Chúa lên trời
Chiều thứ năm tuần
thánh, sau khi rời phòng tiệc ly, Chúa Giêsu đã dẫn các
môn đệ theo con đường
Bêtania để lên núi Cây Dầu. Và tại đây, Ngài
đã phải trải qua một cơn hấp hối đầy
cay đắng, đến nỗi mồ hôi máu chảy xuống…
Rồi ngày hôm
nay, Ngài đã đi lại con đường ấy,
cũng để tiến đến núi Cây Dầu. Và tại đây, Ngài đã gặp gỡ, đã
vĩnh biệt các môn đệ, trước khi Ngài
được đưa lên trời dưới mắt các
ông.
Từ đó, chúng ta nhận thấy:
Cùng một địa điểm, nhưng có những khác
biệt và tương phản. Thực vậy,
lần trước Ngài đến để thực hiện
thánh ý Chúa Cha, đó là chịu chết trên thập giá để
cứu chuộc nhân loại. Lần sau
Ngài đến trong vinh quang như một Đấng đã
chiến thắng.
Tôi nghĩ rằng đó chính là
hình ảnh, là con đường, mà mỗi cá nhân chúng ta
cũng như toàn thể Giáo Hội, sẽ phải dấn
thân vào trong thời điểm hiện nay.
Đúng thế,
có những lúc Giáo Hội phải lên núi Cây Dầu để
làm quen với thập giá, nếu muốn được
chiêm ngưỡng vinh quang phục sinh. Đọc lại Phúc Âm chúng ta sẽ thấy rõ
được điều ấy.
Thực vậy,
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ điều gì
trước khi vĩnh biệt họ? Tôi xin
thưa: Ngài đã nhắc tới cái chết và sự sống
lại của Ngài nhằm tha thứ tội lỗi. Rồi
Ngài phán: Từ nay họ sẽ là chứng nhân của mầu
nhiệm vượt qua, bằng các loan báo Tin mừng hoán cải
ở mọi nơi, trong mọi lúc và trên mọi nẻo
đường trần gian. Và một điều
quan trọng khác nữa, đó là họ sẽ phải sống
mầu nhiệm thập giá để làm chứng cho Đức
Kitô.
Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ
khi thấy thiên thần đã nhắc khéo các môn đệ:
-
Này các bạn xứ Galilê, sao còn
đứng nhìn lên trời làm chi.
Hay nói cách khác:
-
Các bạn hãy về đi. Về
với sứ mạng vừa mới được trao
phó.
Đúng thế, con người
chúng ta tiến bước, đôi mắt ngước nhìn trời,
nhưng bàn chân thì lại đạp đất. Đó là một
hình ảnh trung thực nhất về Giáo Hội nói chung và về mỗi người chúng ta nói
riêng. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta lại có khuynh hướng
ly khai, tách biệt hai yếu tố căn bản ấy và
chúng ta đã tạo nên một nếp sống chông chênh,
không vui lòng Chúa, mà cũng chẳng đem lại lợi ích
gì cụ thể cho bản thân mình.
Nếu ngày xưa Đức Kitô
đã phải vác thập giá để tiến tới Phục
sinh, thì hôm nay cá nhân chúng ta cũng như toàn thể Giáo Hội
cũng phải bước đi trên con đường ấy,
bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian
khổ là đương về vinh quan và thập giá là
đương dẫn tới phục sinh.
Vì thế, hãy
chập nhận thập giá đời thường là những
hy sinh gian khổ chúng ta gặp phải trong cuộc sống,
để rồi trong ngày sau hết, chúng ta cũng sẽ
được Chúa đưa lên quê hương Nước
trời, chia sẻ niềm hạnh phúc vinh quang với Ngài.
|