CHUYỆN CỔ TÍCH CÔ TẤM NGÀY NAY
Những gì tai được nghe,
mắt được thấy, và đặc biệt là cùng
đồng hành với những con người đau
khổ, khiến chúng tôi nghĩ rằng : Khổ đau
chính là cái nôi êm ái, lạ lùng mà
chính nhờ đó, con người đón nhận hồng ân
Thiên Chúa thông ban, lòng thương xót hải hà của Ngài
được bày tỏ cách rạng rỡ, huy hoàng
nhất !
·
và
người phụ nữ bình thường đang trỗi
dậy
Chị tên là Phương Vân,
hiện là một trong những thành viên của nhóm cầu
nguyện lòng thương xót Chúa, nhà chị thuộc giáo
xứ TĐ-Xã Đông Thạnh, Hóc Môn. Mọi sự ban
đầu với
chị vốn dĩ rất bình thường, không nói là may
mắn.
Chị ngoại đạo, và
được một người đàn ông có đạo
yêu thương, để hợp thức chuyện hôn nhân,
dĩ nhiên chị vào đạo.
Gia đình Phương Vân
tương đối ổn về kinh tế, chồng
lại tôn trọng yêu thương, mọi sự bình yên
tới mức Phương Vân gần như không thấy
Chúa hiện diện trong cuộc đời mình, việc
đi lễ như một thói quen của nề
nếp chứ chưa hẳn là yêu mến.
Cho tới khi Phương Vân có
thai cháu út, lúc này cơn lốc của thử thách và khổ
đau chờm tới cửa nhà. Cô bị hội chứng
thận hư mà không biết, khi biết thì muộn
rồi, vì cái thai, tuyệt đối không thể can
thiệp y khoa, cho tới khi chị sinh nở.
Tạ ơn Chúa, chữ “tạ
ơn” buột ra khỏi miệng khi đứa bé an toàn,
nhưng bản thân Phuong Vân đang đối diện
với vực thẳm.
Hư thận ấy là gắn
liền với thuốc, liên tục và liên tục,
đến bệnh viện thường hơn ở nhà,
những cơn kịch phát ngày mỗi dày thêm. Bác sỹ báo,
bệnh thành mãn tính, và chuyển sang suy thận là chắc
chắn. Suy thận là đời tàn, là gắn liền
với cái giường bệnh ngổn ngang ống và dây
để mà ... lọc máu.
Phương Vân xuống sức,
xuống tinh thần. Người chồng tốt tính là
điểm tựa cho chị. Anh đâu chị đó. Anh
tới sinh hoạt ở nhà thờ là chở chị theo,
đi cho quên đau, quên ngày, quên tháng - thời điểm
đó là cuối năm 2009.
Nhà thờ xứ có một sự
kiện: có một linh mục dòng về xứ giảng Lòng
Chúa xót thương, duy nhất mỗi tháng một
lần vào thứ sáu cuối tháng.
Phương Vân tới, thở
chẳng ra hơi, đông nghẹt người, gò bụng
chịu đau. Chị hòa cùng mọi người: “Lạy
Chúa Giêsu - con tín thác vào Chúa !”
Tan lễ, chị mệt
đứt hơi, bệnh trở nặng đùng đùng.
Chồng chị vội đem đi... cấp cứu !
Thương vợ anh an ủi :
“Hay thôi em đừng đi nữa...” Chị tỏ vẻ
không vui.
Anh lại lựa lời : “Hay em cứ
đi, nhưng ngồi yên một chỗ thôi, đừng
đọc, đừng hát nữa kẻo mệt!”
Thứ sáu cuối tháng lần
thứ hai, chị đi nữa. Chị bỗng cảm
thấy quên mọi sự đời : Điều duy
nhất chị cần thế này thôi : “Lạy chúa Giê su -
con tín thác vào Chúa” Bụng vẫn đau thắt, mồ hôi
vẫn túa ra - mặc, này đây “Lạy Chúa Giê su - con tín
thác vào Chúa !”
Chị đổ bệnh
nữa. Chồng chị lại vực chị về. Chị
không đi viện nữa, ở nhà nghỉ ngơi.
Bệnh viện ư ? Những dây lọc máu nhì nhằng,
rồi cũng chết thôi ! Suy thận ai mà chẳng
chết !
“Không nghĩ nữa, không nghĩ
ngợi suy tính gì nữa.” Chị tự nói với bản
thân : “Lạy chúa Giê su - con tín thác vào Chúa !”
Thứ sáu cuối tháng thứ ba,
chị lại đi nữa.
Chị đã quên, quên tất
cả, nỗi sầu muộn, cơn đau vật vờ,
nỗi lo: Con còn nhỏ, mình chết thì tai họa. Chị
hát hay la gào lên cùng đám đông say mê : Mình về bên nhau,
mình vỗ vai nhau, mình vuốt tóc nhau, ấy là thương
nhau ... Chị thú nhận, người mục tử
đang giảng đó hình như chứa trong mình nội
lực lớn lao, từng Lời Chúa qua miệng của
ngài, đánh thẳng vào cân não chị.
Tan lễ, chồng chị
hớt hải lo lắng, song chị hoàn toàn bình an. Không
đưa vợ nhập viện, nhưng anh chồng
vẫn kỹ càng, dùng thuốc thử theo các bác sỹ
hướng dẫn trong khi điều trị tại nhà.
Lạ lùng, giấy thử cho một kết quả : máu
xanh rất mờ nhạt !
Thứ sáu cuối tháng, và thứ
sáu cuối tháng tiếp, chị lại đi lễ cầu
nguyện, khí thế, hùng hồn. Anh chồng vừa mừng,
vừa ... thắc thỏm lo âu.
Biển người đông
ngẹt cuốn chị đi,kệ mà. Chị buông mình theo
dòng thác người cuộn cuộn. Chị dừng
lại ngay sát cung thánh, nghe từng lời, nuốt từng
lời Chúa ban, thể xác tinh thần bừng bừng
niềm hoan hỉ !
- “Hay mình đi bệnh viện kiểm tra
đi em ? “ chồng chị đề nghị.
Thì đi, đi để anh vui.
Anh đã tốt đã thương chị quá nhiều
rồi, với chị thì bệnh viện đã ở
đâu đó tít mù xa, và chị không muốn nhớ.
- Âm tính, hoàn toàn bình thường,
bác sỹ cũng ngạc nhiên. Chồng chị muốn phát
sốt vì sung sướng.
Còn Phương Vân hoàn toàn bình
lặng. Chị biết chắc là chị đã an toàn. Chị
đã phó thác tuyệt đối và Chúa đã thi ân. Ngài thi ân
và thương xót chị .
Từ đây, có một
Phương Vân khác đang trỗi dậy, vẫn rất
dịu dàng. Chị lặng lẽ đi "sưu tầm
", đi tìm, đi kiếm những con người
đau bệnh cô đơn, nâng đỡ họ,
đưa họ đến gần với Đấng vô
vàn xót thương và đầy quyền năng cứu
chữa họ.
Hành trang của chị giản
đơn: câu chuyện của chính mình, và sự sẻ chia
thiết thực vật chất cho những bệnh nhân mà
chị gặp.
Và đó chính là lý do đưa
đến câu chuyện thứ hai, về cô con gái nơi
xứ rừng núi Krongbuk, Đắc Lắc xa xôi luôn có
Đức Mẹ trong mình, do Phương Vân trong công
việc từ ái lặng lẽ của mình tìm gặp. Lượng
sức mình hạn hẹp, chị đã giới thiệu
tới tình nguyện viên cánh chim xanh hòng nối dài những
tấm lòng biết yêu thương và vinh danh Thiên Chúa
·
Trong Đau Khổ - Hồng Ân Chúa
Đến
Theo chân
chị Phương Vân, tình nguyện viên tìm đến một con hẻm
nhỏ, ở ấp Trung đông,
xã Thới tam thôn, Hóc môn.
Trong một góc vườn héo lánh
phía sau gian bếp của gia chủ, có căn phòng nhỏ,
trong đó tài sản duy nhất là một chiếc chõng tre,
một đứa trẻ.
Đang lúi húi tỷ tê trên tấm
lưng trần của người thanh niên nằm bất
động, đứa trẻ ngẩng lên, rạng rỡ
một khuôn mặt dịu dàng sở hữu đôi mắt
to tròn. Khuôn mặt vừa chớm nét trẻ con, vừa mang
vẻ đẹp của một cô gái vào độ tuổi
tròn trăng. Người thanh niên ngước lên nhìn chúng
tôi đôi mắt thất thần, cam chịu.
Cô gái nhỏ nhanh chóng thu dọn bông
băng, và một mớ áo quần, khéo léo lấy tấm
chăn cũ che phần nhạy cảm cho cậu trai
bớt ngại ngùng. Em ra mở tung ô
cửa, để lọt vào vài tia nắng yếu ớt cuối ngày.
Chúng là hai anh em ruột. Cậu anh mất sức sống, nằm liệt trên giường ở
tuổi 23. Cô gái trổ mã thì tròn 15 tuổi.
Trong ánh chiều cuối ngày sót
lại, chúng tôi quây quần bên nhau cùng chia sớt câu
chuyện đời người, và để lòng mình
mở ra thảnh thơi êm dịu khi biết về
một tấm lòng bao dung rộng lớn của một… trẻ thơ, mà thiết nghĩ cả
đời một người lớn u mê cũng phải
nghiêng mình cảm phục.
Ba năm trước.
Lưu văn Biện lúc đó 19 tuổi,
là con trai trưởng trong một gia đình có ba anh em ở mãi xã Krongbuk -
Huyện Krongpắc - tỉnh Daklak xa xôi, tuy
ở vùng núi sâu xa, song cha mẹ Biện cũng ráng
hướng con
cái đi học hành cho thoát nghèo thoát khổ. Biện tự hào là một sinh viên hiếm hoi
của bản làng, học trung cấp xây dựng,
đã hoàn thành
phần lý thuyết ở học đường, sắp bước vào những ngày thực tập đầu tiên do
nhà trường tổ chức.
Cô em gái út Lưu Thị Hồng
mới chỉ 12.
Sét đánh ngang đầu, bố
mẹ em sững sờ khi được báo tin : Biện
đã bị rơi từ lầu ba một căn nhà xây
dựng dở dang xuống mặt đường. Em được khênh vào bệnh viện
Đắc Lak.
Theo y học hiện đại,
thế là chấm hết ! Dù thần chết
không mang Biện đi, song cú rơi thẳng đứng
từ độ cao ba tầng lầu, khiến Biện
gẫy xương cổ, chảy máu ngầm bên trong, toàn
bộ tứ chi, và cả thân thể Biện hoàn toàn
mất cảm giác !
Và sau đó là những tháng ngày trên xe,
và… chuyển viện!
Biện được
đem đi chạy chữa
khắp nơi, từ Đắc Lắc, tới bệnh viện
Chợ Rẫy, bệnh viện Y Học Cổ
Truyền, các thầy châm cứu đông y. Suốt ba năm như thế.
Thường trực bên Biện, chính
là đứa trẻ lúc mới 12 tuổi
đầu. Bây giờ đứa bé ấy đã
trổ mã thành cô thiếu nữ tuổi 15. Sẽ có
người thắc mắc hỏi rằng thế cha
mẹ các em đâu ?
Xin thưa :
Sau những choáng váng buổi ban
đầu, những con người khốn khổ ấy
còn phải lao vào cuộc chiến kiếm tiền cứu
con. Tiền bạc đâu có biết
đẻ biết sinh, một tai nạn đủ vét
sạch mọi món tiền còm, mọi đồ đạc
dù đơn sơ nơi cái gia đình miền núi đó. Họ đành phó thác cho đứa con gái
nhỏ, sau khi rứt ruột gan cho bé bỏ học ở
tuổi 12. Thằng Hành lớn hơn em Hồng
vài tuổi đầu cũng theo anh được ít hôm,
nhưng nó đành thoái lui, chấp nhận ở nhà cuốc
rẫy với mẹ cha, chứ không quen được
với việc chăm thân xác người anh mỗi ngày
mỗi nặng ra do nằm liệt nhiều ngày không nhúc nhích.
Chỉ có một “cô Tấm” là bé Hồng chịu được tất
cả, từ việc say xe rũ rượi từ
rừng xuống thành phố xa xôi, tới việc chăm
anh đi tiểu đi tiêu, lau tắm suốt ba năm
trời, mệt mỏi hay không chỉ mình Hồng biết
mà thôi.
Nhưng như một quà tặng từ
trời, em luôn cười giòn tan, rạng rỡ bên cạnh anh mình, ngay cả
khi anh cấm cẳn cằn nhằn. Là
một thanh niên mới lớn lên đầy sức sống với bao
hoài bão mà phải nằm bất động một chỗ, anh cảm thấy bực
bội, tuyệt vọng,
muộn phiền cho
nên bao cau có, giận hờn, anh trút hết vào cô em gái.
Nằm miết, chuyển viện
miết, thịt mông Biện bắt đầu hoại
tử thối ra.
Lại mổ, lại bệnh
viện, nhưng chẳng ăn thua gì cả. Nơi
thắt lưng Biện có một lỗ dò, to như viên bi
ve, sâu hoẳm tới cận kề xương sống. Chính vì lỗ dò này cực nguy hiểm, nên Biện không thể tắm rửa được như mọi người, ba năm
chỉ là lau mình mà thôi, lọt một giọt
nước vào
lỗ dò này là Biện có
thể mất mạng như chơi!
Chăm anh cơ
cực một, gìn giữ cho anh ngiêm ngặt theo y
lệnh còn cực gấp mười. Anh tiêu tiểu tự nhiên vì không còn phản
xạ. Hồng canh từng ly từng tý,
dọn vệ sinh cho anh, bởi vì chỉ cần
vương tý chất dơ vô cái lỗ dò ngoác ngiệng
không thể lành, là hậu quả sẽ khôn lường. Một việc ấy thôi cũng rất căng thẳng đối với người lớn, chứ đừng nói chi một cô gái bé bỏng như Hồng. Vậy mà ba năm Hồng đã lo cho anh chu
toàn, có lẽ một người mẹ trưởng thành
cũng chưa chắc đã chi ly lo được cho con
mình như một cô bé đó.
Vậy mà... số phận thật nghiệt ngã.
Hồng đã hi sinh cả một tuổi thơ và dốc hết sức lực chăm sóc cho anh, thế mà đáp lại chỉ là cái lắc
đầu của bác sĩ. Biện đành về
nhà... chờ chết !
Cha mẹ Biện suy sụp hoàn toàn. Khánh kiệt và nguy cơ mất con, họ
quay ra bói toán tìm tòi đổ cho nhà cửa có chuyện không
hay thành ra con họ như thế.
Chỉ có Hồng không tin
thế !
Hồng không tin cái
đấng gọi là linh thiêng là Trời hay Chúa mà lại có
thể hại con người, lại phạt người
ta liệt lào vì làm nhà không đúng hướng. Em nghe phong
phanh người ta bàn với nhau trong thôn bản, rủ
nhau về thành phố đi lễ lòng Chúa xót thương.
Có nhiều người chân thành tin tưởng vào lòng yêu
thương của vị Chúa toàn năng, nên những
bệnh tật vô phương cứu chữa nơi
trần gian đã được thuyên giảm và có
người đã khỏi bệnh cách kỳ lạ.
Vừa khấp khởi
mừng, thì Hồng vớ được một tờ báo
cũ, hai anh em thủ thỉ đọc với nhau. Bất
ngờ trong đó có bài báo viết về một
người thầy thuốc đông y có tâm ở hóc môn
chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo khổ,
và đã có những người bất toại lâu ngày
được thầy chữa khỏi.
Mừng quá, Hồng và anh
xin cha mẹ cho đến ông thầy họa may ra... Bố
mẹ các em khổ tâm vô cùng, nhà mạt vận, con đau
bệnh bác sỹ đã chê, mấy đứa kia đã tan
tác học hành. Nhưng chẳng lẽ lại từ
chối con cơ hội sống !
Vay mượn tiền
bạc, họ đem Biện tới hóc môn. Cô bé
Hồng lại khăn gói quả mướp theo anh. Tới
nơi, dồn góp hơn triệu bạc để lại
cho hai con, người cha làm một việc đau khổ
vô cùng là viết một giấy ký thác sự sống
chết của con cho vị thầy thuốc xa lạ và...
tháo chạy !
Ông tháo chạy vì quá
thương con. Tháo chạy để che dấu đi
sự tuyệt vọng của chính mình. Ông thì thào dặn
Hồng : “Ráng cầm cự vài tháng rồi về. Cha cùng
đường rồi. Đừng làm khó cha nữa !”
Cầm hơn triệu
bạc, Hồng nhờ người
tìm giúp một ô nhà trọ bé xíu trong một khu vườn.
Người chủ nhà thương đồng ý cho
Hồng đem anh vào nhà, chút tiền phải đóng chỉ
như là phụ tiền điện nước !
Điều làm Hồng
không nản chí là tấm lòng bà con ở khu xóm nghèo này. Người
ta đón nhận anh em Hồng cách đơn sơ niềm
nở. Người cho mượn cái chõng tre, người
mua vội cho hai anh em hộp cơm lót dạ.
Và ông thầy thuốc
mới tốt bụng làm sao! Ông không lấy tiền
chữa chạy, mà còn cho anh em Hồng đồ ăn
thức uống. Ông bảo bệnh lâu ngày cần phải
có chất bổ bồi dưỡng thêm, ăn uống
khổ quá cũng là lý do bệnh thêm trầm trọng.
Hồng hi vọng, cô
nhớ về cái từ “lòng Chúa xót thương”. Hồng
cảm thấy mình đang đi tìm, và Hồng sẽ tìm
thấy !
Mơ hồ như thế,
bỗng Hồng gặp chị Phương Vân. Chị
đưa bạn đi bó thuốc giùm. Chị vốn thường
đi giúp bạn bè ốm đau như thế.
Thấy chị Vân có đeo
tràng chuỗi thánh giá, Hồng mới u ơ dò la...
Có dè đâu, chị là thành
viên nhóm cầu nguyện lòng Chúa xót thương, lòng
Hồng vỡ òa ra. Nghe tiếng chị Phương Vân
thầm thì nguyện cầu, Hồng cảm thấy Chúa
đã tới thăm hai chị em mấy hôm nay, chỉ là
Hồng không biết !
Hồng xin chị một
tràng Chuỗi, và một cuốn sách “nhờ Mẹ
đến với Chúa” mang về cho anh, Đeo tràng
chuỗi vào cổ tay anh, Hồng lý lắc cười : anh
hãy tin thì sẽ được...
Mà lạ.
Thầy thuốc
đạo Phật, ngày nào cũng thắp nhang, vậy mà
thầy lại nhờ chị Phương Vân: “Cô cầu
nguyện với thiên Chúa
thương cứu cháu này, chứ sức mình tôi, xoay
chuyển e rằng nặng nhọc và sức tôi không làm gì
được đâu!”.
Lạ thật, Hồng
thấy lòng nhẹ hõm mỗi ngày, cũng thân xác nặng
nề của anh, cũng ngày thay giặt mấy chậu
đồ, mà sao Hồng làm nhẹ phăng phăng, thi
thoảng chị em Hồng lại có khách.
Chủ nhà và mấy
người xóm thì cứ tấm tắc : anh em con nhỏ
thật may, mấy cô áo xanh đó là ở nhóm cầu
nguyện lòng Chúa xót thương, nghe đâu ở mãi xã bãi
rác vùng bên. Họ tới động viên, xoa bóp cho thằng
nhỏ. Họ còn phụ con bé tiền thuốc men. Nghe
bảo họ còn gọi điện an ủi động
viên bố con bé. Ông sụt sịt bảo vài hôm nữa
sẽ xuống cùng họ đưa thằng bé đi khám
cái lỗ dò ở lưng. Họ còn ra tận nhà thầy
lang cảm ơn và xin ông ra tay làm phước chăm lo
chữa trị cho thằng nhỏ và hứa sẽ cầu
nguyện cho nó được gặp thấy gặp
thuốc.
Mà lạ lắm nhé,
mới có một tháng, mà thằng nhỏ cục cựa
được một bên cánh tay rồi. Mấy
người xóm đó cứ tấm tắc mừng cho anh em
hai đứa nhỏ.
Còn trong phòng nhỏ bé,
lại có sự ngạc nhiên hơn, khi mà chính những cô áo
xanh vừa ôm, vừa lau nước mắt cho Hồng.
Họ bảo : “Các cô mới là người phải cảm
ơn con, cô Tấm giữa đời thường. Chính
con mới gieo vào các cô niềm tin rằng Chúa và Mẹ đang
hiện diện giữa trần gian. Chính con mới là tấm
gương sáng, là chứng nhân sống đức tin mà các
cô phải noi theo!
Ra tới ngõ, lúc chia tay,
một cô áo xanh còn nhắc bạn mình : “Này bạn, nhớ
nhắc mình xin thầy cầu nguyện cho anh em bé Hồng
nha! Đêm nay chúng ta sẽ đọc thêm một kinh
Lạy Cha và một kinh Kính Mừng vì hai em ấy. À, mà
bạn cũng nhớ thiết kế mấy cái quần
một ống cho em Biện nha, để cậu ấy
mặc quần vải ni lon thế nóng lắm, không có
ổn!”
Hồng chia tay mấy cô áo
xanh, quay trở vô phòng nhỏ. Anh Biện chắc đói
bụng rồi. Chiều tối tới nơi.
Hồng hát nho nhỏ : Mình
nắm tay nhau, mới là yêu thương…
Bài hát đến là hay! Cô
tấm nhỏ tên Hồng lui cui nhóm lửa.
Tạ ơn Chúa. Cuộc
đời luôn là một bài ca của thương yêu hy
vọng và lòng xót thương.
T.H
Mùa Phục Sinh 2013
|