BÀI HỌC TỪ PHAOLÔ
Có một
hậu cảnh, nhưng đóng vai trò quan trọng trong công
việc ghê tởm ném đá Têphanô đó là Sao lô. Ông giữ áo cho những người ném đá và là
một thủ lãnh trong việc bách hại các Kitô hữu.
Dù vậy, cũng chính ông ít lâu sau đã được
đức tin hoán cải và trở thành một chiến
sĩ vĩ đại nhất của
đức tin. Khó mà tin được điều đó
nơi cùng một con người.
Sự
kiện Phaolô tham gia vào việc giết Têphanô không có
nghĩa ông là một người hoàn toàn xấu xa. Đúng hơn đó là một sự mù quáng. Thái độ cuồng tín tôn giáo đã làm ông mù
quáng. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác
tốt hơn nơi ông. Rõ ràng ông là một
người có cam kết cao độ, có khả năng làm
việc gian khổ và chịu hy sinh to lớn.
Khi một người
trải qua một cuộc hoán cải, chúng ta thường
nói: “Anh/chị ấy đã trở thành một con
người hoàn toàn mới”. Nhưng đó không phải là toàn bộ sự
thật. Trong mỗi cuộc hoán cải, vừa có sự liên tục và
sự gián đoạn. Những
yếu tố tiêu cực đã bị vượt qua, và
những mục tiêu mới đã được thiết
lập. Tài năng và thiên hướng
của một người không bị chối bỏ, càng
không bị mất đi; đúng hơn, chúng
được định hướng lại.
Nếu chúng
ta có mặt lúc Têphanô bị giết và thấy
được vai trò của Phaolô trong vụ việc,
hẳn là chúng ta đã loại bỏ ông mãi mãi. Chúng ta có xu hướng làm “đông cứng”
người khác trong một giai đoạn đặc
biệt của đời sống họ. Chúng ta mãi mãi xét đoán họ trên nền tảng
của một kinh nghiệm xấu. Chúng ta có khuynh
hướng chia người ta thành hai loại: thánh nhân và
tội nhân.
Nhưng con người
không dễ phân loại như thế vì con người
vốn phức tạp. Một số người
dường như không biết gì về bản tính chia cắt
của mỗi con người. Ngay khi họ
khám phá một sự yếu đuối nơi một
người nào, họ liền loại bỏ người
ấy mãi mãi. Đối với họ,
cái chai luôn có mùi của chất lỏng mà chai đã chứa
đựng. Nhưng điều đó có
đúng đắn và khôn ngoan không? Chúng ta
có nên cấm người ta thay đổi không?
Một nền văn hoá
không không ích lợi gì cho chúng ta. Thái độ
đối với tội phạm là giam chúng lại và
vất chìa khoá phòng giam đi. Một
nền văn hoá không tin vào sự tiến bộ hoặc
cứu chuộc là một nền văn hoá không hy vọng.
Phải chăng đức tin chúng ta quá nhỏ bé
đến nỗi chúng ta không thể chấp nhận
sự thay đổi và trưởng thành? Như thể ai
giết người là đến từ một hành tinh
khác, và không đáng có cơ may trở thành người,
để sửa chữa và chuộc lại lỗi
lầm.
Chúng ta phải học
tập sự nhẫn nại và khoan dung mà trước tiên
là với chính mình. Chúng ta phải biết
rằng chiến đấu để dẹp bỏ.
Và chúng ta cũng phải khoan dung đối với
người khác. Một con người sẽ
được xét xử, không phải bởi chỉ
một hành động hoặc bởi chỉ một giai
đoạn nào đó của đời mình mà là bởi toàn
bộ cuộc đời của người ấy.
Câu chuyện
của Phaolô cho thấy rằng một người có
thể thay đổi, và Thiên Chúa không bao giờ gạt
bỏ một ai ra ngoài ơn cứu chuộc. Một
người có thể gây ra một lỗi lầm lớn,
nhưng sẽ được cứu chuộc bởi ân sủng của Thiên Chúa như
trường hợp của Phaolô. Đó là
một bài học to lớn trong đời ông.
Chắc chắn, một trong những yếu tố khiên
Phaolô hoán cải là gương sáng của Têphanô, Têphanô là
một Kitô hữu chân chính. Phaolô đã xúc động
bởi lòng can đảm và sự tha thứ mà Têphanô đã
bày tỏ khi ông chết.
TIẾP CẬN KHÁC: Hội đoàn của người
yếu.
Làm một
tín hữu trong thế giới ngày nay có thể là một
công việc lẻ loi. Nhưng chính ở
chỗ này mà cộng đoàn xuất hiện. Chúng ta
cần có cộng đoàn để nâng đỡ
đức tin của chúng ta. Trong bữa Tiệc Ly,
Đức Giêsu đã cầu nguyện cho sự hiệp
nhất của các môn đệ người: “Lạy Cha,
xin cho họ được nên
một như chúng ta là một”. Nhưng có
phải đây là một lý
tưởng không thể có sao? Phải
chăng người ta không cần trở nên hoàn thiện
và thuộc về một cộng đoàn như thế?
Ngày xưa,
một thanh niên có lý tưởng được một
cộng đoàn các thầy tu lôi cuốn. Ước muốn gia nhập cộng đoàn
ấy là một điều không tránh khỏi đối
với anh. Và khi gia nhập, anh trở
thành một tập sinh. Ban đầu anh
được huấn luyện để trở thành
một thành viên của một cộng đoàn những
người thánh thiện. Nhưng anh không
ở lại đó lâu khi anh có một sự thức
tỉnh đột ngột. Anh khám phá
rằng những người mà anh xem như hoàn hảo
cũng có đầy những thiếu sót và bất toàn.
Thật vậy, họ cũng mỏng dòn,
tội lỗi và vị kỷ như anh. Anh ta hoàn toàn vỡ mộng đến nỗi anh
đã rời bỏ tu viện.
Một
cộng đoàn Kitô hữu không gồm những
người hoàn hảo. Cộng đoàn
nhỏ các Tông đồ mà Đức Giêsu cầu nguyện
cho họ gồm những người nhút nhát, yếu
đuối và sợ hãi. Jean Vanier nói
về “Hội đoàn của những người yếu”
và nói rằng sự đoàn kết lớnhơn có thể
là kết quả của việc chia sẻ sự yếu
đuối so với việc chia sẻ sức mạnh.
Điều
này xem ra mâu thuẫn. Nhưng hãy lấy
một bó sậy làm ví dụ. Từng cây
sậy thì yếu ớt và dễ bị bẻ gãy.
Nhưng khi cột chung thành bó, chúng
hầu như không thể bẻ gẫy được.
Với con người cũng thế, sức mạnh to
lớn là kết quả của việc quy tụ,
đặc biệt quy tụ những người yếu
đuối. Cộng đoàn dường
như được liên kết với sự yếu
đuối và dễ bị tổn thương. Khi người ta đang vui hưởng sự
thành công, người ta tìm kiếm sự thán phục,
nhưng khi người ta yếu đuối, người
ta tìm kiếm sự hiệp thông. Nếu
người ta tìm thấy sự hiệp thông, người
ta biết rằng họ được yêu thương
không phải vì những thành tựu của họ, nhưng
vì họ là ai. Kết quả là họ
đạt được sự tín nhiệm lẫn nhau.
Và tâm hồn
của một người có khả năng và mạnh
mẽ luôn mở ra và tiếp xúc với lời kêu gọi
yêu thương đến từ một người
yếu đuối hơn mình. Khi một
người nào đó nói với bạn về sự thành
công và năng lực khác thường của người
ấy, bạn thán phục người ấy. Nhưng khi người ấy chia sẻ những
thất bại và yếu đuối của người
ấy với bạn, người ấy gợi lên lòng
thương cảm. Sự thương
cảm dẫn đưa và tạo ra sự hiệp thông.
Sức mạnh
được giấu kín trong sự yếu đuối và
cộng đoàn chân thật gồm những bạn bè
yếu đuối. Hội những
người Nghiện rượu Vô Danh là một ví dụ
cho điều này. Điều kéo các thành
viên đến với nhau không phải để
được chia sẻ sức mạnh mà là chia sẻ
sự yếu đuối là thừa nhận một cách
trung thực sự yếu đuối và tính chất dễ
tổn thương mà người nào cũng có. Không
ai là một mối đe doạ cho người khác, và
điều này làm họ sẵn sàng chia sẻ và đón
nhận lẫn nhau. Không phải là
người hoàn hảo mới được chia sẻ
đời sống cộng đoàn.
Các Kitô
hữu tiên khởi chịu đựng lẫn nhau bằng
việc cầu nguyện và cùng nhau thờ phượng
Thiên Chúa cũng như yêu thương phục vụ
lẫn nhau. Chúng ta có thể làm
được điều tương tự. Chúng ta có thể cùng nhau tiến bước,
lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta
phải mở rộng sang những thành viên khác của
cộng đoàn cùng loại hiểu biết và thương
cảm mà chính chúng ta mong ước nhận được
từ họ.
“Mầu nhiệm cứu
độ của tình yêu Thiên Chúa được nhìn
thấy không phải trong
một cộng đoàn của các anh hùng tâm linh mà của anh
chị em khuyến khích nhau trong cuộc hành trình về
Vương quốc của niềm hy vọng và thương
xót” (Timothy Radeliffe).
|