Ơn bình an – Flor
McCarthy
(Trích
trong ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)
Suy Niệm
1. BÌNH AN Ở GIỮA SỰ RỐI LOẠN
Trong cuốn
sách Go Down to the Potter’s House của Donagh O’Shea, ông có một
câu chuyện về một ông vua có hai hoạ sĩ trong triều
là hai đối thủ gay gắt. Một ngày nọ, nhà vua
nói: “Trẫm quyết định một lần này cho xong
để biết ai trong hai khanh là hoạ sĩ giỏi nhất.
Hai khanh phải vẽ cùng một đề tài và như vậy,
trẫm sẽ ở giữa để phán xét. Và đề
tài là bình an”.
Hai người
hoạ sĩ đồng ý, và một tuần sau trở lại
với các bức tranh của họ.
Hoạ
sĩ thứ nhất giới thiệu bức tranh của
mình. Nó cho thấy một phong cảnh thơ mộng với
những ngọn đồi đều đặn kề
bên nhau và một mặt hồ không gợn sóng. Toàn bộ
phong cảnh nói lên sự hài lòng, bình an, tĩnh lặng. Tuy
nhiên, khi nhà vua nhìn vào bức tranh, ngài không thể giữ cho
mình khỏi ngáp. Rồi quay lại hoạ sĩ, ngài nói; “Bức
tranh của khanh đẹp, nhưng nó làm ta buồn ngủ”.
Kế
đó, hoạ sĩ thứ hai đã trình bày công trình của
mình. Nó cho thấy một thác nước chảy ầm ầm.
Lối vẽ hiện thực làm cho người ta như
nghe thấy tiếng gầm của nước khi va vào các
tảng đá ở bên dưới hàng trăm thước.
“Nhưng
đây không phải là một cảnh bình an như trẫm
đã ra lệnh”, nhà vua tức giận nói. Hoạ sĩ
không đáp lại nhưng xin nhà vua tiếp tục xem. Rồi
nhà vua nhận ra một chi tiết mà trước đó ngài
không để ý: ở giữa các tảng đá bên dưới
thác nước, có một bụi cây mọc lên với một
tổ chim trên cành. Khi nhìn kỹ, nhà vua thấy có một con
chim trong tổ: một con se sẻ đang ấp trứng,
đôi mắt lim dim. Nó đang chờ các con nó được
sinh ra, một hình ảnh bình an hoàn hảo.
Nhà vua rất
thích thú khi nhìn vào điều đó. Quay lại người
hoạ sĩ thứ hai, ngài nói: “Trẫm rất thích bức
tranh khanh đã chuyển tải một điều rất
quan trọng về bình an, đó là có thể sống trong
bình an cả khi ở giữa cảnh ồn ào hỗn loạn
của đời sống”.
Đức Giêsu đã nói về sự
bình an trong suốt bữa Tiệc Ly. Người nói với
các tông đồ: “Thầy để lại bình an cho anh em,
Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh
em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng
xao xuyến cũng đừng sợ hãi”.
Quả là một thời điểm lạ
lùng để nói về sự bình an vì mọi sự
đang rối loạn ở xung quanh Người. Làm thế
nào mà lúc đó Người có thể nói về sự bình an?
Bởi lẽ bình an là hiệp thông với Thiên Chúa. Và Đức
Giêsu đã ở trong sự hiệp thông trọn vẹn với
Thiên Chúa. Vì thế, Người có thể nói về sự
bình an cả khi các kẻ thù đang siết chặt vòng vây
xung quanh Người và cái chết đang ở một góc tối
nào đó.
Bình
an không giống như sự yên tĩnh. Yên tĩnh thuộc
về ngoại giới. Bình an chủ yếu thuộc về
nội giới. Bình an là một tình trạng của sự
tĩnh lặng nội tâm và chỉ rõ những mối quan hệ
đúng đắn với Thiên Chúa và với những người
khác. Một thành phần chủ yếu của bình an là sự
chính trực. Vì thế đối với kẻ xấu,
không có sự bình an.
Bình
an là kết quả của việc người ta tín thác vào
Thiên Chúa và khi ước muốn làm vui lòng Người là việc
quan trọng nhất trong đời sống của người
ấy. Đó là điều mà người ta có thể có cả
khi ở giữa sự xáo trộn, xung đột và những
vấn đề chưa giải quyết được.
Đức
Giêsu ban bình an của Người cho chúng ta: “Thầy để
lại bình an cho anh em”. Bình an mà Người ban cho chúng ta
không phải là thứ bình an để chúng ta trốn tránh
thực tại. Nó là một điều rất thâm sâu và
độc lập với những hoàn cảnh bên ngoài. Bình
an ấy vượt qua mọi sự hiểu biết, bình
an mà thế gian này không thể ban cho và không một ai có thể
lấy mất của chúng ta.
Suy Niệm
2. ĐỂ NGƯỜI RA ĐI
Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu
nói về sự ra đi của Người. Không bị bất
ngờ, các Tông đồ chìm sâu vào sự đau buồn
trước viễn cảnh mất Người. Họ
không muốn Người đi, họ muốn giữ
Người lại. Bạn không dễ dàng chấp nhận
Người mà bạn yêu thương ra đi. Ngay cả một
đồ vật hoặc một con thú cưng của bạn
cũng thế.
Một
ngày nọ, một cậu trai trẻ thấy một con chim
nhỏ run lẩy bẩy nằm dài trên mặt đất,
bên dưới một cái tổ. Cảm thấy xót xa trong
lòng vì chim, cậu đem chim và nhà và đặt gần lò
sưởi, ở đó chim từ từ hồi sinh. Tuy
nhiên, thay vì trả chim về tổ, cậu làm một cái lồng
cho chim. Trong lồng, cậu cho chim nhiều thức ăn,
nước uống và hơi ấm.
Chim nhỏ
mau lớn và bắt đầu bay quanh lồng. Kế
đó, nó bắt đầu hót. Cậu trai run lên vì sung
sướng. Nhưng một ngày kia nó bắt đầu
đập cánh vào cạnh lồng. Cậu liền hỏi
ông cậu điều đó có nghĩa gì.
ông cậu
đáp: “Nó không hạnh phúc”, .
cậu
trai hỏi: “Cháu không hiểu”, “Nó không có mọi thứ nó cần
trong lồng hay sao?”.
-
“Mọi thứ ngoại trừ
một điều mà chim nào cũng mong ước?”.
-
“Điều đó là điều
gì?”
ông cậu đáp: “Tự do”. “Ông muốn
nói là cháu phải cho nó tự do, nó muốn rời bỏ
cháu”. “Nó chỉ muốn được tự do, vì thế
nó mới có thể giống như những con chim khác”.
Cậu khẩn khoản.: “Nhưng làm sao
cháu có thể để nó đi?”
“Nó không biết gì về những nguy hiểm đang
chờ nó trong thế gian. Nó có thể bị giết chết
hoặc chết đói”. “Đó là một sự liều
lĩnh mà cháu phải có”. “Nhưng cháu yêu nó nhiều
đến nỗi cháu không thể để nó đi”.
-
“Nếu cháu thật sự yêu
nó, cháu phải để nó đi”.
Cậu bé
trở nên thinh lặng. Nó nhìn con chim và con chim vẫn tiếp
tục vỗ cánh vào lồng. Và với mỗi cái đập
cánh, nó dường như muốn nói: “Trả tự do cho
tôi! Trả tự do cho tôi!”. Không thể chịu nổi nữa,
cậu quyết định để chim đi.
Khi nó bay
ra ngoài cửa số, nó mang theo nó một mảnh hồn của
cậu. Cậu nhìn theo qua cửa sốt mở rộng một
lúc lâu. Rồi thình lình, cậu nghe tiếng chim hót ở một
cây gần đó. Tiếng hót này dường như vui
tươi và ngọt ngào hơn trước đây. Và
đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng, cậu cảm
thấy tự do: hạnh phúc và bình an.
Các tông đồ không muốn để
Đức Giêsu ra đi. Nhưng khi làm thế, họ không
nghĩ đến Người mà nghĩ đến họ.
Người đã nói với họ như thế. Người
nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã
vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha bởi vì Chúa
Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28). Đối với
Đức Giêsu, trở về với Chúa Cha là mục
đích của đời sống Người. Cố giữ
Người ở lại là tỏ ra không yêu mến Người.
Tình yêu chiếm hữu rất thường
gặp. Một số cha mẹ có tinh thần chiếm hữu
rất mạnh trong tình yêu đối với con cái họ.
Đã ban cho con cái họ đời sống, họ từ
khước để cho chúng sống đời sống ấy
theo cách của chúng. Sự việc tương tự
cũng xảy ra trong một số cuộc hôn nhân. Người
ta không sẵn lòng để cho người phối ngẫu
có đời sống riêng của họ.
Tình yêu chiếm hữu gây ra nhiều
đau khổ và thiệt hại. Mặt khác tình yêu không chiếm
hữu làm nên điều kỳ diệu cho cả đôi
bên.
Sự trưởng thành, tiến bộ,
thay đổi đòi hỏi một sự để cho
đi, một sự buông bỏ điều gì đó mà chúng
ta đang có và coi là thân thiết. Nhưng sự buông bỏ ấy
là để đạt được một điều
mới mẻ và tốt đẹp hơn.
Khi rời xa các Tông đồ, Đức
Giêsu xác nhận rằng Người không bỏ rơi họ.
Người nói với họ: “Thầy ra đi thì có lợi
cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng
Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng
nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy
đến với anh em” (Ga 16,7). Và Người làm đúng
như lời Người đã nói. Khi chúng ta sẵn lòng
để Người khác ra đi, người ấy có thể
rời xa chúng ta mà không làm cho chúng ta cảm thấy bị bỏ
rơi. Và chúng ta cởi mở lòng mình để đón nhận
một điều mới mẻ mà nếu không ra đi
người ấy sẽ không đem lại cho chúng ta.
CÂU CHUYỆN
KHÁC
Một số
người thường hay tức giận trong lòng và kết
quả là họ thiếu sự bình an trong trí óc và sự
thanh thản trong linh hồn. Nhưng có những người
khác có được sự bình an nội tâm và họ làm cho
đời sống của họ khác hẳn.
Hai người
láng giềng, James và John cày đất trên hai cánh đồng
sát liền nhau. Mặt trời chói chang trên họ và trên mặt
đất cứng, nhiều đá sỏi. James có tính khí hắc
ám. Ông quất roi da vào lưng con ngựa. Tuy nhiên, sự
đánh đập ấy càng làm cho con ngựa thêm
ương ngạnh và không chịu hợp tác với chủ
của nó. James tin chắc rằng lúa mì của người
láng giềng sẽ mọc cao hơn của ông. Và cứ mỗi
lần ông nhìn qua người láng giềng, ông có cảm
tưởng rằng ông này đang cười nhạo ông.
Trái lại,
John có tính khí trầm tĩnh. Ông im lặng làm việc và làm
tốt, mặc dù cực nhọc và đau đớn. Thỉnh
thoảng, ông dừng lại cho ngựa được nghỉ
ngơi. Ông nhìn qua người láng giềng và thầy rằng
ông này ở tình trạng rất dao động, ông muốn
giúp đỡ người láng giềng, nhưng ông biết
rằng khi ông tất bật như thế thì tốt
hơn nên để ông ta làm một mình.
Sự
khác nhau giữa hai người láng giềng không do những
điều kiện bên ngoài của đời sống họ
mà do tình trạng bên trong của tâm trí họ. Chúng ta nhìn thế
giới và người khác, không được như bản
chất của họ nhưng theo bản chất của
chúng ta: suy bụng ta ra bụng người. John vui sống
với sự bình an và thanh thản nội tâm. Còn James sống
trong tình trạng rối loạn nội tâm. Không có trở
ngại nào lớn hơn trong mối quan hệ tốt
đẹp với người khác bằng việc mình khó
chịu với chính mình.
Đức Giêsu đến để
mang lại cho chúng ta sự sống và giải phóng chúng ta khỏi
chính mình. Người trấn an những nỗi sợ hãi của
chúng ta, và chữa lành những lo âu cùng thù hận của
chúng ta, nhờ thế Người làm chúng ta có thể nhìn
thế giới với một tấm lòng bình thản và một
tâm hồn rộng mở.
|