Thứ Hai, Ngày 5 tháng 8 năm 2013 Tuần XVIII Mùa Thường Niên Năm lẻ
Lễ Cung Hiến Ðền Ðức Bà Cả Sau khi được xây cất lần đầu tiên theo lệnh của Ðức Giáo Hoàng Liberius vào giữa thế kỷ thứ tư, Ðền Liberius được Ðức Giáo Hoàng Sixtus III cho xây cất lại vào năm 431 một ít lâu sau khi Công Ðồng Êphêsô xác định danh xưng của Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Sau khi được tái cung hiến cho Mẹ Thiên Chúa, Ðền Ðức Bà Cả là nhà thờ lớn nhất thế giới để vinh danh Thiên Chúa qua Ðức Maria. Tọa lạc trên một trong bảy ngọn đồi ở Rôma, đền đã trải qua nhiều lần tu bổ mà vẫn giữ được đặc tính của một vương cung thánh đường thời xa xưa. Bên trong vẫn chia làm ba gian được ngăn cách bởi các cột lớn với đường nét trạm trổ thời hoàng đế Constantine. Những tấm khảm từ thế kỷ thứ năm vẫn còn hiển hiện trên các bức tường là chứng tích cho sự cổ kính của đền. Ðền Ðức Bà Cả là một trong bốn thánh đường ở Rôma nổi tiếng là các thánh đường chính được xây cất để kính nhớ các trung tâm đầu tiên của Giáo Hội. Ðền Thánh Gioan Latêranô tượng trưng cho ngai toà Thánh Phêrô, Toà Rôma; Ðền Thánh Phaolô Ngoại Thành, Toà Alexandria, nghe nói do Thánh Máccô đứng đầu; Ðền Thánh Phêrô, Tòa Constantinople; và Ðền Ðức Bà Cả, Tòa Antiôkia, là nơi người ta cho rằng Ðức Maria sống ở đây lâu nhất. Một truyền thuyết có từ trước năm 1000, bây giờ không còn giá trị, đã khiến ngày lễ này có một tên khác: Ðức Bà Sương Tuyết. Theo truyền thuyết, một vợ chồng quý tộc người Rôma hứa dâng tặng tài sản kếch sù cho Ðức Maria. Ðể xác nhận điều ấy, ngài làm phép lạ tuyết đổ giữa mùa hè, và bảo họ xây một đền thờ ở chỗ ấy. Vào ngày 5 tháng Tám hàng năm, truyền thuyết này thường được cử hành bằng cách thả hoa hồng trắng như tuyết rơi từ vòm đền thờ xuống đất. Lời Bàn Cuộc tranh luận thần học về bản tính của Ðức Kitô, vừa là Chúa vừa là người, đạt đến cực điểm trong đầu thế kỷ thứ năm, thời Constantinople. Ðức Athanasius, giáo sĩ thuộc quyền Giám Mục Nestorius, phản đối danh xưng Theotokos, "Mẹ Thiên Chúa," ngài cả quyết rằng Ðức Trinh Nữ chỉ là mẹ của Ðức Giêsu về phương diện nhân tính. Ðức Giám Mục Nestorius đồng ý và ra lệnh rằng, từ nay về sau trong giáo phận của ngài, Ðức Maria được gọi là "Mẹ Ðức Kitô". Dân chúng thành Constantinople chính thức nổi dậy phản đối sắc lệnh của đức giám mục. Khi Công Ðồng Êphêsô bác bỏ quyết định của Ðức Nestorius, người tín hữu đã tuốn ra đường phố, phấn khởi hô to, "Theotokos! Theotokos!" Lời Trích "Ngay từ thời tiên khởi, Ðức Trinh Nữ đã được vinh danh với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã cầu khẩn và ẩn náu dưới sự che chở của ngài trong lời cầu nguyện khi họ gặp gian nan khốn khó. Vì vậy, sau Công Ðồng Êphêsô, Dân Chúa đã gia tăng lòng sùng kính Ðức Maria cách lạ lùng, trong sự kính mến, trong sự cầu khẩn và noi gương..." (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, 66).
Trích từ NguoiTinHuu.com
Ngày 5 tháng 8
CUNG HIẾN ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ MA-RI-A
Theo truyền thuyết, dưới thời Đức Giáo Hoàng Li-bê-ri-ô, ở Rô-ma có một người giàu có tên là Gio-an đã lập gia đình từ lâu mà không có con. Đến tuổi già, hai vợ chồng thấy không con hưởng phần gia tài thì định dâng hiến tất cả cho Đức Mẹ. Và họ cầu nguyện xin Đức Mẹ cho biết nên dùng của đó để làm gì, thì đêm mùng 5 tháng 8, họ mơ thấy Đức Mẹ cho biết ý Người muốn lấy của đó xây cất một đền thờ kính Người trên núi Ết-qui-lin, tại chỗ có đầy tuyết phủ. Chính đêm đó, Đức Thánh Cha cũng mơ thấy như thế, nên khi hai ông bà đến trình bày sự việc, Ngài chấp thuận ngay.
Thế là ngay sáng sớm hôm sau, Đức Thánh Cha triệu tập hàng giáo sĩ tại Rô-ma cùng đi với ngài, và hai vợ chồng ông bà Gio-an lên núi Ết-qui-lin. Khi lên đến ngọn núi, mọi người đều thấy có một vùng phủ đầy tuyết, có thể đủ chỗ xây cất một đền thờ rộng lớn, như lời Đức Mẹ nói.
Và Ngôi Thánh Đường dâng kính Đức Mẹ đã được xây dựng tại đó, do tiền của gia đình ông bà Gio-an dâng hiến. Lúc đầu Thánh đường nầy được gọi là Đền Thờ Đức Bà xuống tuyết để ghi nhớ phép lạ trên; về sau gọi là Đền Thờ Đức Bà Máng Cỏ, vì nơi đây lưu giữ máng cỏ lúc Chúa Giê-su sinh ra ở Bê-lem. Máng cỏ Người được đặt trong một cái hộp, để mỗi khi lễ Sinh nhật đến thì đem ra cho mọi người kính viếng.
Đức Giáo Hoàng Xít-tô thứ 3 đã tái thiết ngôi thánh đường nầy, và năm 435 thì cung hiến kính Đức Bà là Mẹ Thiên Chúa, để ghi nhớ Công đồng chung Ê-phê-sô đã công bố Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa vào năm 431, như lời thánh Sy-ri-lô Giám mục A-lê-xăn-tri nói:
“Chúng con kính chào Thánh Mẫu Ma-ri-a là kho tàng đáng kính của tất cả hoàn vũ, là ánh sáng không bao giờ tắt, là triều thiên của sự đồng trinh, là vương trượng của giáo lý chân chính, là đền thờ không bao giờ hư nát, là nơi chứa đựng Đấng không đâu chứa nổi, là mẹ mà vẫn đồng trinh, nhờ Ngài mà trong Tin mừng, Đấng đến nhân danh Thiên Chúa được xưng tụng là diễm phúc.
“Chúng con kính chào Mẹ đã mang trong lòng đồng trinh thánh thiện của Mẹ Đấng vô biên, không đâu chứa nổi; nhờ Mẹ mà Ba Ngôi rất thánh được tôn vinh và thờ lạy; nhờ Mẹ mà cả thế giới chúc tụng và thờ lạy cây thánh giá cao quý; nhờ Mẹ mà các tầng trời vui mầng; nhờ Mẹ mà các thiên thần và các tổng lãnh thiên thần hân hoan; nhờ Mẹ mà ma quỷ bỏ trốn; nhờ Mẹ mà tên cám dỗ đã rớt xuống khỏi trời; nhờ Mẹ mà tạo vật sa ngã được đưa lại về trời; nhờ Mẹ mà toàn thể tạo vật nô lệ tà thần đã nhận biết chân lý; nhờ Mẹ mà kẻ tin đã được thánh tẩy; nhờ Mẹ mà có dầu hân hoan, mà các Hội thánh được xây dựng ở khắp mặt địa cầu, mà các dân tộc được đưa về sự ăn năn thống hối. Con còn phải nói gì nữa? Nhờ Mẹ, Con Một Thiên Chúa đã là ánh sáng chiếu soi cho những kẻ ngồi trong tối tăm và trong bóng tối sự chết; nhờ Mẹ, các tông đồ đã rao giảng ơn cứu độ cho muôn dân; nhờ Mẹ, kẻ chết được sống lại; nhờ Mẹ, vua chúa được cai trị nhân danh Ba Ngôi cực thánh”
* Quyết tâm
Hết lòng tin kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, để được Mẹ cầu bàu cùng Chúa cho mọi người được hưởng nhờ ơn cứu rỗi. * Lời nguyện
Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi, và ban ơn cứu độ cho chúng con, không phải bởi chúng con làm gì nên công trạng, nhưng chính là nhờ lời chuyển cầu của Thánh Mẫu
|