó trong mọi ước muốn, và anh ta sẽ luôn luôn nhận được sự an ủi lớn lao từ đó.
 
Tertullian so sánh sự Kiên Nhẫn với chiếc mũ bảo hiễm (helmet), hay hơn nữa là một chiếc khiêng không thể xuyên thủng, nó không sợ bị thương, không sợ cú đánh chết người; anh ta cười trên sự nguy hiểm và chiến thắng khải hoàn cuộc tấn công. Tertullian nói, “Nhờ sự trợ giúp của chiếc khiêng này mà công việc thánh thiện mà người thủ linh vinh quang của Ðạo Binh Chúa, chịu đựng được mọi cuộc tấn công dữ dội; và nhờ nó mà anh ta đẩy lùi tất cả mọi cách cư xử hung bạo. luôn luôn vững vàng trong cuộc chiến, luôn luôn trổi vượt trong cuộc tấn công, anh ta bao bọc kẻ thù bằng sự xấu hổ và xáo trộn, mỗi khi hắn thử kiểm tra nhân đức của anh ta.”
 
Cái nhìn của Thánh Chrysostom trình ra cho chúng ta sự kiên nhẫn của người Kitô hữu như một pháo đài không gì lay chuyển được. Vị Tiến Sĩ thánh thiện nói, “Hãy trang bị, trang bị cho pháo đài này, và nơi đó, không có mủi tên nào, không có vũ khí nào, không có vũ khí phòng thủ nào, bất chấp bất kỳ kẻ thù mạnh mẽ nhất. Vâng, hãy để cho mọi thụ tạo vũ trang áp đảo bạn, - hãy để cho những tai họa, mọi đau đớn rơi xuống như rất nhiều kẻ thù không ngơi hủy diệt bạn. Nếu bạn không rời khỏi ngọn tháp kiên nhẫn vô địch mà bạn chiếm hữu được, bạn sẽ luôn luôn chiến thắng, và tất cả những mủi tên của kẻ thù sẽ bị bẻ gảy dưới chân bạn.
 
Thánh Gregory gọi sự Kiên Nhẫn là, “là nhân đức đầu tiên và là người canh giữ tất cả mọi nhân đức.” Như gốc rễ là cội nguồn mà cây cối lãnh nhận chất dinh dưỡng, từ đó nó lãnh nhận sự sống cho nó sinh khí, khí lực nó đón nhận và tất cả hoa quả mà nó sinh ra. Cũng vậy, đức Kiên nhẫn là sức sống động chủ yếu, khiến cho tinh thần mạnh mẽ tuôn chảy vào linh hồn chúng ta, sự mạnh mẽ cần thiết để giữ chúng ta trong tình trạng ơn sủng. Chính sự kiên nhẫn cho chúng ta sự sống, theo cách thức mà tất cả mọi nhân đức, mà sự kiên nhẫn làm cho chúng sinh hoa kết quả là ơn cứu độ, và gìn giữ chúng để được sự sống đời đời. Thánh Cyprain nói, “Chính sự kiên nhẫn cho chúng ta khả năng cư ngụ trong Chúa Giêsu Kitô, và chúng ta được Ngài dẫn đưa, vào cung lòng Thiên Chúa.”
 
Sự kiên nhẫn thuần hóa chúng ta khỏi những đam mê mãnh liệt; nó trấn áp những chuyển động kịch liệt của tính kiêu ngạo, và an ủi chúng ta trong những tai hoạ; nó giữ vững chúng ta trong sự thống khổ, giữ gìn chúng ta bình an giữa cuộc chiến. Chính sự kiên nhẫn làm cho chúng ta khiêm nhường trong thành công, bằng lòng trong nghịch cảnh, hầu như không cảm xúc trước sự tổn thương và khinh miệt. Nhờ kiên nhẫn, chúng ta tha thứ cho những những xúc phạm mà chúng ta lãnh nhận, chúng ta hổ trợ cho sự hành hình của tên gian ác, và chúng ta thánh hóa những đau thương của chúng ta. Sự kiên nhẫn làm cho đức tin của chúng ta không lay chuyển, đức cậy của chúng ta không thể bị đánh bại và đức mến của chúng ta hào hùng.
 
Tertullian quy cho sự kiên nhẫn tất cả những ảnh hưởng mà Thánh Phaolô gán cho đức mến. Cha nói, “Tại sao đức mến đầy ngọt ngào? Tại sao không có sự kiêu ngạo hay tham vọng? Tại sao nó mang lấy tất cả moi sự? Ông trả lời, “Thật vậy, đó là do đức mến là sự kiên nhẫn.”
 
Thơ Thánh Giacôbê nói rằng, “kiên nhẫn là việc làm hoàn hảo” (Giacôbê 1:4) - điều đó nói lên rằng, Kiên Nhẫn làm cho một người nên trọn lành, không chỉ vì anh ta kiên nhẫn, mà anh ta thực hành mọi nhân đức, nhưng vì nó đội triều thiên cho tất cả các nhân đức sự nhẫn nại vinh quang. Các thánh tổ phụ nói rằng, “Những nhân đức khác chiến thắng; điều đó đúng, nhưng chỉ một mình đức Kiên Nhẫn giành được sự vinh quang, và mang lại điều mong đợi.”
 
Bede đáng kính ước ao rằng không nhân đức kiện toàn nào khác ghi dấu đậm hơn đức Kiên Nhẫn.” Ông nói, “Ai kiên nhẫn không thể bị đánh bại, điều đó chứng minh sự hoàn hảo.” Và Thánh Augustine xem sự kiên nhẫn như một món quà quý khiến cho chính Chúa với bản tính tự nhiên của mình không thể đau khổ, đã mong ước rằng nhân đức này không nên thiếu, như thế để nói đến vinh quang của Ngài; và vì lý do này mà Ngài đã làm người. Ngài sáng tạo nên thế giới bằng hành động, nhưng Ngài cứu chuộc nó bằng sự đau khổ; và công cuộc cứu chuộc thì xuất sắc hơn sự sáng tạo, sức mạnh của sự đau khổ dường như là vinh quang đối với Chúa hơn là sức mạnh của hành động. Vì thế, sự Kiên nhẫn đã thay đổi đặc tính của nói, từ khi Chúa kết hiệp nhân đức này với bản tính tự nhiên của Ngài. Nó không còn mang tính chất lệ thuộc nhưng là một nhân đức vương giả, siêu phàm và thiêng liêng.”
 
Các bạn vát thánh giá thân mến, chúng ta hãy mang thánh giá của mình cách kiên nhẫn theo bước chân của Chúa Giêsu Kitô. Sự kiên nhẫn của riêng một mình Chúa Giêsu Kitô đã đủ rrồi, ngay cả khi không có phép lạ nào chứng minh rằng Ngài là Chúa. Như thế, chúng ta và những người Do Thái không có cớ gì mà không nhờ dấu ấn này, mà nhận ra rằng chúng ta là con Chúa, mà không chịu vát thánh giá theo bước chân Ngài.
 
Trên đường lên núi Sọ, sự Kiên Nhẫn sẽ hoạt động như mẹ của chúng ta để an ủi và tăng sức cho chúng ta đến cùng. Nguyện xin ơn sủng Chúa trợ giúp chúng ta góp nhặt nhân đức vinh quang này, và tuyên xưng vinh quang của Thánh Giá cho toàn thế giới. Amen.
 
 
VIỆC NHÌN NHẬN TỘI LỖI TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CHÚNG TA

VÁT THÁNH GIÁ VỚI SỰ KIÊN NHẪN LÊN ÐỒI CALVARY

Sẽ đến lúc chúng ta không nghiệm thấy sự ngọt ngào nào cả trong tư tưởng, mà trước đó đã đổ đầy trong chúng ta niềm vui, ngay cả khi chúng ta đau khổ nhiều nhất. Sự phản ảnh thánh thiện về sự tốt lành của Chúa, vào tình yêu của Chúa Kitô, thường truyền cảm hứng cho chúng ta với rất nhiều can đảm, không còn nói một lời nào trong lòng chúng ta. Chúng ta trở lại đó một lần nữa, nhưng chúng ta không nhận được sức mạnh từ đó. Linh hồn chúng ta ở trạng thái hoàn toàn khô khan sẽ tàn úa trong sự yếu đuối như vậy, nỗi buồn và thất đảm làm cho nỗi đau của chúng ta trở nên hầu như không để chống đỡ được. Chúng ta phải làm gì trong lúc đó, trong thời gian hiểm nghèo và bị bỏ rơi trong nội tâm?
 
Thật là ngọt ngào khi lúc đó chúng ta đi vào chính mình, và hồi tưởng lại những tội lỗi của chúng ta trong quá khứ, để sự khiêm nhường có thể truyền cho chúng ta một cảm giác đau buồn sâu thẳm, với tầm nhìn về những khuyết điểm của chúng ta, và chúng ta có thể khám phá bằng ánh sáng nội tâm vốn soi sáng mọi linh hồn có đức tin, rằng thật công bằng khi chúng ta phải chịu đau khổ, để đáp ứng Công Lý của Thiên Chúa. Thật là an ủi khi nghĩ rằng những đau đớn của chúng ta chịu đựng với sự kiên nhẫn sẽ giao hòa chúng ta với Chúa, và làm cho chúng ta ngày một làm vui lòng Chúa hơn với mầu nhiệm của Chúa.
 
Một người thánh thiện sùng đạo nói rằng, “Khi bị tấn công bởi căn bệnh nặng, và trong tình trạng chán nản về tâm linh, tôi không thể tìm thấy trong tôi một tư tưởng nào tốt đẹp, một thiên hướng nào tốt lành, thì liều thuốc an ủi tôi là nhìn nhận những tội lỗi của tôi. Tôi đi vào chiều sâu của sự hư vô của tôi, vào hố sâu của tội lỗi trong quá khứ, như sự cố thủ sau cùng để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của cơn đau, và cám dỗ không kiên nhẫn. Cái nhìn về quá khứ xúc phạm tới Chúa luôn làm cho tôi êm dịu hơn và cam chịu những đau đớn tốt hơn. Vì tôi tự nhủ, “Tôi không chỉ là kẻ đắc tội, nên tôi phải trải qua hình phạt mà mình đáng chịu vì tội lỗi mình sao? Tôi không phải chỉ một thân xác vấy bẩn vì tội lỗi, nên bị đày đọa bởi đau khổ, vì thú vui tội lỗi tôi đã làm chống lại lề luật Chúa sao? Kẻ đã và đang luôn nỗi loạn chống lại ý muốn của Ðấng tạo hóa, phải sửa đổi, bằng sự khiêm nhường, bằng sự đau buồn, bằng những thương tổn mà tôi phải chịu đựng bởi Ðấng có Quyền Lực Tối Cao sao? Nếu tôi bị xỉ nhục tương đương như vậy, thì là do tôi đã vi phạm trắng trợn nên đòi hỏi sự bồi thường. Nếu tôi kiêu hãnh trước quyền hành của quan tòa, sự trừng phạt cực điểm sẽ là hậu quả chính đáng cho tội ác của tôi. Nếu tôi nỗi lên chống lại vị Vua đầy Quyền Lực, nếu tôi xúc phạm trắng trợn đến ông ta, ngay cả khi ông ta đang ngồi trên ngai, - một tội như vậy dường như xứng đáng với mọi hình phạt. Hình phạt nào tôi không đáng chịu khi nỗi loạn chống lại vị Vua của các vua, - và tuyên chiến chống lại vị Quan Tòa Tối Cao, với sự cố gắng, đặt để càng nhiều quyền lực của tôi, để tiêu diệt cả thảy vinh quang của ngài và của chính tôi ? Không! Trên trái đất này không có bất kỳ sự đền bù nào (xứng đáng) cả; không có hình phạt, không có đau khổ nào có khả năng chuộc lại đầy đủ được. Tôi không nói một tội trọng, nhưng ngay cả một tội nhẹ.”
 
“Thánh Catherine thành Sienna nói rằng, “nếu biển chỉ toàn là lửa, thì ai hiểu được một chút rằng tội lỗi là gì, sẽ lao mình vào trong biển lửa đó, không bao giờ ra khỏi đó, nếu anh ta sợ rằng mình sẽ gặp tội lỗi nơi bến bờ của nó.” Thánh nữ thêm vào, “Nếu có đức tin thì khi hồi tưởng về tội lỗi mà chúng ta đã phạm, chúng ta phải chìm vào trong hố sâu đau buồn đó!”
 
Người Kitô hữu ăn năn kêu lên rằng, “Làm sao có thể, làm sao có tôi thể xâm phạm đến sự sống của Thiên Chúa Tối Cao? Sự đền bù nào có thể chuộc được những tội ác của tôi? Không, lạy Chúa, nếu con có thể khóc huyết lệ với những giọt nươc mắt nhiều như nước trong biển cả, không bao giờ con có thể dâng lên cho Ngài sự no thỏa chính đáng. Nếu con phải chịu đựng ngàn thế kỷ trên trái đất này tất cả sự hành hình do mất mác, đau khổ như các thánh tử đạo, cũng không thể đền bù đủ, ngay cả chỉ một lần con xúc phạm. Vậy thì chẳng chính đáng khi con chấp nhận với tình yêu những thánh giá mà Chúa gởi tới cho con sao? Và tôi chẳng quá quý mến hạnh phúc vì Ngài đã đoái thương chấp nhận sự đền bù nghèo nàn, bằng tất cả những rối loạn hay bệnh hoạn trong đời sống của con sao?”
 
Bạn nên nhận thức về những cảm tình như vậy khi đi vào chính mình, phản ảnh, những cay đắng của linh hồn bạn, về những sai lầm thời còn trẻ. Ðó là thiên hướng cổ vũ cho tên trộm ăn năn trên thánh giá. Bạn nhìn thấy anh ta giữa những đau đớn cực kỳ của hình phạt, sự Kiên nhẫn đã nâng đỡ anh ta khi anh ta nghĩ đến những hành động gian ác anh ta đã phạm! Bạn có nghe lời kết án khắc nghiệt của anh ta dành cho người đồng bạn với cơn thịnh nộ sắc xảo, ví sự nhạo báng của ông ta không? Anh ta kinh ngạc vì ông ấy là tội nhân, mà sự trừng phạt đã không làm cho anh ta khiêm nhường dưới ngọn roi trừng phạt ông, và dấu chỉ của người vô tội, đang đau đớn trong thinh lặng, nên tuôn ra những lời lẩm bẩm trách than táo bạo, “hỡi kẻ khốn nạn, ông không biết kính sợ Chúa, hãy xem đây chúng ta cùng chịu chung một án phạt. Và thật là chí lý, vì chúng ta nhận chịu phần thưởng vì những việc làm của chúng ta; nhưng ông Giêsu này không làm điều gì xấu cả, mà ông ta lại chịu những đau thương lớn lao như vậy.”
 
Một người sùng đạo và tác giả có học thức đã thốt lên, “Người trộm lành thật hạnh phúc! Ông đã nói lên sự thật. Không, thật vậy, Chúa Giêsu không bao giờ làm điều gì xấu xa, không khi nào! Vậy mà Ngài đau khổ, và đau khổ trong thinh lặng; trong khi kẻ có tội bên cạnh Ngài lại nhạo báng!” Thật là một bài học cho chúng ta khi vát thánh giá và chịu đựng đau khổ với lòng cam chịu.
Cuối cuộc cách mạng ở Pháp, có một linh mục đáng kính làm việc để cứu các linh hồn nơi một bệnh viện, và cai quản việc giúp đỡ và úy lạo về Tôn Giáo cho một số bệnh nhân đau ốm và bị thương. Vị linh mục tốt lành này được cho biết là giữa những người bị thương có một người lính, có sắc mặt của một người có vẻ như có một đời sống kỳ dị phi thường; anh ta đang ở trong tình trạng tàn phế. Vị linh mục đến gặp ông ta và tìm thấy một người, sắc mặt dịu dàng đáng gây ấn tượng. Vị linh mục nói, “Này bạn, tôi nghe nói là anh bị thương rất nặng.” Người lính bị thương mỉm cười đáp, “Hãy kéo tấm chăn ra.” Vị linh mục làm như vậy rồi lùi lại kinh sợ, khi thấy người lính không còn hai cánh tay. Người lính bị thương nói, “Ôi! Cha thụt lùi vì việc lặc vặt đó là? Hãy kéo tấm chăn ở chân giường ra.” Vị linh mục bác ái kéo nó ra và kêu lên, “ôi hỡi con cha xót thương cho con biết bao!” Người lính đáp, “Không, đừng xót thương con, hỡi cha, con chỉ đón nhận những gì con đáng chịu. Ðó là những gì con đã làm cho Chúa trên thập giá. Con đã đi chiến đấu với các bạn hữu. Trên đường, con gặp một cây thập giá đã thoát khỏi cơn thịnh nộ của các chiến sĩ cách mạng, chúng con sắp đặt việc phả hủy nó. Con là người trước tiên; Con đã leo lên thập giá và với thanh kiếm, con đã cắt những cánh tay và chân trên thánh giá, và Người đã rơi xuống. Khi đến trại, cuộc chiến bắt đầu, và trong cuộc nổ súng đầu tiên, con đã bị thương với tình trạng giống như cha đang nhìn thấy con đây. Nhưng chúc tụng Chúa! Ngài đã trừng phạt sự xúc phạm của con trên thế giới này bằng một hình phạt với Lòng Thương Xót của Ngài, để cứu con khỏi cuộc trừng phạt sau này bởi Công Lý Ngài, ít nhất đây là những gì con hy vọng vào lòng nhân hậu của Ngài. Nhưng đó không chỉ là những gì chúng ta nên đau khổ để đền bù tội lỗi, đó cũng là niềm vinh dự. Ðó chẳng phải là vinh quang của người con góp phần cho người cha bị xúc phạm sao? Vì chẳng phải là người tớ tốt lành, khi anh ta bảo vệ chủ mà không đòi hỏi gì sao? chẳng phải vì đối tượng của lòng tin, để báo thù cho những thương tổn đã làm cho vị hoàng tử sao?
Khi bạn của hoàng đế Augustus chống lại dự định trả thù cho cái chết của Julius Caesar, cha nuôi của ông ta, thì vị hoàng từ trẻ đã trả lời: Tôi sẽ bị ô nhơ luôn mãi nếu không trả thù cho tổn thương đã gây ra cho cha tôi, người đã bị giết hại cách xấu hổ theo cách thức, mà trong thời bình, bởi kẻ ám sát phản bội, người đáng lẽ phải được xem như là vị cứu tinh của xứ sở họ. Không, sự thù ghét của tôi quá công minh, đó là việc tôi xác định để đáp ứng nó. Danh dự của Caesar quá lớn trong lòng tôi. Tôi phải trả thù; và từ khi người nhận tôi làm con, bổn phận của tôi là phải tôn vinh người như người cha của tôi.”
 
Ðó phải là ngôn ngữ của chúng ta khi nhìn Chúa Giêsu trên thập giá. Chúa Cứu Thế đã nhận chúng ta làm con, ngay cả với giá của chính mạng sống Ngài. Ngài đã chọn cái chết theo cách thức nhục nhã nhất, và khi chết, Ngài lưu lại cho chúng ta để báo oán khi vinh quang của Ngài bị xúc phạm.
 
Nhưng với những người vấp ngã vì sự báo thù thì sao? Ai là kẻ thù của Ðấng Cứu Thế? Tội lỗi của tôi và của các bạn là kẻ thù mà chúng ta phải báo óan cho sự ám sát cách đáng xấu hổ của người Cha nuôi và Bạn của chúng ta. Chúng ta hãy cùng rút kiếm ra chống lại chính chúng ta và trang bị chống lại khí cụ của tội lỗi chúng ta, chống lại những phần tử tội lỗi, chống lại xác thịt tội lỗi, linh hồn phạm tội, nhiều lần đã đóng đinh Con Thiên Chúa.
 
Sự báo oán của các bạn sẽ không tương đương với nhiệt tình của người ăn năn sám hối nơi sa mạc, để báo thù cho vinh quang bị xúc phạm của Ngài bởi tội lỗi, thánh Gioan Callimachus liên đới với những việc đền tội như một người chứng kiến tận mắt về sự khắc khổ của họ khi ngài viết, “Tôi đã nhìn thấy họ phủ quanh mình với giẻ rách, ngực bầm tím và bị thương vì những cú đánh mà họ làm cho mình, tái xanh và gầy guộc, như những chiếc đốm biết đi. Một số phơi mình dưới tia nắng mặt trời thiêu đốt, những người khác thì phơi mình dưới cái lạnh cắt da. Một số chắp vá qua loa cho cơn khát của mình, có thể uống chỉ một giọt nước. Những người khác sau khi ăn một mẩu bánh mì, nghĩ rằng họ không xứng đáng để ăn thêm, họ xem như thức ăn như là đồ ăn cho thú vật, của nuôi duy nhất trở nên đáng để ăn, vì họ nói rằng họ đã sống một đời sống hoàn toàn như thú vật. Tất cả những người ăn năn đền tội dành thì giờ ngày và đêm để than khóc. họ thốt lên những tiếng khóc thảm thương, đủ để làm mềm những tâm hồn rất chai đá…”
 
Hỡi các bạn của thập giá, hãy để cho những người ăn năn sám hối này truyền cảm hứng cho chúng ta vát thánh giá của chúng ta khi di chuyển về Calvary , nơi chốn của Thập Giá. Khi vát thánh giá của chúng ta dọc theo con đường núi Calvary với Chiên Con Vô Tội, khi nhìn vào Con Thiên Chúa Người mang thánh giá của Ngài cách kiên nhẫn lên đồi Calvary, hãy để cho đời sống tội lỗi của chúng ta truyền cảm hứng cho chúng ta vát thánh giá hằng ngày với Chúa Kitô  lên đồi Calvary.
 
Ý NGHĨ VỀ HỎA NGỤC KHUYẾN KHÍCH CHÚNG TA KIÊN NHẪN
Chúa Thánh Thần phán: “Trong mọi sự hãy nhớ đến kết cục của đời sống bạn, và rồi bạn sẽ không bao giờ phạm tội.” (Sách Huấn Ca 7, 36). Không, bạn sẽ không bao giờ xúc phạm đến Chúa vì không kiên nhẫn, hay vì việc ước muốn cam chịu thử thách làm bạn ưu phiền, nếu nhớ đến kết cục của đời sống bạn, có thể nói rằng, nếu bạn thường xuyên đặt trước mắt mình những gì có thể xảy ra cho bạn vào ngày cuối cùng của cuộc đời, vào giờ chết, trước toà phán xét của Chúa, nơi mà bạn sẽ bị xét xử, và bản án quyết định vỉnh viễn về đời sau của bạn, cho dù vĩnh viễn hạnh phúc hay đau khổ.
 
Trong bài phản ảnh này, tôi không ước ao làm cho bạn khiếp sợ vì hình ảnh của hình phạt nơi Hỏa Ngục. Mục tiêu của tôi là chỉ đề ra để bạn xem xét một số phản ảnh an ủi, rất thích hợp để truyền cảm hứng cho bạn về sự kiên nhẫn trong đau khổ, và ban tặng cho bạn những ý nghĩa bổ ích, mà tất cả các thánh đã dùng để thánh hóa các ngài khi vát thánh giá lên đồi Calvary.
 
Một người sùng đạo thánh thiện nói rằng, “Ý nghĩ về Hỏa Ngục không đi xa đến việc làm phiền bạn bằng những nỗi ưu phiền, mà ngược lại nó truyền cảm hứng với sự can đảm, và đổ đầy chúng ta với niềm vui thánh thiện. Vì, dưới cái nhìn của ngọn lửa đời đời, chúng ta có thể tự nhủ rằng, tôi thật hạnh phúc vì không ở trong số những nạn nhân bất hạnh! Vâng tôi thấy đó có thể là số phận của tôi, nếu Chúa đã không trừng phạt tôi thể theo Công lý Người; tôi đã phải chịu đau khổ một thời gian dài, và phải chịu đau khổ đời đời, hình phạt đau đớn khủng khiếp nhất. Nếu bây giờ tôi đau khổ, ít nhất là sự đau khổ có lợi ích cho tôi, khi tôi sinh ra với tính kiên nhẫn vì yêu mến Chúa; chúng xóa đi tội lỗi của tôi, chúng đem lại bình an cho linh hồn tôi, và chúng cho tôi lời hứa Thiên Ðàng. Nếu những người hư mất trong hỏa ngục có thể trở lại trái đất để đền bù tội lỗi của họ, hình phạt nào mà họ không ước muốn chịu đựng để vượt qua! Nếu giống như tôi, họ chịu đựng đau khổ trong đời sống của họ trên thế gian, nếu họ có kinh nghiệm về số phận xui xẻo, hay bệnh tật, hay bị khinh miệt, có thể, họ sẽ tìm thấy sự đau khổ tạm thời là khởi đầu của niềm hạnh phúc họ đã mất, có thể họ sẽ hiểu được nhu cầu họ thực hiện ơn cứu độ và cứu lấy linh hồn họ. Nhưng sự thành công tiếp tục cám dỗ họ, và những sự việc tốt lành trên thế gian làm cho họ quên đi những ơn phúc không hề thay đổi về vinh quang vĩnh cửu. Lời cảm tạ tôi đã không dâng lên cho Chúa, vì Ngài đã dẫn đưa tôi qua những con đường mà bề ngoài khắc nghiệt nhưng đầy lòng thương xót!”
 
Những cảm tình này là của người bệnh và người vát thánh giá khi họ suy niệm, trong bình an và với niềm tin vào Hỏa Ngục.
 
Thánh Chrysostom nói: “Nguyện xin Chúa ban ơn để tư tưởng thánh thiện và bổ ích này có thể chiếm ngự tâm trí và tâm hồn của muôn người. Xin Chúa ban ơn để tư tưởng này có thể được viết lên khắp nơi mà chúng con hướng mắt về đó, để chúng con có thể đọc nó trên tường trong phòng của chúng con, và để rồi nó có thể trở nên đối tượng của tất cả những cuộc đối thoại của chúng con. Lúc đó chúng con sẽ không có cảm giác rất nhạy cảm như thế khi đau khổ, khi cảm kích trìu mến những thú vui; tư tưởng bất hạnh đời đời sẽ làm cho chúng ta khinh chê tất cả mọi thứ khác, để thoát khỏi đau thương của Hỏa Ngục.”
 
Nếu một tội ác được kết án bởi lề luật để giữ người ta đến chết trong nhà tù khinh khủng, hay khác hơn nữa là đau đớn vì hình phạt tàn bạo nhất; nếu anh ta có thể đạt được từ quan tòa của anh ta lời tuyên án, với điều kiện mỗi ngày chỉ suy gẫm về đời sống của anh ta về hình phạt khắc nghiệt mà anh ta phải chịu đựng, thì anh ta có thấy khó khăn khi chấp nhận điều kiện dễ dàng hầu iện toàn không? Không, không nghi ngờ gì cả. Vậy thì, điều kinh dị là khi đáng chịu án phạt đau khổ đời đời vì tội lỗi chúng ta, và khi được thuyết phục, như chính chúng ta là, thì nhất định chúng ta nên tránh nó đi bằng cách mang lấy thánh giá của chúng ta với sự kiên nhẫn (mà chúng ta nên làm, bằng cách thường xuyên nguyện ngẫm về sự đau khổ đời đời mà chúng ta đáng chịu), chúng ta đã chẳng kinh ngạc khi suy gẫm về Hỏa Ngục quá ít, và ngay cả việc sợ khi nghĩ tới Hỏa Ngục sao?”
 
Trong một ngày rất buồn Thánh Têrêsa thấy mình nặng chĩu bởi thử thách trong nội tâm và trong khi đau đớn về thể xác, chị đã đi đến điểm bỏ đi nhiều nỗi ưu phiền, khi Chúa Cứu Thế hiện ra với chị và, để tăng sức cho chị chống lại tình trạng suy nhược trong tâm trí, Ngài đã cho chị thấy hố sâu Hỏa Ngục, với hình phạt của nó, và cũng là nơi mà chị sẽ chiếm hữu đời đời, nếu chị tiếp tục sống không hoàn hảo trong đời sống. Vị thánh cao cả này kinh sợ khi nhìn thấy nó, phủ phục dưới chân Chúa Giêsu Kitô, chảy nước mắt ăn năn sám hối, và đáp lại Ngài ngàn lời tạ ơn vì đã kéo (snatch) chị ra khỏi sự khốn cùng rất lớn lao. Từ đó chị không bao giờ phàn nàn về những đau đớn nữa. Khi nghĩ tới sự đau đớn mà chị có thể phải chịu đựng thì những đau đớn có vẻ ngọt ngào và hài lòng hơn bao giờ hết; và sau đó chị tìm kiếm những đau đớn với nhiệt tâm, và làm cho chúng trở nên sự vui sướng. Khi thân xác chị than van vì sự không cương quyết kéo dài, hay việc đền tội khổ hạnh mà chị từ bỏ, thì chị cho nó đi xuống hỏa ngục, tỏ cho nó thấy hố sâu; Chị  nói, “Hãy nhìn xem hỡi thân xác bất hạnh. Hãy nhìn xem nơi mà ngươi sẽ phải ở nơi đó, những đau đớn của ngươi không đáng gì so với những gì ngươi đáng chịu.”
 
Hỡi những người mang Thánh Giá thân yêu, tư tưởng mà Thánh Têrêra tìm được là một tấm khiêng không thể xuyên thủng, mà chị tống khứ đi mọi cơn cám dỗ quan trọng và chống cự với tất cả những cuộc đột kích của nỗi đau.
 
Thánh Bernard nói, “Nếu bạn không muốn xuống hỏa ngục sau khi chết, thì hãy xuống hỏa ngục trong tâm linh, khi bạn còn sống. Hãy xem xét những hình phạt đáng kinh sợ, nỗi đau kinh hoàng của nó không bao giờ chấm dứt; sự tối tăm và nhà tù kinh sợ nơi đó chúng ta sẽ không thể nào thoát ra được. Hãy suy niệm về ngọn lửa đời đời đó, xuyên thủng những đòi hỏi ngay cả chính giữa nội tâm của bản thể bạn, nơi mà nó sẽ thiêu đốt mà không tàn rụi. Hãy nhìn xem những sợi dây xích lửa, bởi nó mà những đòi hỏi bị ràn buộc từng phần một; từ nơi đó mà khởi đầu ma quỷ nơi hỏa ngục vui mừng khi gây ra cho người ta những cuộc tra tấn tàn bạo nhất. Hãy nghe những tiếng khóc, tiếng than, tiếng kêu la tuyệt vọng của những nạn nhân bất hạnh, và hãy nhìn xem khi rơi vào bàn tay Chúa thì đó là điều không khủng khiếp và đáng sợ.” (Do Thái 10, 31)
 
Khi chúng ta thấy mình chán nản vì đau đớn, hãy suy gẫm trong tâm linh về bờ dốc đứng của hố sâu Hỏa Ngục; chúng ta hãy nhìn ngắm nơi mà chúng ta có thể sẽ ở đó, không có Chúa thương hại chúng ta với sự Thánh Thiện của Ngài, chúng ta hãy so sánh hình phạt đời đời với sự khổ sở nhẹ nhàng mà chúng ta đang chịu đựng dưới đây; và xa hơn việc phàn nàn về những đau khổ, và xa hơn việc lẩm bẩm chống lại sự quan phòng của Chúa, Ðấng gởi chúng đến cho chúng ta, và, chổi dậy trên những thử thách. Thánh Têrêsa nói rằng, Ngài sẽ chúc phúc cho chúng ta gấp ngàn lần bằng việc sắp đặt hay miễn trừ đáng tôn sùng của Chúa dành cho chúng ta. Những lời giảng dạy như thế này của các thánh và của các vị tiến sĩ của Giáo Hội, và các Thánh xác tín bằng gương mẫu của chính các ngài.
 
   Ðiều gì chiếm ưu thế trong lời Kinh Thánh khi nó phô bày cho chúng ta nỗi đau của Hỏa Ngục là sự tra tấn kinh khủng của lửa. Kinh Thánh gọi Hỏa Ngục là một “hồ lưu huỳnh và lửa,” “lửa Gahanna ,” “lửa đời đời,” “hỏa lò nơi mà lửa không bao giờ tắt.” Nhưng lửa này bó buộc với công lý của Chúa, sẽ chiếm hữu một hoạt động cao siêu không thể so sánh được với tất cả những lò lửa, tất cả lửa, trên thế giới. Lạy Chúa; Chúng ta làm sao hiểu thấu được làm sao mình có thể chịu đựng được? Làm sao cần phải ở đó như một nơi chốn đời đời? Vị tiên tri nói: “Ai trong chúng ta ở gần được lửa thiêu? Ai trong chúng ta ở gần được hoả hào muôn kiếp?”
(Isaiah 33, 14).
 
Trong cuốn Giáo Lý về Hỏa Ngục của Linh Mục Rev. F.X. Schouppe J.S. chúng ta đọc bài viết về cha Nuremberg nói về một vị giám mục, người được Chúa cho phép viếng thăm một tội nhân bất hạnh đã chết không ăn năn, một thời gian trước đó. Vị giám mục kể rằng, linh hồn đó thắc mắc rằng có còn người ta ở trên mặt đất nữa không. Khi vị giám mục kinh ngạc vì câu nói đó thì ông ta thêm rằng: “Từ khi tôi ở nơi chốn u sầu đó, tôi đã gặp một số lượng lớn lao phi thường người đến đây đến nỗi tôi bối rối khi nhận thức rằng không còn ai ở trên mặt đất nữa.” Câu chuyện này nhắc cho chúng ta lời Chúa Cứu Thế trong Kinh Thánh: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mathêu 7, 13-14)
 
Nicholas ở Nile nói về Hỏa Ngục rằng không có gì trên trái đất có thể cho chúng ta ý kiến về nó. Ông thêm vào, “nếu tất cả cây cối trong rừng bị cắt đi, chất thành một đống vị đại và đốt lên, thì đống lửa khủng khiếp này cũng không sánh được với ánh lửa nơi hỏa ngục.
 
Vincent ở Beauvais, viết trong cuốn sách thứ hai mươi lăm về lịch sử, kể lại dữ kiện mà ông ta nói rằng xảy ra vào năm 1090 như sau: “Hai người phóng đãng, không biết trong lúc đùa giỡn hay nghiêm túc đã làm một lời hứa rằng “nếu ai chết trước thì sẽ về nói cho người kia biết về trạng thái của mình.” Như thế, một người chết, và Chúa cho phép anh ta trở về với người bạn. Anh ta ở trong tình trạng thật khủng khiếp và có vẻ như là nạn nhân của sự đau khổ tàn khốc, thiêu đốt anh ta như bị bỏng và bao phủ anh ta như mồ hôi. Anh ta quẹt mồ hôi trên trán với bàn tay rồi vừa nhỏ mồ hôi lên cánh tay người bạn vừa nói: “Ðây là mồ hôi của hỏa ngục; anh sẽ mang dấu của nó cho đến chết.” Mồ hôi từ hỏa ngục thiêu cánh tay của người bạn còn sống, và xuyên thủng da thịt mà không thấy đau. Anh ta được ơn ích nhờ dữ kiện đó và về ẩn dật ở một Tu Viện.
 
Cha Peter trưởng tu viện ở Clunny, kể một câu chuyện tương tự như vậy. Một người cứng lòng trong tội đang hấp hối không ăn năn và bị thiêu đốt bởi cơn sốt và khát, đã xin chút nước lạnh để làm nguội cho ông ta. Cảm tạ Chúa vì qua lời cầu nguyện cho người khốn khổ đó, Chúa đã cho phép hai linh hồn từ hỏa ngục hiện ra dưới dạng nhìn thấy được. Họ mang một chiếc ly nhỏ chứa đựng chất lỏng và nhỏ lên bàn tay người bệnh và nói: “Ðây là nước lạnh dùng để làm nguội nơi hỏa ngục.” Chất lỏng này xuyên thủng qua bàn tay, đốt cháy da thịt và xương. Những người ở đó kinh ngạc vì thấy hiện tượng là này, và sự chấn động của người tội lỗi; đang vặn vẹo vì đau đớn không diễn tả được. Nếu nước lạnh ở Hỏa Ngục làm phỏng như thế , thì nước sôi và lửa diêm sinh sẽ nóng như thế nào? Những người tội lỗi bất hạnh bị đánh lừa yên nghĩ trong ảo giác của thế gian và những ai sống như không hề có Hỏa Ngục sẽ kinh hãi vì những tai ương. Giữa những lạc thú họ sẽ rơi xuống hố sâu đau khổ.
 
Thảm họa của Kivoto cho chúng ta hình ảnh tai ương càng khủng khiếp hơn, đang chờ đợi họ không sớm thì muộn. Kivoto là một nơi diễn kịch cà phê ở Smyrna , xây trên chiếc cột ở trên biển. Chiếc cột cực kỳ bền bỉ giữ ngôi nhà trên sóng nước nhưng thời gian đã gặm nhấm làm mất đi sự rắn chắt của nó. Ngày 11 tháng 2 năm 1873 lúc mười giờ tối, hai trăm người tụ tập để xem diễn vở hài kịch. Trong lúc đang vui đùa thì mọi người nghe thấy tiếng đổ vỡ. Lúc đó tất cả đều bất lực và trở nên hổn loạn; ngôi nhà với sân khấu và đoàn diễn hài, bị ném tung về phía trước rồi bị đại dương nuốt chửng. Thật khủng khiếp cho những nhà diễn hài nghiệp dư! Nhưng đúng hơn là bi kịch đáng kinh ngạc đang chờ đợi thế giới! Một ngày sẽ tới ngay giữa lúc vui thú trần gian, họ sẽ chứng kiến tất cả thình lình giữ họ lại rồi xua đi vào trong biển lửa lưu huỳnh.
      
 
Ðêm 31 tháng 3 rạng sáng ngáy 1 tháng 4 năm 1937, một chiếc tàu hơi nước lộng lẫy và oai vệ, trên biển Ðại Tây Dương, bị chìm trên bờ biển Canada gần Halifax. Số người ở trên boong, gồm hành khách và thủy thủ đoàn khoảng 950 người. 700 người đã chết trong tai nạn đó. Hầu hết những người đó đang ngủ khi chiếc tàu đụng phải đá và bị chìm gần như tức khắc. Ðại dương đã nuốt chửng tất cả trong khi họ đang yên giấc. Họ thức dậy trong nước và bất tỉnh trước khi có thể biết được tai nạn khủng khiếp vừa xảy ra. Một sự thức giấc kinh hoàng! Nhưng ghê gớm hơn xa là khi những người vô thần thức giấc và thấy mình bất thình lình bị nhận chìm trong Hỏa Ngục.
 
Ngày 28 tháng 12 năm 1879 tai nạn đã xảy ra ở cầu Tay. Chiếc xe lửa từ Luân Ðôn đi Edinburgh băng qua cầu Tay, gần Dundee, là một cây cầu sắc dài hàng dặm. Một cơn bảo lớn, đã dâng sóng lên làm gãy chiếc cầu giữa ban ngày, cuốn đi nhiều vòm cung chỉ chừa lại khung sườn sắt với những thanh ngang và những cây cột. Những vòm rơi xuống chừa lại những khoảng trống không thấy được khi trời tối. Lúc 7:00 tối, chiếc xe lửa tốc hành từ Endinburgh gầm rú mang theo hàng trăm hành khách; nó leo lên cây cầu định mệnh và sớm rơi vào khoảng không và bị ném mạnh trong sóng nước. Không một tiếng khóc được nghe; trong nháy mắt, những nạn nhân đã ở trong hố thẳm bên dưới. Thật là kinh hoàng! Thật là một biến cố bất ngờ! Nhưng sẽ như thế nào khi một tội nhân thấy họ, trong nháy mắt, rơi xuống Hỏa Ngục?
 
Ðây là những gì Con Thiên Chúa nói về Hỏa Ngục: “Khốn cho thế gian vì làm cớ cho người ta sa ngã! Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho những kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.”
 
“Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời.9 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; thà chột mắt mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào lửa hoả ngục.”  (Mathêu 18, 7-9 so sánh với 5, 29 -30)
 
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.” (Mathêu 10, 28)
 
“Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.”
“Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!’ ” (Luca 16, 22 – 24)
 
“Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.”
(Mathêu 25, 41)
 Và tôi phải làm gì để được cứu? Rất ít! Hãy trở về với Chúa cách chân thành, từ bỏ những ràng buộc với tội ác, rời khỏi những bạn bè xấu xa, chịu đựng sự xúc phạm, từ bỏ những dự án đầy tham vọng, chịu đựng bệnh tật với sự kiên nhẫn!
 
Nhưng với những người hư mất nơi Hỏa Ngục, họ không còn cơ hội để sám hối nữa, không thể thực hành những việc khổ chế nữa, - không có sự tha thứ nữa! Nếu một thiên thần tuyên bố với họ rằng, hết một trăm triệu năm thì những đau thương của họ sẽ chấm dứt, thì hỏa ngục đối với họ sẽ không còn là hỏa ngục, thay cho những tiếng khóc than tuyệt vọng với tiếng vọng liên tục, họ chỉ nghe những âm thanh vui mừng và lời cảm tạ không ngớt dâng lên Thiên Ðàng.
 
Nhưng không, vì nhu cầu, chiều cao của sự khốn nạn, Hỏa Ngục được thiết lập với những cuộc tra tấn kéo dài không dứt, “những năm tháng vĩnh viễn mà sức nặng ngiền nát họ chồng chất như những ngọn núi. Họ sẽ luôn ước muốn được chết, mà cái chết luôn luôn trốn chạy khỏi họ. Họ sẽ cầu khẩn sự giúp đỡ của các thụ tạo, nhưng chúng chỉ gợi lên những phần tử để tiêu diệt họ. “những ngọn núi bao phủ chúng tôi! Những ngọn đồi rơi xuống trên chúng tôi, ngọn lửa báo thù thiêu hủy tôi!” Ước muốn vô ích! Những kinh nguyện vô dụng! Họ sẽ tìm kìếm cái chết những sẽ không bao giờ tìm gặp nó. “Thánh Augustine kêu lên, “Ôi cái chết!” những người phóng đãng trụy lạc bất hạnh bị Chúa đày xuống hỏa ngục sẽ hài lòng biết bao với nó, những người đã một lần hiện ra với bạn thật cay đắng. Những kẻ luôn luôn cầm giữ bạn trong kinh hoàng, giờ đây mời gọi sự giúp đỡ của bạn, “Hãy đến, ôi cái chết, hãy chấm dứt những đau thương cho chúng tôi, hãy lấy đi khỏi tôi sự khốn nạn đang hiện hữu; hãy tiêu diệt, thiêu hủy, và hủy diệt chúng tôi!”
Hỡi bạn đang vát thánh giá thân yêu, chúng ta hãy thường xuyên suy gẫm về sự thật liên quan tới sự bất hạnh đời đời, để rồi cái nhìn về sự đau thương kéo dài nơi hỏa ngục có thể hổ trợ và cổ vũ cho sự kiên nhẫn của chúng ta khi chúng ta vát thánh giá lên đồi Golgotha, nơi gião đài thập tự.
 
 
TRÊN ÐƯỜNG LÊN CALVARY
Ý NGHĨ VỀ THIÊN ÐÀNG LÀM CHO TẤT CẢ CÁC THÁNH GIÁ NHẸ ÐI
Hôm nay chúng ta ngước mắt về hợp đoàn những người diễm phúc: chúng ta hãy cùng xem xét vinh quang dành cho những nhân đức của họ, niềm hạnh phúc và nỗi vui mừng không nói lên được, và chúng ta sẽ kêu lên, với các thánh Tông Ðồ, giữa những thánh giá và sự khổ não: “Không, tất cả những đau thương hiện nay không đáng sánh với vinh quang đang đến, mà chúng ta chờ đợi nơi Thiên Ðàng.” Vinh quang này thật lớn lao, thật phấn khởi tất cả những ý tưởng của nhân loại, “điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người chưa bao giờ nghĩ tới, lại là điều Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Ngài.” (1 Côrintô 2:9).
 
Thánh Tôma nói rằng hạnh phúc trên thiên đàng là một cảm giác vô tận, vì chúng ta sẽ được thấy Nhan Thánh Chúa, một Thiên Chúa mà chúng ta yêu thương, một Thiên Chúa mà chúng ta chiếm hữu đời đời, thể theo sự kéo dài trọn vẹn những khả năng của linh hồn chúng ta. Chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa trên Thiên Ðàng. Ôi hạnh phúc không thể nào nói lên được khi được nhìn thấy Chúa!”
Một ngày trong một cuộc trừ quỷ một linh hồn đã tự thú với người ra lệnh cho hắn, bởi quyền năng của Giáo Hội để nói lên ý tưởng của hắn về hạnh phúc trên thiên đàng rằng: “A!” hắn thét lên với sự thất vọng cay đắng, “khốn cho tôi vì tôi đã mất đi phúc lành thật lớn lao! Nếu Chúa ban cho tôi một thân xác và tôi có thể hy vọng được nhìn thấy Ngài dù chỉ trong một khoảnh khắc, tôi sẽ sung sướng kiên quyết để leo lên từ đáy Hỏa Ngục đến chốn cao nhất trên Thiên Ðàng, trên một chiếc cột đầy gai và mủi kiếm nhọn, tôi sẽ ước muốn, với thân xác này để đọ sức với sự ghê gớm của những dụng cụ, - và đạt đến đỉnh cao của chiếc cột, bao phủ bằng máu, một cách khó khăn với tia sáng của sự sống còn lại trong tôi, tôi nghĩa rằng tôi sẽ được sửa đổi một cách tốt đẹp, nếu tôi có được hạnh phúc được nhìn thấy Chúa, dù chỉ trong một chốc lát.” Ôi những ngôn từ!
 
Trước hết, trên Thiên Ðàng, chúng ta sẽ nhìn thấy chính Chúa, như chính Ngài là, với bản chất của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ nhìn thấy nguồn sống và vẻ đẹp vô tận, hố thẳm bao la của sự thánh thiện và hoàn hảo, mà đại dương của mọi sự tốt lành, không thể dò thấu và không bờ bến, chúng ta sẽ thấy sự vô tận của thiên nhiên, sự bao la của sự cao cả, sự vô tận của thời gian, và độ cao của vinh quang tối thượng Chúa. Chúng ta sẽ ngưỡng mộ sự vinh quang của những ý định của Thiên Chúa, chiều sâu của những phán quyết của Chúa, sức mạnh của quyền năng Chúa, và tính nghiêm ngặt của công lý Ngài. Chúng ta sẽ thưởng ngoạn sự ngọt ngào của sự tốt lành của Chúa, sự kiên nhẫn của lòng thương xót của Ngài, sự dịu dàng của tình yêu của Ngài, và sự cai quản qua sự quan phòng của Ngài. Chúng ta sẽ thấy sự quan phòng đáng yêu của lòng bác ái hấp dẫn chúng ta đến với Ngài và tách rời chúng ta khỏi các thụ tạo. Rồi chúng ta sẽ nhận thức được những gì mà giờ đây chúng ta thấy khó mà hiểu được, rằng tất cả những thánh giá mà Ngài làm cho chúng ta ưu phiềng trong đời sống, là rất nhiều ơn sủng mà Ngài sắp đặt cho chúng ta, để hướng dẫn chúng ta về thiên đàng. Thánh Têrêsa nói rằng, “chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài với vẻ đẹp làm say mê, mà trí tuệ loài người không thể hình thành nên ý tưởng, một vẻ đẹp mà sự sáng lạng làm say mê đôi mắt mà không làm cho chúng bị hoa lên; vẻ đẹp trong sạch làm say mê các giác quan, và ánh sáng thiên đàng êm dịu vô tận trổi vượt hơn ánh sáng mặt trời.”
 
Trên Thiên Ðàng, chúng ta sẽ yêu mến Chúa. Yêu thương là hành vi ngọt ngào nhất của linh hồn; đó là cảm tình vui sướng (delicious) nhất mà chúng ta có được, chiều hướng nhiệt tình nhất của tâm hồn; đó chính là điều tạo nên sự hấp dẫn của đời sống, và làm dịu đi tất cả mọi cay đắng.
 
Ôi đời sống hạnh phúc và thần thánh biết bao! Ðời sống đầy tình yêu! Ước muốn mênh mông trong chúng ta, ước muốn vô tận của niềm vui và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều cảm nghiệm được; nỗi khát khao liên tục và đau đớn của thực thể cao nhất của chúng ta, mà không thú vui trần thế nào có thể làm no thỏa; rồi thì tất cả sự khát khao tự nhiên của chúng ta sẽ được tởng thưởng, được thỏa mãn trọn vẹn.
 
Sau hết, trên Thiên Ðàng chúng ta sẽ chiếm hữu được Chúa, vì Chúa nói với ông Abraham rằng, “Ta sẽ là phần thưởng lớn lao cho con” (Sáng Thế Ký 15, 1). Trên trái đất một trong những đam mê mạnh mẽ và năng động nhất là ước muốn được chiếm hữu nhiều của cải. Dường như người ta ước ao được gia tăng và bội thu đất đai và tài sản, để mở rộng chúng như là chúng tự sinh sôi nẩy nở ra vậy. Họ vượt biển để tích lủy một chút vàng, họ đi tới tận cùng thế giới để có được một mảnh đất. Ảo giác kỳ lạ! Tâm hồn của họ vẫn hẹp hòi như mảnh đất nhỏ mà anh ta đang có; và với việc sở hữu nó, anh ta chỉ trở nên không thỏa mãn. Trên Thiên Ðàng thì không như vậy, chúng ta sẽ chiếm hữu Chúa, nghĩa là sở hữu tất cả.
 
Chúng ta hãy kết luận bài phản ảnh này bằng trích dẫn từ Tertullian về chủ đề này. Trong cuốn sách ông ta sáng tác để an ủi những vị tử đạo, Tertullian thuật lại một truyền thống kỳ dị, vẫn còn được giữ, vào thời của chúng ta, giữa những người Lacedaemonian. Những tín đồ của những người Spartans đào tạo những người đàn ông trong xứ một đời sống khó khăn và gian khổ, và làm cho họ có khả năng chịu đựng những thử thách khắc nghiệt của lao nhọc và đau đớn, chỉ định những người đàn ông trẻ những việc thực hành nhất định về thân xác, cực kỳ hung bạo và đau đớn. Một trong những thử thách đáng chú ý nhất như sau: con cái của người cao quý nhất được bố trí trong một đền thờ, trước sự hiện diện của cha mẹ và bạn bè. Trước bàn thờ người ta trưng ra một số giài thưởng, chúng có ít giá trị, nhưng ý tưởng của công chúng gắn liền với những đứa trẻ như sự can đảm lớn lao nhất, có thể nói là, những đứa con trai phải chịu đựng với sự cứng rắn nhất và trầm tĩnh nhất, một hình phạt bằng roi đòn tàn bạo và đổ máu. Thật là một cảnh tượng khủng khiếp, nhưng lại mang giá trị đáng ngưỡng mộ, khi thấy tất cả những đứa trẻ đầy vết thương đẫm máu, hiển hiện niềm vui của chúng dưới những lằn roi hành hình tàn bạo. Cha mẹ, những khan giả yên lặng của nghi thức man rợ này, tán thưởng tính gan dạ của chúng; xa hơn việc tỏ bày sự đồng cảm, họ cổ vũ cho chúng hơn là than van; vì trong mắt họ vinh quang lớn lao nhất cho con cáo họ, là đối với họ thà chúng mất mạng còn hơn là mất can đảm và nhượng bộ sự đau đớn.
 
“Thật là một bài học cho chúng ta,” Tertullian kêu lên, tự cho mình là những vị tử đạo, và với tất cả những ưu phiềng và những người vát thánh giá trong con người của họ, “thật là một bài học cho người Kitô hữu! vì nếu với ước muốn vượt qua và vinh quang tưởng tượng truyền cảm hứng cho những trẻ em ngoại giáo với sự can đảm lớn lao như vậy, những gì ảnh hưởng không phải là ước muốn vinh quang đời đời và hạnh phúc được hình thành nơi người Kitô hữu sao! Và nếu như những chú chiên mảnh dẻ tự nguyện dâng mình chịu đánh đòn, để được tiếng là can đảm, thì người Kitô hữu xem thiên đàng như cái nhìn và viễn cảnh của phần thưởng của Chúa đã dành cho chúng ta, lại sợ chịu đựng một số những đau thương nhẹ nhàng, để bảo đảm cho mình hạnh phúc lớn lao đời đời sao? Nếu đất sét của vinh dự thế gian cao giá như vậy, thì chúng ta chẳng nên quý trọng sự cao quý của vinh quang thiên đàng hơn nhiều sao? Bạn bảo rằng bạn bị xiềng xích, bạn thấy trước sự kinh hoàng của cái chết, bạn nghiệm thấy sự đối xử kinh khủng nhất, bạn bị tước đoạt hết thức ăn, bị bạn bè bỏ rơi, bị chia lìa khỏi người thân, một ngàn lần rắc rối trong nội tâm cọng với tất cả những nỗi đau bên ngoài.
 
Hỡi con cái của sự đau khổ, tôi gợi lên lòng thương xót và tinh yêu của Chúa Giêsu Kitô, đừng thất đảm; nhưng hãy hướng mắt nhìn lên trời, các bạn sẽ thấy Chúa Cứu Thế đang chờ đợi bạn nơi đó, để làm cho bạn trở nên người góp phần vào vinh quang của Ngài.
 
Thánh Stêphanô đã nhìn thấy Chúa Giêsu trước lúc ngài bị ném đá, sau thị kiến đó, thì ngài không còn cảm thấy đau nữa, ngài xem những người hành hình ngài như những thiên thần đang đội triều thiên cho ngài, và những hòn đá mà người ta ném vào ngài như những viên ngọc vòng quanh đầu ngài như một vòng nguyệt quế. Ôi, hãy nhìn lên trời, và bạn sẽ không còn cảm giác về những thánh giá của mình nữa. Hãy nhìn xem ngai vàng bất tử trên đó bạn sẽ nghĩ ngơi, lúc đó bạn sẽ thưởng thức niềm hạnh phúc không nói lên được, vương miệng vinh quang đã hứa cho sự kiên nhẫn của bạn, dòng nước lũ vui sướng mà với nó bạn sẽ say mê hoài, và ở tầm nhìn đó linh hồn bạn sẽ công bố sự chia tay với thế gian, nó sẽ bị thiêu rụi với ước mong khao khát được vỡ tung xiềng xích, và bay vào nơi diễm phúc đời đời.
 

Cúc Nguyễn

ÚC
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chỉ Duy Nhất Đấng Toàn Tri Mới Biết Đức Khôn Ngoan! (9/1/2013)
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Bánh Sự Sống Tháng 9 (9/1/2013)
Đối Thoại Năm Đức Tin: Thiên Chúa Chỉ Là Hình Ảnh Con Người Tạo Ra, Lm Đan Vinh (8/31/2013)
Ta Là Thiên Chúa Của Con, Ta Cho Con Vững Mạnh! (8/27/2013)
Sáng Nào Thiên Chúa Cũng Ban Ân Huệ Mới! (8/27/2013)
Tin/Bài khác
Chúa Dò Xét Con Và Biết Rõ Con! (8/20/2013)
Thiên Chúa Tỏ Cho Con Người Biết Điều Tốt Điều Xấu! (8/20/2013)
Trắc Nghiệm Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (8/20/2013)
50 Điều Chưa Biết Về Chúa Thánh Thần (8/18/2013)
Tin Thêm Về Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng (8/16/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768