CN 1975: TIẾP TỤC XÂY DỰNG CÂY THÁNH GIÁ TẠI ALABAMA (8)
Nguồn: Mej.com
Khi đổ xi măng cho nền móng đầu tiên của cây thánh giá lịch sử, người sáng lập cộng đoàn Caritas đã viết một hàng chữ đánh động tâm hồn của mọi người:
“Cho linh hồn của nước Mỹ”
Chỉ còn có 18 ngày là đến kỳ hạn bắt đầu của Năm Ngày Cầu Nguyện Cho Nước Mỹ thì các công nhân nỗ lực đổ xi măng trên đỉnh núi làm nền móng mạnh đủ để có sức chịu đựng một cây thánh giá nặng 750 ngàn pounds.
Hôm ấy là ngày 12/6/ 2013 và trời bỗng dưng đổ mưa trong suốt tuần lễ nên làm cho công tác xây dựng bị chậm lại. Theo thông lệ của cộng đoàn Caritas thì chúng tôi không bao giờ phàn nàn hay cầu nguyện khi nói đến thời tiết và khí hậu. Bởi vì chúng tôi thánh hiến thời tiết và khí hậu cho Chúa mỗi ngày nên chúng tôi tin tưởng rằng những gì Chúa ban cho thì đều là tốt đẹp. Chúng tôi hiểu rằng đôi lúc Chúa ban cho sự khó khăn qua khí hậu và thời tiết chỉ vì Chúa muốn ban các phép lạ để người ta vinh danh Ngài. Việc xây dựng cây thánh giá này quả là một phép lạ, dù thời tiết rất xấu.
Quả núi có tên là Penitentiary Mountain bởi vì cái thung lũng ở phía đàng sau quả núi không có lối đi ra, chỉ trừ có một lối thì người ta canh gác. Ngày trước người Mỹ Da Đỏ đã bắt nhốt người Mỹ Da Trắng tiên phong và xe cộ của họ trên đỉnh núi này.
Vào buổi sáng ngày 12/6/ 2013, không có một chút xi măng nào được đổ vào nền móng, không có sự đào xới, cũng không đóng khung để đổ xi măng làm nền móng. Thời tiết xấu cản trở tình trạng làm việc và cộng thêm những trở ngại khác.
Cộng đoàn Caritas trong hai tháng liên tiếp đã làm việc cả ngày đêm với đèn pha để chuẩn bị đào đất, khiêng những tảng đá đi, làm cho đất chặt lại… Việc hoàn tất xây dựng cây thánh giá trong một thời gian kỷ lục để kịp thời cho Năm Ngày Cầu Nguyện Cho Nưóc Mỹ vào đầu tháng 7 năm 2013 là một phép lạ lớn lao.
Cây Thánh Giá được dựng lên để đánh dấu sự ăn năn thống hối và sự hòa giải giữa người và người, giữa các gia đình và giữa quốc gia chúng ta với Thiên Chúa.
Cây Thánh giá được xây giữa những cơn bão tố tới tấp và thường làm gián đoạn công việc của các công nhân. Đôi khi chúng tôi phải làm việc giữa cơn bão. Chúng tôi nghĩ rằng với những lằn sấm chớp đổ xuống thì chúng tôi nên đọc kinh Ăn Năn Tội và tiếp tục làm. Nếu chúng tôi bị sét đánh trong lúc xây dựng cây thánh giá thì đó là một cách thức tốt để chết.
Đức Mẹ Maria phán trong một thông điệp ngày 25/7/1987
“Hãy ao ước Thiên Đàng…” Các khách hành hương bắt đầu tới để chuẩn bị cho Năm Ngày Cầu Nguyện Với Đức Mẹ Maria từ ngày 28/6/2013. Đó cũng là ngày mà một phần của thánh giá được đổ xi măng. Chúng tôi hy vọng rằng thánh giá sẽ được hoàn tất trước khi có cuộc cầu nguyện. Những khách hành hương đi trên cánh đồng hiện ra thì có thể nhìn lên đỉnh núi để thấy cây thánh giá ở đó, nhưng lúc ấy chỉ có toàn là những khung gỗ và sắt.
Kể từ khi chúng tôi viết thư xin phép người chủ hòn núi vào ngày 12/7/1993 đến khi hoàn tất việc xây cây thánh giá là 20 năm. Phải mất 20 năm để có thể biến mơ ước thành sự thật, một chương trình thành hành động.
Sau hơn 20 năm cầu nguyện, hy sinh thì một bước đầu có thể thực hiện: lên đỉnh núi để đào đất và làm nền móng. Cộng đoàn dùng các dụng cụ xây cất để xây một con đường dài 3 dặm để làm phương tiện di chuyển vật liệu lên xuống. Mọi người vất vả làm việc từ sáng sớm cho đến tối khuya.
Bước thứ hai là hoạch định việc xây thánh giá, việc này tốn rất nhiều tháng để xem chỗ nào tốt nhất để xây cây thánh giá. Với con đường được xây dựng, cộng đoàn thường leo lên núi, cầu nguyện nhiều chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ Maria chúc phúc lành, bảo vệ và đặc biệt là giữ gìn an toàn cho mọi người khi xây dựng thánh giá.
Có những hình ảnh chụp ngày 15/3/2013 cho thấy người sáng lập ngồi cầu nguyện để xin sự soi sáng cho nơi nào xứng nhất để dựng cây thánh giá. Mọi người trong cộng đoàn cùng quỳ gối trên triền núi, hướng mặt về cánh đồng hiện ra.
Khi thị nhân Marija đến Caritas, Alabama vào tháng 12 năm 1999 thì có người nào đó phá hoại bức tượng Đức Mẹ Maria ở cánh đồng. Cô Marija đã xin cho có một tượng mới được đưa đến cánh đồng. Rồi cô nói với Người Bạn của Medjugorje (A Friend of Medjugorje) rằng:
“Theo thói quen truyền thống thì khi người ta thánh hiến một thánh tượng mới hay một ngôi nhà thờ mới, người ta dâng sự hy sinh bằng cách đi bằng hai đầu gối khi thánh hiến.”
Đây cũng là điều mà Người Bạn của Medjugorje đã từng làm trong nhiều năm mà không biết về những điều mà thị nhân Marija vừa nói. Thế rồi, cô Marija, Người Bạn của Medjugorje, và cả cộng đoàn và khách hành hương hiện diện vào tháng 12 năm 1999 đã cùng nhau quỳ gối lết đi trong lúc thánh hiến bức tượng mới của Đức Mẹ Maria.
Trong một đêm khi đang xây thánh giá, Người Bạn của Medjugorje đã kể lại câu chuyện này và nói rằng:
“Không có ơn lành nào đến mà không có sự hy sinh, chúng ta xin Chúa ban cho mọi sự, ban cho những khách hành hương được ơn hoán cải thì cần hy sinh. Và khi tất cả mọi người cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, thì đồng thời dâng mọi hy sinh bằng cách đi bằng đầu gối để thánh hiến cây thánh giá. Như vậy thì sẽ có nhiều ơn lành được ban xuống cho hàng ngàn khách hành hương đến nơi đây.”
Một trong những điều mà Đức Mẹ Maria ban cho cộng đoàn là niềm vui, một niềm vui ở giữa đau khổ thánh giá. Người sáng lập chịu đau khổ thánh giá trong nhiều năm vì Đức Mẹ Maria muốn nơi này trở nên một lối sống khác thường.
Tại đây, hoa quả của cách sống là đi bằng hai đầu gối, quỳ mà đi. Có một em bé gái tên Rebekah đã tham gia sự hy sinh bằng cách đi bằng hai đầu gối khi em mặc quần ngắn. Tất cả mọi người đều mỉm cười với niềm vui vì có cơ hội dâng hiến sự hy sinh lên Chúa. Toàn bộ công trình xây dựng thánh giá được đong đầy với những giây phút hạnh phúc như thế. Ơn lành của Đức Mẹ Maria đổ xuống chan hòa trên công trình xây dựng thánh giá. Phải mất trên 20 năm cầu nguyện và hy sinh mà công trình này mới hoàn tất.
Một thành viên nói rằng trong lúc làm nền móng cho thánh giá thì có một nơi khó cho việc đóng khuôn xi măng. Thế là mọi người đua nhau bỏ những vật thánh đã được Đức Mẹ Maria làm phép ở Medjugorje vào khung gỗ để đổ xi măng lên. Trong đó có một cỗ tràng hạt làm bằng đá của đồi hiện ra ở Medjugorje và đã được Đức Mẹ Maria làm phép, rồi có nhiều vật dụng quý giá khác.
Trong 35 chuyến xe vận tải chứa xi măng thì có rất nhiều tràng hạt, ảnh vẩy, mề đay, Áo Đức Bà, thánh tượng, và ảnh thánh được trộn vào. Đó là theo truyền thống được bắt đầu từ cộng đoàn Caritas ở đây. Trước đó người sáng lập đã đề xướng việc làm này khi xây dựng Nhà Tạm cho Các Thông Điệp của Đức Mẹ Maria (Tabernacle of Our Lady’s Messages) vào đầu thập niên 1990.
Những tấm sắt thẳng được dựng lên làm nền móng. Chúng tôi làm thâu đêm để vào ban ngày thì xi măng khô và sẵn sàng cho công trình kế tiếp. Chúng tôi không chỉ xây cây thánh giá mà còn phải xây một con đường mòn làm 14 chặng đàng thánh giá đi lên đỉnh núi có cây thánh giá. Người sáng lập đã trèo lên núi rất nhiều lần để tính toán cách xây con đường thánh giá. Ông đã cầu nguyện rất nhiều chuỗi Mân Côi.
Qua việc cầu nguyện mà con đường của chặng đàng thánh giá đã được thay đổi rất nhiều lần cho đến khi ông tìm được sự bình an. Vào ngày cuối cùng, ông cầu nguyện với cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để xin Ngài chỉ dẫn cho ông những bước đi lên, đi xuống trên núi. Ông xin Đức Mẹ Maria chỉ dạy ông nơi nào và cách nào mà Đức Mẹ Maria muốn mọi người trèo lên núi theo chặng đàng thánh giá.
Đức Mẹ Maria ban thông điệp ngày 2/9/2006:
“…Đừng tự lừa dối mình rằng các con có thể tự làm mọi sự mà không cần đến Chúa, các con không thể bước nổi dù một bước mà không có Chúa…”
Người sáng lập có một sợi dây ni lông được treo qua núi rừng, được hướng dẫn bởi GPS, từ điểm chính mà cây thánh giá được xây trên đỉnh núi cho đến cây thông trong cánh đồng. Sợi dây thẳng này sẽ giúp đỡ ông không lạc hướng khi đi tìm và cầu nguyện. Với cách thức ấy, làm thế nào để có thể leo núi theo 14 chặng đàng thánh giá một cách tốt nhất?
Một điều ngạc nhiên mà Chúa Thánh Thần ban cho là: sợi chỉ có thể nối con đường thẳng tới hai tảng đá. Rõ ràng bàn tay Chúa đã đặt hai tảng đá lớn ấy từ xa xưa. Dường như lúc trước thì chúng nối nhau, nay thì chúng tách ra.
Khi người sáng lập thấy thế thì ông hiểu ra là chặng đàng thánh giá thứ nhất phải bắt đầu từ đó. Tảng đá biểu hiện cho những gì mà Chúa Giêsu đến để thi hành. Sự giáng sinh của Ngài đã tách rời thời gian. Cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu bắt đầu một thời điểm mới của kỷ nguyên cuối cùng.
Hai tảng đá tách ra là thời gian chia ra, cuộc sống của Chúa Giêsu làm cho tờ lịch của thế giới trở lại số 0 (đánh dấu năm sinh của Chúa bắt đầu là năm 0), là điểm chia ra giữa Cựu Ước và Tân Ước. Tảng đá biểu hiện cho sự thay đổi trong lịch sử cứu độ và mọi sự được làm mới lại qua sự chết của người Con Thiên Chúa.
Khi người khách hành hương đi vào chặng đàng thánh giá thứ nhất “Chúa Giêsu bị kết án tử hình” thì họ cùng Ngài đi qua chỗ tách rời mà vào con đường thánh giá. Quả thật, Chúa Cha đã đặt một tảng đá chia làm hai để đánh dấu nơi mà rất nhiều linh hồn sẽ đi vào con đường Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô, con đường mang tên Via Dolorosa.
Kim Hà 21/7/2013
|