Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Giáo Hội Là Đền Thờ Của Chúa Thánh Thần
|
|
Thứ Sáu, Ngày 28 tháng 6-2013
|
Xin kính gửi Quí Cha, Quí Phó Tế, Quí Sơ, Quí Chức và Quí Anh Chị một bài Giáo Lý cho / trong Năm Đức Tin nữa của ĐTC Phanxicô. Bài này là bài thứ 11 của riêng ngài, và là bài thứ 24 trong Năm Đức Tin, vì trước ngài ĐTC Biển Đức XVI đã hướng dẫn 13 bài rồi. ĐTC Phanxicô bắt đầu loạt bài Giáo Lý trong Năm Đức Tin, tiếp theo 13 bài của ĐTC Biển Đức XVI, hoàn toàn dựa theo thứ tự các tín điều trong Kinh Tin Kính. Đầu tiên (bài 14-15) là tín điều Chúa Kitô Phục Sinh, sau đó (bài 16) là tín điều Chúa Kitô Thăng Thiên, tiếp theo (bài 17) là tín điều Chúa Kitô Tái Giáng Phán Xét, rồi tới (bài 18-19) về tín điều Chúa Thánh Thần, từ đó (bài 20-24) về tín điều Giáo Hội: Giáo Hội là Gia Đình của Thiên Chúa (bài 21), Giáo Hội là dân Chúa (bài 22), Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô (bài 23) và Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần ( bài 24). Như đã nhận định, các bài giáo lý cho những buổi triều kiến chung (general audience) vào Thứ Tư hằng tuần của vị đương kim Giáo Hoàng Phanxicô, so với của vị tiền nhiệm Biển Đức XVI, vừa ngắn hơn 1/2, vừa đơn giản hơn về nội dung, vừa thực tế hơn về hình thức ở những câu hỏi tự vấn rất thực tế cho đời sống đức tin của Kitô hữu hiện nay. Chẳng hạn, trong bài giáo lý về đề tài "Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần" dưới đây, ngài đã nêu lên các câu hỏi tự vấn gợi ý rất đáng suy nghĩ như sau: "Không ai là vô dụng trong Giáo Hội hết, và nếu ai đó đôi khi nói với người khác rằng: 'Ngươi hãy về đi, ngươi là thứ đồ vô dụng' thì là điều không đúng, vì không một ai là vô dụng trong Giáo Hội cả, chúng ta tất cả đều cần thiết cho việc xây dựng Đền Thờ này! Không ai là hạ cấp. Không ai là kẻ quan trọng nhất trong Giáo Hội; tất cả chúng ta đều bình đẳng trước ánh mắt của Thiên Chúa. Có người trong anh chị em có thể nói rằng: Nghe đây, Ông Giáo Hoàng ơi, ông chẳng bằng chúng tôi đâu". Phải, tôi giống như từng người trong anh chị em thôi, chúng ta bình đẳng, chúng ta là anh chị em! Không ai là vô danh tiểu tốt: tất cả chúng ta đều làm nên và dựng xây Giáo Hội. "Thế nên tôi xin chúng ta hãy tự vấn: chúng ta có thể sống cái là Giáo Hội của mình ra sao? Chúng ta có đang là những tảng đá sống động hay chúng ta có thể nói là những tảng đá mệt mỏi, chán chường, dửng dưng? Anh chị em đã từng thấy khó thương ra sao trước một Kitô hữu mệt mỏi, chán chường, dửng dưng lạnh lùng? Một Kitô hữu như thế này không tốt tí nào, một Kitô hữu cần phải sống động, hân hoan được là Kitô hữu; họ phải sống vẻ đẹp thuộc về Dân Chúa là Giáo Hội này. Chúng ta có cởi mở bản thân mình ra trước tác động của Thánh Linh để trở thành một phần tử chủ động trong cộng đồng của chúng ta hay chăng, hay chúng ta khép kín vào bản thân mình, mà rằng: 'Tôi còn rất nhiều việc phải làm, đó không phải là việc của tôi'?" Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần Anh Chị Em thân mến, Xin chào anh chị em buổi sáng! Hôm nay tôi muốn vắn tắt đề cập tới một hình ảnh khác có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ mầu nhiệm về Giáo Hội đó là hình ảnh về đền thờ (cf. Second Vat. Ecum. Council, Dogmatic Constitution Lumen Gentium, 6). Chữ Đền Thờ khiến chúng ta nghĩ về cái gì đây? Nó làm cho chúng ta nghĩ về một dinh thự, một kiến trúc. Đặc biệt là có nhiều người nghĩ ngay đến câu truyện của Dân Yến Duyên (Israel) được thuật lại trong Cựu Ước. Ở Giêrusalem đại Đền Thờ Solomon là nơi gặp gỡ Thiên Chúa trong nguyện cầu; trong đền thờ này có Hòm Bia Giao ước, dấu hiệu hiện diện của Thiên Chúa giữa dân chúng; và bên trong Hòm Bia có hai Bia Đá Lề Luật, manna và gậy của Aaron: một nhắc nhở về sự kiện Thiên Chúa luôn hiện diện nơi lịch sử của dân Ngài, Ngài đã cùng đi với họ trong cuộc hành trình của họ, Ngài đã dẫn dắt bước đi của họ. Đền thờ nhắc nhở đến lịch sử ấy: cả chúng ta nữa, khi chúng ta đến với đền thờ (Giáo Hội) này chúng ta cần phải nhớ đến lịch sử ấy, mỗi người chúng ta nghĩ về lịch sử của mình, Chúa Giêsu đã tìm gặp chúng ta ra sao, Chúa Giêsu đã bước đi với chúng ta thế nào, Chúa Giêsu đã yêu mến và chúc phúc cho tôi ra sao. Ở đây, những gì đã được ám chỉ nơi Đền Thờ cũ này đều được nên trọn nơi Giáo Hội bởi quyền phép của Thánh Linh: Giáo Hội là "Nhà Chúa", là nơi hiện diện của Ngài, nơi chúng ta có thể tìm thấy và gặp gỡ Chúa; Giáo Hội là Đền Thờ cho Thánh Linh ngự, Đấng làm sinh động, hướng dẫn và bảo trì Giáo Hội. Nếu chúng ta tự hỏi chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có thể được hiệp thông với Ngài qua Đức Kitô ở đâu? Chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng của Thánh Linh để chiếu soi đời sống của chúng ta ở đâu? Câu trả lời đó là: nơi Dân Chúa, giữa chúng ta, thành phần là Giáo Hội. Ở đó chúng ta thấy Chúa Giêsu, Thánh Linh và Chúa Cha. Đền thờ cũ được bàn tay của con người dựng xây: họ muốn "dâng một ngôi nhà" lên Thiên Chúa, muốn có một dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện của Ngài giữa dân chúng. Bằng việc nhập thể của Con Thiên Chúa, lời tiên tri của Nathan về Vua Đavít đã được nên trọn (cf. 2Sam 7:1-29): ở chỗ không phải là vua, cũng không phải chúng ta là thành phần "dâng lên Thiên Chúa một ngôi nhà", mà là chính Thiên Chúa "xây dựng nhà của Ngài" đến giữa chúng ta, như Thánh Gioan viết trong lời mở đầu Phúc Âm của ngài (cf 1;14). Đức Kitô là Đền Thờ sống động của Chúa Cha, và chính Chúa Kitô xây dựng "ngôi nhà linh thiêng" của Người là Giáo Hội, được làm nên không bởi những tảng đá vật chất mà là bởi "những tảng đá sống động" là chúng ta. Tông Đồ Phaolô nói cùng các Kitô Hữu thành Êphêsô rằng: "Anh chị em được xây dựng trên nền tảng các tông đồ và các tiên tri, có chính Chúa Giêsu Kitô là tảng đá góc. Nơi Người toàn thể cấu trúc được liên kết với nhau và phát triển thành đền thờ thánh hảo trong Chúa; nơi Ngài anh chị em cũng cùng nhau xây dựng một cách linh thiêng thành một nơi chốn cư ngụ cho Thiên Chúa" (Eph 2:20-22). Điều này tuyệt vời biết bao! Chúng ta là những tảng đá sống động cho ngôi dinh thự của Thiên Chúa, sâu xa hiệp nhất với Đức Kitô, Đấng là tảng đá góc và đồng thời cũng là nền đá giữa chúng ta. Điều này nghĩa là gì? Tức chúng ta là đền thờ, là Giáo Hội sống động, là đền thờ sống động và khi nào chúng ta qui tụ lại với nhau thì cả Thánh Linh nữa cũng hiện diện, Đấng giúp chúng ta tăng trưởng như Giáo Hội. Bởi thế, chúng ta không lẻ loi cô độc một mình nhưng chúng ta là Dân Chúa: tức là Giáo Hội! Và chính Thánh Linh, bằng các tặng ân của Ngài, Đấng sắp xếp tính chất khác nhau này, tính chất phong phú này trong Giáo Hội và hiệp nhất hết mọi sự và hết mọi người, để cấu tạo nên một đến thờ thiêng liêng, nơi chúng ta không dâng các lễ vật mà là chính bản thân chúng ta (cf. 1Pt 2:4-5). Giáo Hội không phải là một thứ chằng chịt của các sự vật và lợi lộc, mà là Đền Thờ của Thánh linh, đền thờ nơi Thiên Chúa làm việc, đền thờ nơi mỗi người chúng ta nhờ tặng ân phép rửa trở thành một tảng đá sống động. Điều này nói với chúng ta rằng không ai là vô dụng trong Giáo Hội hết, và nếu ai đó đôi khi nói với người khác rằng: "Ngươi hãy về đi, ngươi là thứ đồ vô dụng" thì là điều không đúng, vì không một ai là vô dụng trong Giáo Hội cả, chúng ta tất cả đều cần thiết cho việc xây dựng Đền Thờ này! Không ai là hạ cấp. Không ai là kẻ quan trọng nhất trong Giáo Hội; tất cả chúng ta đều bình đẳng trước ánh mắt của Thiên Chúa. Có người trong anh chị em có thể nói rằng: Nghe đây, Ông Giáo Hoàng ơi, ông chẳng bằng chúng tôi đâu". Phải, tôi giống như từng người trong anh chị em thôi, chúng ta bình đẳng, chúng ta là anh chị em! Không ai là vô danh tiểu tốt: tất cả chúng ta đều làm nên và dựng xây Giáo Hội. Điều này cũng mời gọi chúng ta suy nghĩ về sự kiện là nếu thiếu mất gạch của đời sống Kitô hữu thì vể mỹ miều của Đền Thờ này thiếu mất một cái gì đó. Nếu có người nói "tôi chẳng có liên hệ gì với Giáo Hội cả", thì như vậy viên gạch của một đời sống đang bị thiếu mất nơi Đền Thờ mỹ miều này. Không ai có thể lìa bỏ Giáo Hội, chúng ta tất cả cần phải mang đến cho Giáo Hội đời sống của chúng ta, con tim của chúng ta, tình yêu của chúng ta, tư tưởng của chúng ta, việc làm của chúng ta: tất cả chúng ta cùng với nhau. Thế nên tôi xin chúng ta hãy tự vấn: chúng ta có thể sống cái là Giáo Hội của mình ra sao? Chúng ta có đang là những tảng đá sống động hay chúng ta có thể nói là những tảng đá mệt mỏi, chán chường, dửng dưng? Anh chị em đã từng thấy khó thương ra sao trước một Kitô hữu mệt mỏi, chán chường, dửng dưng lạnh lùng? Một Kitô hữu như thế này không tốt tí nào, một Kitô hữu cần phải sống động, hân hoan được là Kitô hữu; họ phải sống vẻ đẹp thuộc về Dân Chúa là Giáo Hội này. Chúng ta có cởi mở bản thân mình ra trước tác động của Thánh Linh để trở thành một phần tử chủ động trong cộng đồng của chúng ta hay chăng, hay chúng ta khép kín vào bản thân mình, mà rằng: "Tôi còn rất nhiều việc phải làm, đó không phải là việc của tôi"? Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, sức mạnh của Ngài, nhờ đó chúng ta có thể được sâu xa liên hiệp với Đức Kitô, tảng đá góc, nền đá của đời sống chúng ta và của toàn thể đời sống của Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta, được tác động bởi thân linh của Ngài, luôn trở thành tảng đá sống động của Giáo Hội. Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/on-the-church-as-the-temple-of-the-holy-spirit, những chỗ in nghiêng hay đậm hoặc mầu là do người dịch tự ý muốn nhấn mạnh
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|