Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 4-2013
|
Tình thương
Tất cả chúng ta đều biết:
Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ vào chiều
ngày thứ năm Tuần Thánh, quen gọi là bữa tiệc
ly, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều điều
quí giá. Những lời này được coi là những lời
trăn trối đầy thân tình. Đây là những lời tâm huyết rất chân thật
và cũng là những chỉ thị cuối cùng của Ngài.
Chúa nhắc đi nhắc lại với các môn đệ:
Ngài yêu thương họ lắm, Ngài yêu thương họ
vô cùng, và Ngài bảo họ: “Thầy ban cho anh em một
điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em”. Tại sao Chúa
Giêsu lại gọi “yêu thương nhau” là điều
răn mới? Mới ở chỗ nào và mới
như thế nào?
Tình yêu thương thì xưa như trái
đất. Tại sao
Chúa Giêsu lại gọi đây là điều răn mới?
Đúng thế, khi bắt đầu có con người là có
tình yêu thương, và cũng từ đó bắt đầu
có lời dạy: hãy yêu thương nhau. Kinh
thánh Cựu ước cũng dạy yêu người,
nhưng tình yêu đó còn giới hạn và chưa loại bỏ
được hết những động lực vị kỷ.
Chúa Giêsu đến để hoàn tất Cựu
ước. Ngài đưa ra những
đòi hỏi mới về tình yêu thương, và
đưa tình yêu thương đó lên tột đỉnh
mà không ai trong loài người dám nghĩ tới. Chúa
Giêsu tuyên bố đây là điều răn mới, trước
hết, vì là điều răn của
giao ước mới, giao ước được ký kết
bằng máu của Ngài để chứng tỏ tình yêu của
Ngài đối với Thiên Chúa và tình yêu của Ngài đối
với con người. Và Chúa còn đưa ra một lý do mới
nữa, đó là tiêu chuẩn hay kiểu mẫu yêu
thương. Cựu ước dạy: “Hãy yêu thương
đồng loại như chính mình”, nghĩa là lấy bản
thân mỗi người làm tiêu chuẩn: tôi yêu tôi thế nào
thì tôi cũng hãy yêu người khác như vậy. Tình yêu đó còn giới hạn và chưa loại bỏ
được hết những động lực vị kỷ.
Còn Chúa Giêsu dạy: phải yêu thương nhau như chình
Ngài đã yêu thương chúng ta. Cách Ngài yêu
thương vượt hẳn tiêu chuẩn của Cựu
ước, Ngài yêu thương chúng ta hơn chính Ngài. Như vậy, tiêu chuẩn và kiểu mẫu cho
chúng ta yêu thương nhau, chính là tình yêu thương của
Ngài đối với chúng ta, và tình yêu thương của
Ngài là động lực thúc đẩy chúng ta yêu
thương nhau. “Yêu thương như Chúa Giêsu đã
yêu” nghĩa là: nếu Chúa đã hiến mạng sống
mình vì ta, thì ta cũng phải hiến mạng sống mình
vì anh em. Nếu Chúa vốn là Thiên Chúa nhưng
đã không dành cho mình chức trọng quyền cao mà đã
hiến thân làm người để phục vụ loài
người, thì họ cũng phải biết quên mình phục
vụ nhau. Nếu Chúa là Thầy và là Chúa
mà còn cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, thì đến
lượt các ông cũng phải rửa chân cho nhau. Nói cách khác, Chúa Giêsu Đấng mà các môn đệ
đã nhận ra là Chúa sau Phục sinh phải là khuôn mẫu
cho cuộc sống của họ. Họ
phải sống như Ngài đã sống, phải yêu
thương như Ngài đã yêu thương. Ngài là qui luật hành động của người
môn đệ. Vì vậy, “yêu như Chúa
đã yêu” còn có nghĩa là yêu vì đã được Chúa yêu.
Thực vậy, Chúa Giêsu chính là hiện
thân tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Trọn cuộc đời
Ngài, từ khi làm người cho đến khi chết trên
thập giá, là yêu thương. Nếu
Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, thì chúng
ta cũng phải yêu thương nhau. Người môn
đệ sẽ nối bước theo
Thầy trên chính con đường Thầy đã đi và vạch
ra cho họ thấy. Khi Chúa Giêsu còn sống
trên trần thế thì không cần có dấu chỉ mới
nhận ra được ai là môn đệ của Ngài.
Chỉ cần thấy họ nghe và đi theo
Ngài là đủ. Nhưng khi Chúa Giêsu không còn hiện
diện hữu hình giữa họ nữa, thì làm thế nào
mà những người không tin có thể nhận ra họ
là người môn đệ của Chúa? Theo
thánh Gioan, chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất, đó là
lối sống được xây dựng trên tình yêu huynh
đệ, một tình yêu thực sự bằng việc làm
chứ không phải nơi đầu môi chót lưỡi.
Một cộng đoàn Kitô hữu nếu muốn
được nhận ra là một cộng đoàn của
Chúa, thì phải chứng minh bằng đời sống thấm
nhuần tình yêu thương nhau. Không có một
dấu chỉ nào khác có thể thay thế dấu chỉ ấy,
dầu là nghi lễ, lề luật hay những biểu thức
đức tin. Nhìn vào dòng lịch sử,
chúng ta thấy yêu thương nhau vẫn là một nét tiêu
biểu của các tín hữu buổi sơ khai. Sách
Công Vụ Tông đồ cho thấy: họ coi mọi sự
như là của chung. Họ đồng
tâm nhất trí chuyên cần lui tới đền thờ cầu
nguyện và bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của ăn nuôi thân. Ông Tetulianô đã ghi nhận về
cộng đoàn các Kitô hữu thời sơ khai như sau:
“Dân chúng nhìn họ, tức các Kitô hữu, và nói về họ
rằng: “Hãy xem họ yêu thương nhau biết bao và sẵn
sàng hiến mạng cho nhau chừng nào”. Những
người ở ngoài gọi họ là Kitô hữu, nhưng
họ vẫn gọi nhau là anh em”. Đó
là cộng đoàn Kitô hữu sơ khai ở Giêrusalem.
Gần chúng ta hơn, ở Việt Nam, cha Gaspar d’Amaral đã ghi nhận về
cộng đoàn tín hữu đầu tiên ở Thăng Long,
Việt Nam chúng ta sau năm năm truyền giáo
đầu tiên như sau: “Giáo hữu ở đây có chừng
hơn một ngàn. Họ yêu thương nhau đến nỗi
những người ngoại ở chung
quanh, vì không biết gọi tên đạo mới là gì, nên
căn cứ vào cách sống của họ mà gọi họ
là “Những người theo đạo yêu nhau”. Là con cháu của
thế hệ Kitô hữu theo đạo
yêu nhau ấy, chúng ta hãy tự hỏi: những người
chung quanh hôm nay nhìn vào cách sống của chúng ta họ có nhận
ra chúng ta là những người theo “đạo yêu nhau”
không? Thiết tưởng không có gì phản chứng
hơn trước mặt mọi người, khi các Kitô hữu
bất hoà, chia rẽ nhau, thậm chí bài xích
và loại trừ nhau. Rất có thể
người ta thấy chúng ta chuyên cần nghe giảng,
siêng năng đi lễ và cầu nguyện, nhưng lại
không có sự hiệp thông huynh đệ, đồng tâm nhất
trí với nhau. Điều đó đã và
đang xảy ra nơi mỗi người chúng ta, gia
đình chúng ta và cộng đoàn chúng ta chăng? Thiên Chúa là tình yêu, đạo Thiên Chúa đạo là
tình yêu. Chúng ta hôm nay cũng phải tiếp
tục làm chứng cho mọi người thấy đạo
Thiên Chúa là đạo yêu nhau. Trong những
năm gần đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
cũng thường đề cập đến một nền
văn minh tình thương. Thực vậy, con người
chỉ được coi là văn minh khi biết bước
ra khỏi sự man rợ của thú tính, khi biết sống
yêu thương và nhìn nhận kẻ khác cũng là người
như mình, bất chấp những khác biệt về chủng
tộc, màu da, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Xây dựng một nền văn minh dựa trên
tình thương đó là bổn phận cấp bách của
người kitô hữu hôm nay. Và đó cũng là ý muốn
của Chúa Giêsu khi Ngài nói với chúng ta: “Thầy ban cho các
con một điều răn mới, là các con hãy yêu
thương nhau”.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|