Trong cung lòng
Thiên Chúa - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong lịch
sử Việt Nam, tôi thích nhất tướng Trần Hưng
Đạo. Trần Hưng Đạo
không những có tài thao lược mà lại có đức
độ hơn người. Người
ta gọi ngài là Đức Thánh Trần thật xứng
đáng. Thời nhà Trần có hai tướng tài:
Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải. Nhưng
hai gia đình lại có mối thù không đội trời chung. Cha của Trần Hưng
Đạo truớc khi tắt thở còn dặn Trần
Hưng Đạo phải thay cha trả thù. Nhưng
giặc Nguyên sang xâm lăng nước
ta. Trần Hưng Đạo suy nghĩ: Giặc ngoại
xâm đang đe doạ. Nếu trong
nước các tướng tá không đoàn kết thì không phá
nổi thế giặc đang rất mạnh. Nghĩ thế, Trần Hưng Đạo gạt
bỏ mối thù nhà, đến làm hoà với Trần Quang
Khải. Một hôm, Trần Hưng Đạo sang
thăm Trần Quang Khải, tự tay
nấu nước tắm cho Trần Quang Khải và nói:
“Hôm nay được hân hạnh tắm cho Ngài quốc
công”. Trần Quang Khải vui vẻ trả lời: “Hôm nay
hân hạnh được tướng công tắm cho”. Từ đó hai người hoà thuận. Cùng chung vai sát cánh phục vụ đất
nước. Nhờ sự đoàn kết
của hai tướng tài, quân ta đã đánh thắng
giặc Nguyên.
Sự
đoàn kết của Trần Hưng Đạo và Trần
Quang Khải rất phù hợp với bài Tin Mừng của
Chúa Nhật 7 Phục Sinh. Hôm nay, Chúa tha
thiết cầu nguyện cho cái Chúa hiệp nhất.
Chúa tha thiết với
sự hiệp nhất vì Chúa biết rằng: Có hiệp
nhất mới xây dựng được cộng đoàn
vững mạnh. Tục ngữ Việt Nam
có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông
cũng cạn”. Có đoàn kết làm việc
gì cũng xong. Chia rẽ làm suy yếu
cộng đoàn. Làm cho công việc trì
trệ. Và có khi làm tan rã cộng đoàn.
Chúa tha thiết
với sự hiệp nhất vì Chúa biết rằng có
hiệp nhất trong nội bộ mới có thể
truyền giáo thành công. Hiệp nhất chính là dấu
chỉ của môn đệ Chúa như Lời Chúa đã
dạy: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết
các con là môn đệ của Thầy, là các con thương
yêu nhau”. Qua dấu chỉ hiệp nhất,
người ngoài mới nhận biết Chúa. Thời sơ khai, khi nhìn thấy các tín hữu
đầu tiên sống đoàn kết yêu thương,
người ngoại đạo đã bảo nhau: “Kìa xem
họ yêu thương nhau biết bao”. Từ
đó có nhiều người xin vào đạo để
được sống trong cộng đoàn hiệp
nhất yêu thương.
Sau cùng, Chúa
tha thiết với sự hiệp nhất, vì Chúa muốn ta
được hạnh phúc. Có hiệp
nhất mới có hạnh phúc. Hạnh
phúc của ta là được sống sự sống
của Thiên Chúa. Sự sống bắt
nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi
hiệp nhất với nhau đến nỗi trở thành
một. Như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy ở trong
Cha và Cha ở trong Thầy. Thầy và Cha
Thầy là một”. Cho đến độ: “Ai
thấy Thầy là thấy Cha”.
Sự
hiệp nhất giữa Ba Ngôi là nguồn mạch sự
sống, nguồn mạch hạnh phúc của ta. Tuy nhiên để được thông phần vào
sự sống hạnh phúc đó, ta phải hiệp
nhất yêu thương nhau. Thiên Chúa là
Tình Yêu, là sự Hiệp Nhất. Muốn được
hoà nhập vào nguồn mạch hạnh phúc đó, ta cũng
phải đoàn kết yêu thương nhau. Chỉ những ai có tinh thần hiệp nhất
yêu thương mới có thể gia nhập cộng đoàn
hiệp nhất yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hiệp
nhất yêu thương không là một món hàng làm sẵn,
nhưng là một tiến trình xây dựng dài lâu. Xây dựng bằng từ bỏ ý riêng. Xây dựng bằng nhịn nhục tha thứ.
Xây dựng bằng hy sinh quên mình. Vì thế để đạt đến yêu
thương đòi hỏi phải rất nhiều phấn
đấu. Phấn đấu của
bản thân. Phấn đấu của
cả tập thể.
Nếu
biết phấn đấu để hiệp nhất, ta
sẽ xây dựng được cộng đoàn vững
mạnh, ta sẽ truyền giáo thành công và nhất là ta
sẽ được tham dự vào sự sống và
hạnh phúc của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin
thương hiệp nhất chúng con. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Tại sao người
ta luôn chia rẽ. Chia rẽ đem đến
những thiệt hại nào?
2. Tại sao Chúa Giêsu tha
thiết với sự hiệp nhất?
3. Ba Ngôi Thiên Chúa đã
thể hiện sự hiệp nhất thế nào?
4. Bạn phải làm gì
để xây dựng sự hiệp nhất?
|