Dấu ấn của Thiên Chúa -
Achille Degeest
Người ta nói
đến Phúc Âm về nhân tính, tức là ba Phúc Âm nhất
lãm của các thánh chép sử Matthêu, Marcô và Luca, trong đó mô
tả, với một số chi tiết nhân tính, lịch
sử Đức Giêsu trong hoàn cảnh sinh hoạt, giao
tế, lao động, rao giảng của Người. Chúa được trình bày như một
người rất cụ thể, rất “thực”,
nhưng cũng là một Đấng Mêsia. Các thư
thánh Phaolô và Phúc Âm theo thánh Gioan được xem như Phúc
Âm về thần trí, vì hai ông nhấn mạnh vào những
viễn ảnh vĩnh cửu do thân thế Đức Giêsu
mở ra cho chúng ta. Tất cả những
văn bản trên hợp thành một bức hoạ song
bản, một bộ Phúc Âm duy nhất. Sự suy
niệm của chúng ta không được tách rời hai
tấm hoạ nhân tính và thần trí, tuy nhiên chúng ta có
thể theo khuynh hướng của mình
hoặc chỉ dẫn của phụng vụ mà tuỳ
thích đọc Phúc Âm nhất lãm hoặc Phúc Âm về
thần trí. Hôm nay phụng vụ mời gọi suy niệm
về một trong những đoạn cao đẹp
nhất trích Phúc Âm theo thánh Gioan. Chúng ta có
thể nêu ra một trong những chức năng cơ
bản của Giáo Hội, đó là chức năng trung gian
và sự đòi hỏi hợp nhất do chức năng
ấy.
1) Giáo Hội đóng vai trò trung
gian của Đức Kitô bên cạnh thế gian.
Chúa Giêsu
cầu nguyện cho các tông đồ của Người và
cho tất cả những ai sau này nhờ hoạt
động tông đồ sẽ tin vào Người. Chúa biết rằng các tông đồ thật
sự thuộc về thế gian, Người cầu xin
cho các ông cũng thuộc về Thiên Chúa. Làm trung gian là đứng giữa, được
thiện cảm của cả hai bên, đóng vai gạch
nối, tiếp xúc, hoà giải, giao liên. Các
tông đồ tượng trưng cho Giáo Hội. Chúa cầu xin cho Giáo Hội của Người
được thật sự thuộc về thế gian,
đồng thời triệt để thuộc về Thiên
Chúa. Thành phần Giáo Hội là những con
người, cho nên Giáo Hội tham gia vào thực thể nhân
loại, một hỗn hợp bí ẩn trong đó vụng
về chậm chạp xen lẫn linh hoạt cao quý. Giáo Hội cần phải tham dự vào
đời sống Thiên Chúa, mà bản chất là hợp
nhất trong tình yêu. Sự tham dự
ấy là đối tượng lời cầu nguyện
của Đức Giêsu. Chúa muốn
rằng phong trào đại kết (là nét độc đáo
của sự tương giao giữa Ba Ngôi Thiên Chúa)
phải tiếp nối trong Giáo Hội và trở nên dấu
ấn sự hiện diện sống động của
Thiên Chúa giữa nhân loại.
2) Vai trò trung gian của Giáo Hội phải mang
dấu ấn đại kết.
Thiên Chúa không
chia rẽ với chính Thiên Chúa. Khi
những Kitô hữu chia rẽ với nhau, họ đi
ngược yêu cầu chính của ơn gọi Kitô giáo.
Bất hạnh lớn nhất của Giáo Hội là trong
phạm vi yêu thương mà không
vượt khỏi hạn chế của tâm trí và yếu
hèn của tội lỗi. Ở điểm
này, mỗi người chúng ta phải tự đặt
những câu hỏi rất thực tiễn. Thật
vậy, một Kitô hữu tất nhiên có thể nói rằng
sự chia rẽ giữa những “Giáo Hội” (sự phân
hoá này giống như một vết thương trong trái tim Chúa), là một vấn đề
vượt quá sức mình, những dẫu sao phải ý
thức về mức độ trách nhiệm của mình. Bằng cách nào? Bằng cách chiến
đấu chống sự tội trong con người mình,
vì chính sự tội gây chia rẽ –cầu nguyện cho phong
trào đại kết- trong khung cảnh sinh hoạt của
mình trở nên một cực đại kết chứ không
đối đầu –và sau hết, noi gương Chúa,
ăn ở hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Mỗi Kitô hữu phải lãnh trách nhiệm mang
trong não trạng, trong ngôn ngữ, trong cách cư xử
của mình dấu ấn của tình yêu hợp nhất và
biểu hiện của Thiên Chúa.
|