MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Các Vấn Đề Chính Của Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo
Thứ Ba, Ngày 23 tháng 4-2013

Các vấn đề chính của Giáo huấn Xã hội Công giáo

1. Nhân phẩm của con người

Tin có nhân phẩm cố hữu của con người là nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG). Đời sống con người có tính chất thánh thiêng, và nhân phẩm con người là khởi điểm để có tầm nhìn luân lý đối với xã hội. Quy luật này là nền tảng trong ý tưởng cho rằng con người được tạo đựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Con người phản ánh rõ nét Thiên Chúa ở trong chúng ta.

2. Sự thiện chung và cộng đồng

Con người vừa có tính thánh thiêng vừa có tính xã hội. Chúng ta nhận biết nhân phẩm và quyền lợi của mình khi quan hệ với người khác, trong cộng đồng. Con người phát triển và đạt được sự mãn nguyện trong cộng đồng. Nhân phẩm chỉ có thể được nhận ra và được bảo vệ trong những mối quan hệ với xã hội rộng lớn hơn. Cách chúng ta tổ chức xã hội – về kinh tế và chính trị, về luật và chính sách – trực tiếp ảnh hưởng nhân phẩm và khả năng phát triển của con người trong cộng đồng. Trách nhiệm “yêu thương người lân cận” có chiều kích cá nhân, nhưng cũng đòi hỏi sự cam kết của xã hội nhiều hơn. Mọi người đều có trách nhiệm đóng góp vào sự thiện chung của toàn xã hội.

3. Sự chọn lựa dành cho người nghèo

Trắc nghiệm xã hội về luân lý là cách nó đối xử với các thành viên dễ bị tổn thương nhất. Người nghèo có nhu cầu khẩn cấp về luân lý đối với lương tâm của một quốc gia. Chúng ta được mời gọi nhìn vào các quyết định theo chính sách công cộng mà có thể ảnh hưởng người nghèo. “Sự chọn lựa dành cho người nghèo” không là một khẩu hiệu thù địch khiến người ta, các nhóm hoặc các giai cấp đối nghịch lẫn nhau. Nên nói rằng sự tước đoạt và sự bất lực của người nghèo làm tổn thương cả cộng đồng. Sự chọn lựa dành cho người nghèo là một phần chính yếu của xã hội nỗ lực đạt được sự thiện chung. Một cộng đồng lành mạnh chỉ có thể đạt được nếu các thành viên đặc biệt chú ý tới những người có nhu cầu đặc biệt, chú ý tới người nghèo và những người cùng đinh của xã hội.

4. Quyền lợi và trách nhiệm

Nhân phẩm có thể được bảo vệ và cộng đồng lành mạnh có thể có được chỉ khi nào nhân quyền được bảo vệ và thỏa mãn các trách nhiệm. Mọi người đều có quyền cơ bản là QUYỀN SỐNG và quyền có những thứ cần thiết sống xứng đáng làm người – bắt đầu bằng lương thực, quần áo và chỗ ở, việc làm, y tế, và giáo dục. Tương ứng với các quyền này là trách nhiệm và bổn phận – với tha nhân, với gia đình, và với xã hội rộng lớn.

5. Vai trò quản lý và bổ sung

Quốc gia có chức năng luân lý tích cực. Đó là khí cụ thúc đẩy nhân phẩm, bảo vệ nhân quyền, và xây dựng sự thiện chung. Mọi người có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các tổ chức chính trị để chính phủ có thể đạt được các mục đích chính đáng. Quy luật bổ trợ hiểu rằng các chức năng của chính phủ nên được thực hiện ở mức thấp nhất có thể, với điều kiện là họ có thể thực hiện tương xứng. Khi các nhu cầu về vấn đề này không thể thỏa mãn một cách tương xứng, thì không chỉ cần thiết mà còn cấp bách phải can thiệp.

6. Công bằng kinh tế

Kinh tế phải phục vụ con người, chứ không theo cách nào khác. Tất cả các công nhân phải có quyền đối với việc sản xuất, có lương tương xứng, và có điều kiện an toàn lao động. Họ cũng có quyền căn bản là tổ chức và gia nhập các nghiệp đoàn. Người ta có quyền chủ động kinh tế và quyền sở hữu tài sản, nhưng các quyền này có giới hạn. Không ai được phép đầu cơ tích trữ khi người khác thiếu những thứ căn bản để sống.

GHXHCG đối lập với các vấn đề kinh tế tập thể và thống kê, đồng thời cũng loại bỏ quan niệm cho rằng thị trường tự do tự động sản sinh công lý. Chẳng hạn, công lý phân phối không thể đạt được bằng cách hoàn toàn lệ thuộc vào sức ép của thị trường tự do. Thị trường cạnh tranh và tự do là các yếu tố hữu ích của hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, thị trường phải có giới hạn, vì có nhiều nhu cầu và hàng hóa không thể được thỏa mãn bởi hệ thống thị trường. Nhiệm vụ của nhà nước và của cả xã hội là can thiệp và bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu này.

7. Quản lý các thụ tạo của Thiên Chúa

Những điều tốt của thế gian là tặng phẩm của Thiên Chúa và do Ngài sáng tạo vì lợi ích cho mọi người. Có sự “thế chấp xã hội” (social mortgage) hướng dẫn chúng ta sử dụng hàng hóa trên thế giới, và chúng ta có trách nhiệm chăm sóc các hàng hóa này như những quản gia và người được ủy thác, không chỉ như người tiêu dùng và người sử dụng. Cách chúng ta đối xử với môi trường là cách thể hiện mức độ của quản gia, là dấu hiệu tôn kính dành cho Tạo Hóa.

8. Thúc đẩy hòa bình và giải trừ quân bị

GHXHCG thúc đẩy hòa bình tích cực và định hướng hành động. Chân phước GH Gioan Phaolô II nói: “Hòa bình không chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình còn liên quan sự tôn trọng lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau giữa những con người và các quốc gia, đồng thời cũng liên quan sự hợp tác và các thỏa hiệp ràng buộc nhau”. Có mối liên quan mật thiết trong GHXHCG giữa hòa bình và công lý. Hòa bình là kết quả của công lý và tùy vào trật tự quyền giữa con người.

9. Tham gia

Mọi người đều có quyền tham gia hoạt động kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội. Đó là nhu cầu căn bản của công lý và là điều kiện tất yếu đối với nhân phẩm mà mọi người được bảo đảm mức tối thiểu của sự tham gia trong cộng đồng. Là sai đối với một người hoặc một nhóm bị đối xử bất công hoặc không được tham gia trong xã hội.

10. Đoàn kết toàn cầu và phát triển

Chúng ta là MỘT gia đình nhân loại. Trách nhiệm đối với nhau mà không phân biệt sự khác biệt về quốc gia, chủng tộc, kinh tế và ý thức hệ. Chúng ta được mời gọi hành động vì công lý ở khắp thế giới. Sự phát triển xác thực phải là sự phát triển con người toàn diện. Phải phát triển và thúc đẩy các quyền riêng tư, xã hội, kinh tế, và chính trị, kể cả quyền quốc gia và quyền con người. Ngoài ra còn phải tránh cực đoan về sự kém phát triển, sự “siêu” phát triển. Tích lũy của cải vật chất và các nguồn kỹ thuật sẽ không thỏa mãn và làm giảm giá trị nếu không có sự tôn trọng đối với các chiều kích văn hóa, luân lý và tâm linh của con người.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ osjspm.org)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Dự Án Mới Cho 2.000 Trẻ Em (4/25/2013)
Viên Đá Trong Bàn Tay (4/24/2013)
Cuộc Chiến Đấu Chống Hôn Nhân Đồng Phái Tại Pháp (4/24/2013)
Thiên Chúa ''ghen Tuông'' Bởi Vì Ngài Là ''đấng Sáng Thế: Le Créateur!'' (4/24/2013)
Ấn Độ – Báo Động Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em (4/24/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Đức Thánh Cha Mừng Lễ Thánh Giorgio Bổn Mạng (4/23/2013)
Đức Thánh Cha Phanxicô Phong Chức Linh Mục Cho 10 Thầy Phó Tế (4/23/2013)
Chân Dung Sư Tử Mác-cô (4/23/2013)
Tin/Bài khác
Điều Mới Lạ (4/22/2013)
Thư Gởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô (4/21/2013)
Chúa Kitô Phục Sinh Luôn Hướng Dẫn Nâng Đỡ Và Bầu Cử Cho Chúng Ta (4/19/2013)
Thử Tìm Hiểu Câu: ''ta Phạt Con Cháu Đến Ba, Bốn Đời Vì Tội Lỗi Của Cha Ông'' (4/19/2013)
“từ Giã, Hoàng Hôn Trong Mắt Em,” (4/17/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768