Nước
trời
Nhìn vào thực tế, chúng ta phải
nhìn nhận rằng: chúng ta đã quá bén rễ sâu vào cuộc
sống trần gian, đã quá quyến luyến những thực
tại chóng qua. Chúng ta đã chọn trái đất này làm
quê hương vĩnh cửu và sẵn sàng bán rẻ linh hồn
mình lấy một nắm tro bụi. Dân Do thái ngày xưa
đã thờ lạy con bò vàng thế nào thì hôm nay con người
cũng đang đi vào con đường ấy. Họ
tôn thờ những thần tượng nhảm nhí thay cho
Thiên Chúa, như một lời phát biểu đầy châm biếm:
hiện giờ tôn giáo lớn nhất trên hoàn cầu là tôn
giáo … bóng đá.
Bởi đó ngày hôm nay, sau khi hoàn
tất sứ mạng ở trần gian, Chúa Giêsu đã về
trời để nói với chúng ta rằng: cuộc sống
trần gian chỉ là như một chiếc thang dẫn
chúng ta tới quê trời. Hay nói cách khác, trần
gian là quán trọ, nước trời mới chính là quê
hương đích thực của chúng ta. Khốn cho tôi nếu tôi quên đi chân lý ấy.
Khốn cho tôi nếu tôi ra sức biến đổi
trái đất thành một thiên đàng vĩnh cửu.
Khốn cho tôi nếu tôi không biết dùng cuộc sống
này để chuẩn bị những hành trang cần thiết
cho tương lai mai hậu… Nhưng dựa vào đâu chúng
ta xác quyết rằng: còn một cuộc sống khác, một
thế giới khác?
Chúng ta không chụp được
hình, cũng không bắt được làn sóng của thế
giới ấy, không một ai đã nhìn thấy hay có kinh nghiệm,
nhưng sở dĩ chúng ta tin là bởi vì Thiên Chúa đã mạc
khải, đã tỏ lộ cho chúng ta. Thực
vậy, chúng ta không thể biết nếu Đức Kitô
đã không nói đến nước trời bằng những
từ ngữ khác nhau. Chúng ta không thể biết nếu
thánh Phaolô đã không viết: “Mắt chưa hề thấy,
tai chưa hề nghe và trái tim chưa một
lần cảm nghiệm được những gì Thiên Chúa
dành cho kẻ yêu mến Ngài”. Chúng ta không thể biết nếu
thánh Gioan đã không mô tả: “Ở đó sẽ không còn thời
gian và không gian, buổi sáng và buổi chiều, tội lỗi
và sự chết. Ở đó, Thiên Chúa sẽ
lau khô những giọt nước mắt của chúng ta”.
Chúng ta không thể biết nếu hôm nay Đức Kitô
đã không về trời để củng cố niềm
tin của mọi tín hữu suốt dòng thời gian, giúp họ
hăng say rao giảng Tin Mừng, chấp nhận mọi
khổ đau, chịu đựng mọi thử thách. Thế giới ấy sẽ to lớn gấp ngàn
vạn lần thế giới chúng ta đang sống. Vậy thế giới ấy ở đâu? Có phải là lơ lửng giữa các vì sao, trên
không trung bao la? Có phải là ở dưới
lòng đại dương thăm thẳm? Không, tất cả đều không đúng. Vậy thế giới ấy ở đâu?
Thưa: ở bất kỳ
nơi nào chúng ta được nhìn ngắm Thiên Chúa, ở
bất kỳ nơi nào có Ngài thì đó là nước trời,
thì đó là hạnh phúc vĩnh cửu. Trái lại,
bất kỳ nơi nào không có Thiên Chúa, bất kỳ
nơi nào chúng ta không được nhìn ngắm Ngài, thì đó
là hỏa ngục, thì đó là chốn đọa đầy.
Xưa kia thánh Tôma tông đồ nói: “Nào
chúng ta cùng đi để được chết với Ngài”.
Còn hôm nay, chúng ta có thể đổi lại câu nói ấy:
“Nào chúng ta cùng đi để được sống với
Ngài”. Phải, sống với Ngài trong một
cuộc sống vĩnh cửu. Niềm tin ấy
đã thiêu đốt biết bao nhiêu con tim
suốt 20 thế kỷ. Chúng ta cần đến khoa học
và kỹ thuật, nhưng chúng ta phải luôn nhớ: khoa học
và kỹ thuật không thể giúp chúng ta tránh khỏi cái chết.
Và sau cái chết sẽ còn lại một cuộc
sống khác, trải dài đến muôn ngàn đời.
Nếu có ai hỏi: điều ấy có chắc chắn
như ngày mai sẽ là thứ hai không? Tôi sẽ trả lời:
còn hơn thế nữa. nếu có ai hỏi:
điều ấy có chắc chắn như mặt trời
mọc vào ban sáng và lặn vào ban chiều hay không? Tôi sẽ
trả lời: còn hơn thế nữa. Nếu có ai hỏi:
điều ấy có chắc chắn như mùa xuân sẽ trở
lại khi mùa đông qua đi hay không? Tôi sẽ trả lời:
còn hơn thế nữa. Phải, vì có thể có một ngày
Chúa nhật mà sau đó không còn ngày thứ hai; có thể có mặt
trời mọc vào ban sáng mà không còn ban chiều để lặn;
có thể có một mùa đông mà sau đó mùa xuân sẽ không
bao giờ trở lại. Nhưng sẽ không bao giờ xảy
ra rằng lời Chúa sẽ chẳng được thực
hiện: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai
tin Ta sẽ không phải chết, nhưng sẽ được
sống đời đời”.
|