Lòng
thương xót.
Trong cuốn “A Forgiving God In An Unforgiving
World”, “Một Thiên Chúa Tha Thứ Trong Một Thế Giới
Không Tha Thứ”, của Ron Lee Davis, kể lại câu chuyện
về một linh mục người Phi Luật Tân như
sau:
Vị
linh mục là một người rất yêu mến Thiên
Chúa, nhưng ông luôn luôn bị ám ảnh bởi một tội
bí ẩn đã phạm nhiều năm trước đây.
Ngài đã ăn năn sám hối,
nhưng vẫn không cảm thấy bình an vì chưa cảm
nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Trong giáo xứ của ngài có một người phụ
nữ có lòng yêu mến Thiên Chúa rất sâu xa và tuyên bố là
được ơn biết những điều Chúa Giêsu
muốn nói với bà. Riêng vị linh mục
lại không tin điều này. Để thử thách
bà, ngài nói: “Lần sau bà nói chuyện với Chúa Giêsu, tôi muốn
hỏi Ngài xem tội của tôi đã phạm trong thời
gian còn học ở chủng viện là tội gì”. Người phụ nữ đã đồng ý.
Vài ngày sau
đó, vị linh mục hỏi bà, “Này bà, bà đã gặp
Chúa Giêsu trong giấc mơ chưa?” Bà trả
lời, “Rồi”, “Vậy bà có hỏi Ngài tôi đã phạm
tội gì trong chủng viện không?” ngài hỏi. “Có chứ”. “Vậy thì Ngài nói
gì?” Người phụ nữ mỉm cười và
nói, “Một điều rất thú vị mà tôi chưa bao giờ
nghe Ngài nói khi tôi hỏi Ngài rằng cha đã phạm tội
gì, Ngài chăm chú nhìn tôi và nói, “Ta chẳng còn nhớ nữa!”
Thật vậy, khi hiện ra Chúa Giêsu
đã không hề nhắc tới các việc ba lần Phêrô
chối Ngài, sự đào ngũ của
các tông đồ ở vườn Giệtsimani, sự nghi
ngờ của Tôma. Ngài đã tha thứ tất cả!
Đây là điều an ủi lớn cho
chúng ta.
Tuy nhiên, Ngài đã đòi hỏi chúng ta
cũng phải tha thứ cho nhau: “Thật vậy, nếu
anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời
cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu
anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ
không tha lỗi cho anh em”.
Ngày
13.5.1881, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị bắn
bởi Mehmet Ali Agca. Trong khi còn đang nằm
trong phòng cấp cứu, ngài nói, “Tôi cầu nguyện cho
người anh em đã bắn tôi, và tôi thành thật tha thứ
cho anh ta”. Vào ngày 27.12.1983, ngài đã đến nhà tù
thăm anh, nói chuyện và ôm anh.
Bà Barbara
Reynolds trước đây là một ký giả của tờ
nhật báo USA Today. Khi còn bé đã bị lạm dụng
tình dục bởi một người trong họ hàng. Đến
tuổi trưởng thành, bà gặp lại người
đàn ông đó và đối chất với ông về sự
kiện loạn luân. Bà đã chia sẻ như sau: “Khi tôi
đối chất với người họ hàng, kẻ
đã lạm dụng tình dục lúc tôi còn nhỏ. Một cách kỳ lạ, ông ta đã không nhận
ra sự đau khổ của tôi. Ông đã không năn nỉ xin tha thứ. Ông chỉ nhìn chằm
chặp vào tôi với những ánh mắt trống rỗng
và chán chường, rồi nói, “Tôi như thế đó!” Do
vậy tôi có thể làm gì được? Bắn
ông ta hả? Thưa kiện? Tránh mặt? Đến lúc
đó ông ta vẫn không hiểu. Có lẽ
ông sẽ không bao giờ hiểu. Bởi vậy, tôi chỉ
có thể làm được hai điều. Trước
hết, tôi bỏ đi, và không bao giờ nói chuyện với
ông ta nữa. Thứ đến, tôi
đã tha thứ cho ông “.
Bà Reynolds
kể rằng sau nhiều năm đi đến các nhà
phân tích tâm lý học, sự tha thứ vẫn là
phương thuốc trị liệu tốt nhất. Chúng ta tha thứ cho người khác không phải
chỉ vì ích lợi linh hồn của người đã
làm điều sai trái cho chúng ta, nhưng còn vì ích lợi tinh
thần của chính chúng ta. Tuy vậy, sự tha thứ
không phải dễ!
Cô Corrie
Ten Boom đã diễn tả sự tha thứ giống
như buông tay ra khỏi sợi dây chuông.
Bạn có bao giờ nhìn thấy một ngôi
thánh đường với tháp chuông cao vút chưa?
Để nghe được tiếng chuông kêu, bạn phải
kéo thật mạnh một lúc. Ngay khi tiếng chuông đã bắt
đầu vang lên, chỉ cần giật nhẹ tay theo đà chuyển động. Bao lâu bạn
tiếp tục kéo, chuông cứ vang. Cô Corrie đã so sánh rằng
sự tha thứ chính là buông tay ra khỏi
sợi dây chuông. Đơn giản là như vậy!
Khi bạn làm như thế, tiếng
chuông vẫn cứ tiếp tục vang, vì sự chuyển
động vẫn còn làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn buông tay ra khỏi sợi dây, tiếng chuông sẽ
bắt đầu chậm lại, rồi dần dần
ngưng hẳn. Giống như vậy, khi bạn quyết
định tha thứ, những cảm giác không tha thứ
xưa kia có lẽ vẫn còn tiếp tục,
vì chúng vẫn còn nhiều chuyển động. Nhưng nếu
bạn quyết định tha thứ, cái tinh thần không
tha thứ kia sẽ bắt đầu chậm
lại và dần dần im bặt. Sự tha
thứ không phải là một cảm giác, nhưng là một
hành động. Đó là buông tay ra
khỏi sợi dây oán thù.
|