Đóng bè để
giữ vững đức tin
Kính Lòng
Thương Xót Chúa
Có ai dám cả
gan bơi ngược lại dòng nước chảy mạnh
xuống dốc, cuốn theo những vật
trên mặt nước, hay chỉ có những người
liều lĩnh mới làm như vậy? Những trào
lưu tư tưởng phóng khoáng, những lối sống
buông thả, sa đoạ trong xã hội
hiện đại với nhiều phương tiện
truyền thông cận đại và nhanh chóng, giống
như những dòng nước chảy mạnh. Bên cạnh
dòng nước chảy mạnh, còn có những dòng nước
nhỏ, chảy chậm hai bên bờ. Để
khỏi bị lôi cuốn vào dòng nước chảy mạnh,
người ta phải dùng một trong hai giải pháp.
Một là dùng thuyền nhỏ, đi mon
men sát bờ, đôi khi cần bám vào những gốc rể
cây. Hai là đóng bè lớn cho vững chắc, rồi chung sức
lèo lái: người thì dùng chèo hoặc gậy để chống
cho thuyền khỏi trôi xuôi dòng nước, người
khác dùng sào dài để đẩy cho thuyền đi
ngược dòng từng nấc và cứ thế từng nấc
một. Sống trong xã hội hiện nay, người ta chỉ
cần nhấn con chuột là tin tức và hình ảnh có thể
hiện ra trên màn ảnh máy điện toán ngay tại phòng
ngủ, người ta ít có cơ hội chọn giải
pháp đi mon men hai bên bờ. Vì thế người ta cần
đóng bè để giúp nhau giữ vững đức tin.
Người ta cũng đóng bè với
nhau vì hai lý do. Một là cùng chung một đối
tượng, một mục đích như cùng xuống
đường để đòi hỏi một quyền lợi
hay phản đối điều gì. Hai là cùng chia sẻ một
cảm tình như lo sợ, vui mừng... chẳng hạn
dự đám cưới để chung vui, dự đám
tang để chia buồn.. Sau biến cố
tử nạn của Thầy mình, các tông đồ tìm đến
với nhau để đóng bè. Vì sợ
người Do Thái tầm nã như Phúc âm hôm nay kể lại
mà các tông đồ tụ họp trong phòng lầu tại
Giêrusalem, đóng cửa và gài chốt bên trong. Trong cảnh
tang thương bi đát trước cuộc tử nạn
của Thầy mình, các ông tụ họp nhau lại cầu
nguyện để an ủi, nâng đỡ
nhau. Bỗng nhiên Chúa Giêsu hiện ra trước
mắt các ông để củng cố đức tin gần
như bị tàn lụi của các ông.
Riêng có ông Tôma lại tách rời ra khỏi
các bạn đồng chí hướng. Do đó đức tin của ông đã
bị dập tắt: Nếu tôi không thấy dấu
đinh ở tay Người, nếu tôi
không xỏ ngón tay vào vết đinh và không đặt bàn tay
vào cạnh sườn Người, tôi nhất định
không tin (Ga 20:25). May phúc cho
ông là chính Chúa Giêsu lại đích thân hiện ra để phục
hồi đức tin của ông. Lúc này
ông kêu lên: Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con
(Ga 20:28).
Cộng đồng Kitô giáo hay chặt
chẽ hơn là cộng đồng Công giáo được
gọi là cộng đồng đức tin, gồm những
người cùng chia sẻ một niềm tin và cùng theo
đuổi một mục đích. Nếu muốn
giữ vững đức tin, người ta cần ở
lai trong cộng đồng, thờ phượng và sinh hoạt
với cộng đồng đức tin. Khi người
ta liên kết và thờ phượng với cộng đồng
đức tin, đức tin của họ sẽ được
củng cố. Nếu đức tin của người ta
vững mạnh, họ có thể giúp làm tăng triển
đức tin của người yếu đức tin. Các
tín hữu thời Giáo hội sơ khai, theo
sách Công vụ Tông đồ, nhờ có đức tin tập
thể của người nọ nâng đỡ người
kia, mà họ có thể để mọi sự làm của
chung (Cv 2:44). Còn thánh Gioan thì cho rằng
nhờ đức tin mà người tín hữu thắng
được thế gian (1Ga 5:4).
Đức tin của người công
giáo dựa trên hai chiều: chiều dọc và chiều
ngang. Theo chiều dọc thì Thiên Chúa từ trên, mời gọi
ta đến đời sống đức tin và ta đáp
trả. Còn đức tin dựa theo chiều
ngang có nghĩa là ta cần dựa vào cha mẹ, họ hàng,
bạn hữu và những người cùng chung một niềm
tin, để giúp nhau duy trì và phát triển đức tin. Ta
cần tìm đến những người có đức tin
mạnh, những người có tâm hồn đạo hạnh,
để hun đúc lại đức tin của mình. Ngoài ra đức tin cần phải được
thực hành. Nếu không thì như Thánh Giacôbê quả
quyết: Đức tin không có việc làm, là đức tin
chết (Gc 2:26).
Vì thế những người chủ
trương giữ đạo tại tâm là tự lừa dối
mình. Tách biệt ra khỏi cộng đồng đức
tin, đức tin của người tín hữu có thể bị
lung lạc, khi bị gièm pha và tấn công bởi những
người chống đối đạo mà họ tin
theo.
Để áp dụng thực hành, người
ta cần biểu lộ đưc tin bằng việc làm
như cầu nguyện, dự lễ, hi sinh, bác ái. Nếu là thiên thần, người ta không cần
biểu hiệu. Là loài người có xác, người
ta cần biểu lộ đức tin bằng những cử
chỉ đạo hạnh như qùi gối, chắp tay, cúi đầu... để khơi dạy
tâm tình đạo đức bên trong. Người
ta cũng cần những biểu hiệu như tượng
ảnh đạo treo trong nhà, hay trong phòng để nhắc
nhở cho mình về sự hiện diện của Chúa, Mẹ
Maria và các thánh.
Nhà thờ giáo xứ là biểu hiệu
đức tin và là trung tâm điểm của đời sống
đức tin. Sau khi sinh ra, ta được mang đến nhà thờ
để chịu Phép Rửa tội. Ta
Rước lễ lần đầu ở trong nhà thờ.
Ta chịu Phép Thêm sức cũng ở
trong nhà thờ xứ đạo. Và ta lãnh nhận
Bí tích Hôn phối cũng ở trong nhà thờ. Khi nằm
xuống vĩnh viễn, thân xác ta còn được mang
đến nhà thờ để được cử hành lễ
an táng. Đến nhà thờ
cầu nguyện và dâng thánh lễ là cách biểu lộ
đức tin một cách cụ thể nhất.
Như vậy đức tin của người công giáo
được hỗ trợ một cách tối đa bằng
việc bàu cử của Mẹ Maria và các thánh, bằng lời
cầu nguyện và gương sáng của người tín hữu
khác. Không tìm đến sức hỗ trợ
thiêng liêng, là tự cô lập hoá đức tin của mình.
Hôm nay cũng là Chúa Nhật Kính Lòng Thương
Xót Chúa. Năm
1931, Chúa Giêsu hiện ra và yêu cầu nữ tu Faustina Kowalska cổ
võ lòng thương xót Chúa. Chúa bảo thánh nữ cho vẽ
bức ảnh mô tả lòng thương xót Chúa như thánh nữ
đã thấy trong thị kiến với lời ghi chú: Lậy
Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa. Thứ Sáu Tuần thánh 1937,
Chúa yêu cầu thánh nữ cổ võ làm Tuần Cửu nhật
bắt đầu từ Thứ Sáu Tuần thánh bằng
cách dùng tràng hạt đọc chuỗi thương xót: Vì
cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, xin thương xót
chúng con và toàn thế giới như khi lần hạt mà
đọc kinh Kính mừng, để mừng Lễ Kính
Lòng Thương Xót của Chúa.
|