Thời
kỳ của Giáo Hội
Suy
Niệm 1. HIỆN DIỆN VÀ VẮNG MẶT
Vào ngày Lễ
Thăng Thiên, Đức Giêsu đã rút lại sự hiện
diện thể lý của Người đối với các
môn đệ. Nhưng sự vắng mặt
thể lý ấy không có nghĩa là chấm dứt sự hiện
diện. Sự thăng thiên của Đức
Giêsu là sự giải phóng của Người khỏi mọi
giới hạn của thời gian và không gian. Nó không thể hiện vận động của
Người trên mặt đất, nhưng sự hiện
diện thường xuyên của Người ở mọi
nơi trên trái đất.
Sự hiện
diện thể chất không phải là tất cả. Thật vậy, một đôi khi, sự hiện
diện có thể đạt được bằng con
đường hiệp thông mật thiết. Trong
đời sống chúng ta gặp nhiều nỗi thất vọng
bởi sự kiện, sự gặp gỡ và tiếp xúc
không phải lúc nào cũng tạo ra sự thân mật, gần
gũi mà chúng ta tìm kiếm. Hai người
có gần gũi nhau về mặt thể
chất thế nhưng cuộc sống vẫn xa cách, cô
đơn. Bởi lẽ không có sự gặp
gỡ trong trí óc và tâm hồn. Họ giống
như những vỏ sò trên bãi biển.
Mặt khác,
người ta có thể rất gần nhau dù xa cách nhau hàng ngàn
dặm. Đối với những người
cùng nhau lớn lên, trưởng thành phải có những thời
kỳ vắng mặt và hiện diện. Khi vắng mặt, chúng ta nhìn nhau bằng một
phương thế mới mẻ. Chúng
ta bớt bực bội nhau vì những cung cách bên ngoài, và có
thể thừa nhận giá trị thật của nhau tốt
hơn.
Nếu chúng ta
có thể hiện diện trọn vẹn với bạn hữu
khi chúng ta ở với họ thì sự vắng mặt của
chúng ta cũng sẽ mang lại kết quả. Khi hồi
tưởng sự hiện diện nồng nàn ấy
hơi ấm của nó sẽ tiếp tục nuôi dưỡng
người kia. Vì thế, không
chỉ sự hiện diện của chúng ta mà cả sự
vắng mặt của chúng ta cũng đem lại nhiều
ơn ích.
Khi chúng ta
nghĩ đến nhau trong sự yêu thương, một
dây liên kết tinh thần hình thành ở giữa chúng ta và
chúng ta bước vào một sự thân mật mới. Đối với những người yêu thương
nhau, không có chỗ dành cho sự “xa cách”.
Đức
Giêsu lên trời không phải là một cuộc hành trình ra ngoài
không gian, nhưng là một cuộc hành trình về nhà, chúng
ta không nên nghĩ rằng trước đó Người sống
trên mặt đất, còn giờ đây Người lại
trở lại nơi thật sự thuộc về Người. Nếu như thế thì Kitô giáo không hơn một
tôn giáo của sự hoài niệm, hồi tưởng.
Đức Giêsu đã về với Chúa Cha.
Trong suốt sứ vụ ở trần gian,
Người chỉ có thể ở một nơi và trong một
thời gian. Nhưng giờ đây, Người đã
hiệp nhất với Thiên Chúa, Người hiện diện
bất cứ nơi nào Thiên Chúa hiện diện, có nghĩa
là ở khắp mọi nơi.
Các Kitô hữu
tiên khởi đã hiểu điều ấy rất rõ. Họ biết rằng Đức Giêsu vẫn ở
với họ, cho dù không cùng một cách thức như
trước đây. Họ tin rằng Người vẫn
chia sẻ đời sống với họ, và cái chết
có nghĩa là được hiệp nhất với Người
trong vinh quang mãi mãi.
Tuy nhiên khi nhìn lại, chúng ta
cũng thèm muốn được như những người
có may mắn nhìn thấy Chúa Phục Sinh bằng chính mắt
mình. Nhưng Tin Mừng cho biết những
người ở trong tình huống đáng ao ước ấy
đã không thật sự nhận ra Đức Giêsu cho tới
lúc Người dẫn giải Kinh Thánh và bẻ bánh.
Là những Kitô hữu hôm nay, chúng
ta cũng có những phương tiện như thế
để nhận ra Chúa: Kinh Thánh và việc bẻ bánh. Về vấn đề gặp gỡ Đức
Giêsu bằng đức tin, thế hệ đã qua không có
nhiều đặc quyền hơn thế hệ hiện tại.
Đức
Giêsu đã tín nhiệm các Tông đồ (và giờ đây tín
nhiệm chúng ta) để Tin Mừng bảo đảm
được rao giảng và được sống. Người cần chúng ta làm chứng cho sự hiện
diện của Người trong thế gian.
Suy
Niệm 2. NHÂN CHỨNG CHO ĐỨC KITÔ
Trước
khi rời xa các tông đồ, Đức Giêsu đã uỷ
thác cho họ việc rao giảng Tin Mừng cho toàn thế
giới. Để giúp họ thi hành sứ vụ
ấy. Người hứa sẽ gởi
Chúa Thánh Thần đến cùng họ. Trong
ngày Lễ Hiện Xuống, Người đã hoàn thành lời
hứa ấy.
Nhiệm vụ
rao giảng Tin Mừng cho thế giới hiện nay tuỳ
thuộc vào chúng ta. Chúng ta là những nhân chứng
của Đức Kitô. Đó là một đặc ân to lớn nhưng là một nhiệm vụ
luôn làm người ta chán nản. Tuy nhiên, chúng
ta cũng có thể cậy đến sự giúp đỡ
của Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng ta phải làm chứng
như thế nào?
Có sự làm chứng
bằng lời nói. Chúng ta làm chứng bằng việc tuyên
xưng đức tin của chúng ta. Điều
này có thể bao gồm việc giải thích đức tin
và bảo vệ đức tin.
Có sự làm chứng
bằng việc làm. Một cây táo không bao giờ cho trái táo
sẽ là một chứng tá nghèo nàn đối với vườn
cây ăn trái. Dù chỉ trái
táo ngon cũng nói lên được một điều gì đó.
“Chớ vao giờ khuyên bảo một điều
gì mà bạn không thể làm gương về điều
đó” (Thoreau).
Rồi có sự
làm chứng bằng đời sống của mình. Cây cối làm chứng cho sự sống bằng
chính sự hiện hữu của nó. Cao, thẳng, bất
độn, chúng là những chứng tá im lặng nhưng hùng
hồn của đời sống. Bông hoa làm chứng về
cái đẹp đơn giản bởi vẻ đẹp
phong phú của chúng. Và những Kitô hữu làm
chứng bằng đời sống của họ. Bài
giảng thuyết hùng hồn nhất là bài giảng thuyết
thinh lặng bằng gương sáng. Ngày nay, người ta
không còn muốn nghe những bài giảng về đức
tin. Họ muốn nhìn thấy Tin Mừng trong
hành động.
Sự làm chứng
bằng đời sống của một Kitô hữu còn mạnh
mẽ hơn bất cứ lý luận nào. Có những
người mà đời sống của họ toả sáng
chứng cứ về quyền năng biến đổi của
đức tin. Trong đời sống của họ, đức
tin là một ngọn lửa sáng, giữa đời sống
của những người khác, đức tin là một ánh
sáng lờ mờ hoặc một tia lửa
bất chợt. Dù có mọi giới hạn và khuyết
điểm của con người, nếu một người
sống đơn sơ, lấy Đức Kitô làm mẫu mực
thì người ấy là dấu chỉ về Thiên Chúa và về
những thực tại siêu việt.
Chứng tá của Tin Mừng mà
thế giới cho rằng có thể kêu gọi người
ta nhiều nhất là sự quan tâm đến con người,
là việc làm bác ái hướng về người nghèo,
người yếu đuối và người chịu
đau khổ. Sự quảng đại được nhấn
mạnh trong thái độ và các hành động đó nổi
lên sự tương phản với tình vị kỷ của
con người. Nó đưa ra những vấn đề
chính xác dẫn đưa người ta đến với
Thiên Chúa và đến với Tin Mừng. Một cam kết
với hoà bình, công lý, nhân quyền là một sự làm chứng
cho Tin Mừng.
Có một cấp
độ thứ tư của việc làm chứng, đó
là làm chứng với cái chết của mình. Nhưng
điều này không đòi hỏi mọi người hoặc
ban cho mọi người. Đây không phải là con đường
êm ái và dễ dàng, nhưng là một con đường
đòi hỏi một tính kiên trì, sức mạnh và lòng can
đảm đặc biệt.
Thế giới ngày nay có một sự
khao khát mãnh liệt Đức Kitô của Tin Mừng. Đức
Giêsu nói với các Tông đồ: “Anh em hãy ở lại thành
đô, cho đến lúc mặc lấy quyền năng từ
trên cao”. Quyền năng nói ở đây là quyền
năng của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần có chính quyền
năng này, nếu chúng ta làm chứng cho Đức Giêsu.
Và ai làm chứng sẽ chia sẻ vinh quang của
Người.
CÂU
CHUYỆN KHÁC.
Ngày xưa, có
một người cha có mười hai người con. Dù ông đều
yêu thương các con, ông vẫn có một tình thương
dịu dàng với đứa con áp út tên Giuse. Những
người con khác ganh tỵ với Giuse và quyết định
giết anh. Tuy nhiên, vào giây phút cuối cùng, họ
đổi ý. Thay vì giết em, họ bán em cho những
thương gia đi ngang qua đó, họ nói với cha họ
rằng người em đã bị thú giết chết.
Giuse bị xích lại và
đưa sang Ai Cập, ở đó ông được bán
như một người nô lệ. Ông có một
đời sống cùng cực, hèn kém. Dsư5
việc còn tệ hơn, khi ông bị vu khống và bị
giam vào ngục tối. Dù xung quanh là những
tội phạm cứng lòng, ông vẫn tiếp tục tín
nhiệm vào Thiên Chúa và sống một đời sống tốt.
Ông cũng làm bạn với các tội phạm.
Cuối cùng ông làm rạng danh ông và được
tha.
Lúc đó, như thấy trước
nạn đói khủng khiếp sẽ đến, ông đã
cảnh báo nhà vua phải truyền lệnh cho dân tiết kiệm
ngũ cốc. Nhà vua không chỉ theo lời khuyên của ông mà còn đặt
ông làm quản lý công việc. Giuse đã hoàn
thành công việc một cách xuất sắc.
Nạn đói
đã xảy ra như dự kiến và dân chúng có thể lấy
lúa gạo tích trữ ra dùng. Nhưng trong các
nước láng giềng, tình trạng trở nên tồi tệ.
Dân chúng các nước kéo nhau về Ai Cập để tìm
mua ngũ cốc. Và nhà vua nói với họ:
“Hãy đến gặp Giuse”.
Một ngày kia,
anh em của Giuse đã đến Ai Cập để mua
ngũ cốc. Khi họ nhận ra ông họ run sợ.
Nhưng thay vì trả thù, Giuse đã tiếp đãi tử tế,
và cho họ đầy đủ ngũ
cốc mà họ cần. Ông nói với họ hãy trở về
nhà và đưa cha họ đi theo họ
trở lại Ai Cập cho ông gặp.
Người cha già rất đỗi
vui mừng khi nghe nói rằng đứa con trai thân yêu của
ông vẫn còn sống. Các anh của Giuse đã
phạm phải một hành động ác độc chống
lại ông. Nhưng qua đó, điều
tốt lành đã đến với ông. Ông
có thể cứu các anh mình khỏi nạn đói và làm cho
cho cả nhà được đoàn tụ.
Câu chuyện của
Giuse là một trong những câu chuyện cao cả nhất của
Kinh Thánh. Ông Giuse là hình ảnh của Đức Giêsu, Chúa Con
yêu dấu của Chúa Cha, đã bị anh em Người bán
đi, bị giết chết, nhưng giờ đây đã
được Chúa Cha cho sống lại và đặt
Người ở bên hữu Chúa Cha trong vinh quang. Từ vị trí cao trọng ấy, Người cứu
chuộc chúng ta, anh chị em của Người khỏi tội
lỗi và cái chết đời đời. Và Người tìm kiếm để quy tụ mọi
thành phần còn tản lạc của gia đình Thiên Chúa.
Ngày hôm nay chúng
ta cử hành sự thăng thiên của Đức Giêsu. Người lên trờ ngự bên hữu Chúa Cha.
Đây là một ngày vui vẻ. Nhưng Người đã cho chúng ta một nhiệm
vụ phải hoàn thành. Không phải là phân phát ngũ cốc, nhưng là rao giảng Tin Mừng
cho toàn thế giới.
|