MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Yêu Thương Nhau (tđcv 14, 20b-26; Kh 21, 1-5a; Ga 13, 31-33a. 34-35).
Thứ Tư, Ngày 24 tháng 4-2013
YÊU THƯƠNG NHAU

(Tđcv 14, 20b-26; Kh 21, 1-5a; Ga 13, 31-33a. 34-35).

 

Truyện kể: Một vị Giám Mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Ngài hỏi: Bằng dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công Giáo? Không có tiếng trả lời. Rõ ràng, không có ai ngờ một câu hỏi như thế. Vị Giám Mục lập lại câu hỏi. Và ngài lập lại thêm một lần nữa, lần này ngài làm dấu thánh giá có ý nhắc nhớ cho các người dự tòng một câu trả lời chính xác. Bất chợt một ứng viên trả lời: Đó là tình yêu. Vị Giám mục rất ngạc nhiên! Khi ngài sắp mở miệng nói “Sai”, ngài bỗng kịp thời ngậm miệng lại. Thánh giá biểu lộ tình yêu. Dấu chỉ của tình yêu là thánh giá. Đạo Công Giáo là đạo của bác ái yêu thương.

 

Yêu thương nhau như Thầy yêu. Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa đã sai chính Con Một yêu dấu xuống thế để cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu Thiên Chúa một cách cụ thể trong đời sống. Tình yêu của Chúa trải rộng trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Ngài đã dùng mọi cách gần gũi nhất để tỏ lòng yêu thương. Chúa sinh ra nơi máng cỏ nghèo hèn, chịu chung số phận với những người kiều cư khách lạ, sinh sống nơi làng quê nghèo và hoạt động cách bình dị âm thầm. Chúa Giêsu hòa chung những sinh hoạt hằng ngày với mọi người, đến nỗi người đồng hương chẳng nhận ra Chúa là ai. Họ nghĩ Chúa chỉ là con bác thợ mộc Giuse và mẹ là bà Maria. Thiên Chúa ẩn mình một cách thật khiêm hạ.

 

Chúa Giêsu đã kiên nhẫn đợi chờ trong thời gian và không gian để thi hành sứ mệnh. Ngài đã hoàn tất mọi lời tiên tri loan báo về Ngài. Chúa đã chịu mọi khổ nhục và chịu chết treo trên cây thánh giá. Chúa đã sống lại. Mọi uy quyền trên trời dưới đất được trao ban trong tay Ngài. Mọi tư tưởng, lời nói, hành động của Chúa Giêsu là lời nói hành động của Thiên Chúa làm Người. Lời của Ngài là Tin Mừng cứu độ. Trước khi rời khỏi thế gian, Chúa Giêsu đã ưu ái ban truyền cho các tông đồ: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13, 34). Yêu thương nhau như Thầy yêu chúng con. Một điều răn căn cốt tóm gọm lời dạy của Chúa.

 

Chúa yêu thương trong mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành động. Những cử chỉ thân thương đối với người nghèo, kẻ bệnh tật, người phung cùi, khuyết tật, kẻ câm điếc, đui mù, quỉ ám và người đau khổ. Những bài giảng nói về đức yêu thương, yêu Chúa yêu người. Yêu thương anh chị em và yêu cả kẻ thù. Lời giảng của Chúa được cụ thể hóa qua các hành động Chúa đã thực hiện. Chúa đã tỏ lòng xót thương người tội lỗi lầm lạc và tha thứ cho những kẻ đã chống đối, nhạo cười và phản bội giết Chúa. Chúa đã chấp nhận mọi xỉ vả nhục nhã chỉ vì yêu. Kìa người ta khạc nhổ vào mặt Chúa. Chúng ta có thể chấp nhận một hành động bị khinh bỉ như thế không? Có khi nào chúng ta bị người ta khạc nhổ vào mặt chưa? Thật gớm!

 

Chúa Giêsu đã hiến dâng tất cả chỉ vì yêu. Chúa yêu chúng ta vô điều kiện. Chúa yêu chúng ta trước. Chúa mời gọi chúng ta học theo Chúa. Chỉ qua tình yêu, mọi người nhận biết chúng ta là Kitô hữu: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."(Ga 13, 35). Chúng ta hãy tập sống yêu thương từ trong nôi ấm của gia đình trước. Khi hạt giống tình yêu nẩy mầm trong tâm, hoa trái tình yêu sẽ tỏa lan hương thơm ra những người chung quanh. Tất cả hoa trái yêu thương của ngày mai đều ẩn tàng trong những hạt giống tốt được gieo ngày hôm nay. Khi gieo trồng tình yêu thì sớm muộn gì cũng sẽ trổ sinh hoa trái yêu thương. Trong cuộc sống giao tế hằng ngày với tha nhân, chúng ta sẽ hái những gì chúng ta đã gieo. Như một đóa hoa tươi đẹp dần bị héo úa nhưng luôn để lại những hạt giống tốt trên mặt đất.

 

Nếu trái tim bị khô cằn và đóng khung, chúng ta khó có thể mở cửa đón nhận và cho đi tình yêu. Hạt giống tình yêu phải được vun tưới, chăm bón và tạo cơ hội để triển nở. Khi tình yêu được hòa trộn trong việc làm thì tình yêu sẽ thăng hoa. Và chính chúng ta là người đầu tiên được hưởng nếm hạnh phúc của tình yêu. Chúng ta biết rằng hạnh phúc nhất của cuộc sống này là tin chắc rằng chúng ta đang được yêu thương. Chúa yêu, cha mẹ yêu, vợ chồng yêu, con cái yêu, anh chị em và bằng hữu yêu. Chúng ta vui hưởng hạnh phúc ngay trên đường đi, chứ không phải tìm hạnh phúc ở cuối đường. Thực hành giới răn yêu thương là cốt lõi đưa dẫn chúng ta đến tình yêu và hạnh phúc thật. 

 

Các Tông đồ với trái tim yêu thương đầy nhiệt huyết đã bước vào đời. Các ngài rao truyền tình yêu thập giá và tình yêu hiến dâng của Chúa Kitô. Các ngài gắn bó mật thiết với Chúa và với nhau để củng cố niềm tin yêu. Sách Tông Đồ Công Vụ tiếp tục ghi lại sứ vụ của các Tông đồ: Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa."(Tđcv 14, 22). Để được chung hưởng hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Thánh giá là biểu tượng của tình yêu và thánh giá cũng là biểu tượng của sự hy sinh. Tình yêu không có hy sinh là tình yêu giả dối. Hy sinh mà không có tình yêu là hy sinh thừa thãi. Tình yêu và hy sinh như đồng tiền hai mặt luôn gắn kết với nhau trọn vẹn.

 

Bước đầu, cơ cấu tổ chức đời sống của các Kitô hữu đã được hình thành nơi các cộng đoàn. Là một tổ chức tâm linh, các tông đồ nêu gương ăn chay cầu nguyện và phó thác niềm tin vào Chúa Phục Sinh. Cậy trông vào ơn thiêng để kiên trì sống đạo, giữ đạo và hành đạo. Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin (Tđcv 14, 23). Các thành viên của các cộng đồng nhỏ đã liên kết với nhau trong yêu thương và chia sẻ đời sống bác ái nâng đỡ và phụ giúp nhau sống niềm tin. Giáo Hội của Chúa đã hình thành qua dấu chỉ của sự yêu thương.

 

Cuộc lữ hành của Giáo Hội trần thế sẽ dẫn dắt mọi người đến Nước Trời, thành thánh Giêrusalem mới. Thánh Gioan khai mở hình ảnh về sự viên mãn: Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa (Kh 21, 1). Vũ trụ này sẽ qua đi. Chúng ta hiện hữu trong thời gian và không gian. Chúng ta khó có thể tưởng tượng sự thay đổi một trời mới và đất mới thế nào. Kinh nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta biết, mọi sự trong vũ trụ đều đang thay đổi. Sự thay đổi rất tiệm tiến về sinh thái. Hằng năm, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi ngay trước mắt. Chính chúng ta cũng đang thay đổi cả nội tâm đến ngoại hình. Sự thay đổi làm cho chúng ta nhận biết rằng cuộc sống là vô thường. Chúng ta đừng bám víu vào những giá trị mau qua chóng hết nhưng hướng đến một kết cục hằng hữu đời đời. Đó là Thiên Chúa của tình yêu.

 

Thiên Chúa bao dung và nhân ái. Thiên Chúa chậm bất bình và đầy ân sủng. Chúng ta đặt niềm tin yêu vào Thiên Chúa, Ngài sẽ giải thoát chúng ta: Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất."(Kh 21, 4). Đây là niềm hy vọng tuyết đối cho những ai đặt niềm tin nơi Chúa. Hạnh phúc tuyệt vời là chúng ta đang được Thiên Chúa yêu thương. Sống từng giây hạnh phúc, cuộc đời chúng ta sẽ no hưởng hạnh phúc. Khi yêu thương thật lòng, chúng ta sẽ cảm nghiệm được hạnh phúc ngay trong tầm tay.

 

Lạy Chúa, Chúa là suối nguồn tình yêu, xin tràn đổ tình yêu trong tâm hồn để chúng con được no thỏa. Xin cho chúng con biết đón nhận và cho đi tình yêu như dòng suối mãi tuôn chảy.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.

Bronx, New York

******************************

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Điều Răn Mới (2) (4/26/2013)
Điều Răn Mới (trích Trong ‘manna’) (4/26/2013)
Điều Mà Yêu Thương Làm Được (trích Trong ‘phụng Vụ Chúa Nhật Và Lễ Trọng’) (4/25/2013)
Ai Yêu Thương Đều Là Kitô Hữu (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (4/25/2013)
Ai Là Gương Mẫu Của Chúng Ta? - Achille Degeest (trích Trong ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’) (4/25/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Thiên Chúa Ở Với Tôi ... Tôi Đẩy Chúa Lên Mây… (4/24/2013)
Tin/Bài khác
Vị Chủ Chăn Nhân Lành – R. Veritas (4/23/2013)
Tôi Là… Chú Giải Của Noel Quesson (4/23/2013)
Theo Chúa (4/23/2013)
Ngải Cứu Và Ơn Gọi (4/22/2013)
Tận Hiến Cho Đàn Chiên. (4/22/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768