TƯỞNG
NIỆM (T5 TT.C)
(Xh 12,
1-8.11-14; 1 Cor 11, 23-26; Ga 13, 1-15).
Vì nạn đói, con cháu của
tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob đã di dân vào Ai-cập khoảng
năm 1700 B.C. và cư ngụ tại đó gần 430
năm. Con dân sinh xôi nây nở thêm đông. Thời gian dân
Do-thái xuất Ai-cập khoảng năm 1300-1280 B.C., dưới
thời vua Ramses II. Đây là một biến cố hết sức
quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ. Thiên
Chúa đã chọn Môisen để cứu dân ra khỏi vòng
nô lệ. Sự kiện vượt qua được chuẩn
bị thật chi tiết và ý nghĩa: Các ngươi phải
ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm
gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ
Vượt Qua mừng Thiên Chúa (Xh 12, 11). Dân chúng bắt đầu cuộc
lữ hành 40 năm trong sa mạc để chịu sự
huấn luyện và thử thách. Hằng năm Giáo Hội
nhắc nhở chúng ta về biến cố này và dùng thời
gian 40 ngày chay thánh để chuẩn bị bước vào
Tam Nhật Thánh.
Trong ngày xuất Ai-cập, mọi
người và mọi gia đình phải tuân hành tất cả
các lời chỉ dạy của ông Môisen để tránh mọi
hiểm họa. Thiên Chúa đã sai các thiên thần giáng họa
trên người Ai-cập. Thiên thần sẽ vượt
qua tất cả các nhà đã được ghi dấu máu
trên cửa. Thiên Chúa đã cứu họ khỏi sự áp bức
của người Ai-cập: Còn vết máu trên nhà các
ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các
ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt
qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt
khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập (Xh 12, 13). Thiên
Chúa đã ưu ái đùm bọc và bảo vệ dân riêng của
Người. Nói lên tình yêu thương vô bờ của một
Thiên Chúa nhân từ và công bằng vô cùng. Chúa cho mưa trên cả
người lành kẻ dữ nhưng Thiên Chúa lại đặc
biệt bảo vệ và cưu mang dân Do-thái. Từng bước
Thiên Chúa mạc khải cho dân chúng biết về một
Thiên Chúa độc nhất vô hình, nhưng có ngôi vị biết
yêu thương và thưởng phạt công minh.
Lễ Vượt Qua đã trở
thành ngày lễ tưởng niệm biến cố mà Thiên
Chúa đã ra tay oai hùng cứu dân. Lễ này được
truyền tụng từ đời này sang đời khác
qua các thế hệ: Các
ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm,
ngày đại lễ mừng Thiên Chúa. Qua mọi thế hệ,
các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật
quy định cho đến muôn đời (Xh 12, 14). Xưa,
mỗi năm Chúa Giêsu cùng với cha mẹ về
Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Tới
ngày nay, các tín hữu Đạo Do-thái vẫn tiếp tục
giữ các tập tục cha ông một cách rất nghiêm nhặt.
Vào dịp lễ Vượt Qua hằng năm, họ cử
hành đọc Lời Chúa, ca hát Thánh Vịnh và chia sẻ bữa
ăn tưởng niệm với bánh không men, thịt chiên
nướng và rau đắng. Thiên Chúa với bàn tay uy
dũng giúp dân riêng chiến thắng người Ai-cập.
Chiến mã với kỵ binh, Ngài quăng chìm đáy biển.
Một cuộc chiến, một biến cố và một lễ
vượt qua là hình bóng chiến đấu giữa sự
chết và sự sống. Dẫn đến cuộc Vượt
Qua của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã chết
đi để dẫn mọi người vào sự sống
mới.
Vào dịp lễ Vượt Qua
của người Do-thái, Chúa Giêsu đã cùng với các môn
đệ cử hành các nghi thức ngày lễ tưởng
niệm. Ngày này Chúa Giêsu đã loan báo rằng Ngài sẽ không
bao giờ tham dự lễ Vượt Qua cho tới khi lễ
này được thực hiện trong Nước Chúa.
Như thế trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tiên báo về
một lễ Vượt Qua mới. Chúa đã dùng bánh để
hóa nên Thân Mình Chúa: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời
chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm
lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh
em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng
nhớ đến Thầy."(1 Cor 11, 24). Chúa Giêsu dùng từ,
đây là Mình Thầy, mang một ý nghĩa thần học
trọn vẹn. Chúa sẽ hiện diện thực sự
trong tấm bánh nhỏ để nuôi hồn thiêng. Dâng lời
tạ ơn, bánh được bẻ ra, bánh hiến tế,
bánh làm của ăn và bánh là Mình Thầy. Chúa nuôi dưỡng
chúng ta bằng chính Thịt Máu của Chúa.
Không chỉ
Mình Chúa nhưng còn chén Máu Thầy. Máu của giao ước,
máu của hy sinh đền tội và máu để nuôi sống.
Chúa dùng chính thịt máu Chúa để nuôi dưỡng chúng
ta: Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng
chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để
lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy
làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ
đến Thầy."(1 Cor 11, 25). Chúa căn dặn các
tông đồ là hãy làm việc này để tưởng nhớ
đến Thầy. Nghi thức bẻ bánh sớm được
các tông đồ ghi nhớ và thực hiện. Sau khi sống
lại từ cõi chết, khi Chúa hiện ra với hai môn
đệ đi về làng Emmaus, Chúa đã cầm bánh tạ
ơn và bẻ ra phân phát cho các ông. Các ông đã nhận ra
Chúa qua nghi thức bẻ bánh này. Ngay từ thời Giáo Hội
sơ khai, các cộng đoàn tín hữu đã tụ họp
thực hành nghi thức bẻ bánh và hát ca Thánh Vịnh.
Các Kitô hữu tiên khởi không
còn cử hành Lễ Vượt Qua ở đền thờ
Giêrusalem như trước, nhưng họ tưởng niệm
lễ Vượt Qua mới. Lễ Vượt Qua của
Chúa Giêsu đã vượt qua sự chết tới sự sống
vĩnh cửu: Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến,
mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền
Chúa đã chịu chết (1Cor 11, 26). Khi cử hành Bí tích
Thánh Thể là chúng ta loan truyền sự chết và sống
lại của Chúa Kitô cho đến khi Chúa lại đến.
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể
và trao quyền cho các tông đồ tiếp tục cử
hành để tưởng nhớ đến sự chết
và sống lại của Chúa. Với thời gian, Giáo Hội
đã trải qua nhiều giai đọan hình thành việc cử
hành thánh lễ này. Như xưa, ông Môisen đã chọn riêng
dòng dõi Aaron được thánh hiến để phục vụ
bàn thờ. Chức vụ linh mục tư tế được
thành lập để đại diện đoàn dân dâng tiến
thánh lễ lên Thiên Chúa.
Trong thơ gởi cho tín hữu
thành Galata, thánh Phaolô tông đồ được chính Chúa
Kitô phục sinh chọn và gọi thi hành sứ mệnh. Ngài
đã nhận lãnh tin mừng trực tiếp từ Chúa
Kitô. Phaolô đã chỉ dậy tín hữu về căn
cơ thần tính của Chúa Giêsu: Anh em gọi Thầy là "Thầy",
là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả
thật, Thầy là Thầy, là Chúa (Ga 13, 14). Không phải
người đời phong danh ban tước cho Chúa, mà
Chúa mạc khải về chính mình. Chúa Kitô đã phá tan gông
kiềng sự chết và tội lỗi. Sự chết
không còn làm chủ được Ngài nữa. Ngài vượt
lên trên tất cả mọi phẩm trật và danh Ngài là
Thánh. Chúng ta tuyên xưng Chúa là Chúa và là Đấng Cứu
Độ trần gian. Khi nghe Danh của Chúa, mọi đầu
gối sẽ bái qùy thờ lạy.
Trước khi cử hành bữa
tiệc ly, Chúa Giêsu đã để lại một bài học
rất mực khiêm tốn. Chúa khuyên dạy các tông đồ
hãy yêu thương phục vụ lẫn nhau và bằng hành
động cụ thể, Chúa đã qùy gối xuống rửa
chân cho các môn đệ: Vậy, nếu Thầy là Chúa, là
Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa
chân cho nhau (Ga 13, 15). Các tông đồ bối rối
như một bước hẫng. Vì theo tập tục của
người Do-thái, khi khách đến nhà, chỉ có các đầy
tớ mới rửa chân cho khách. Nếu nhà không có đầy
tớ, thì trẻ em hay người vợ trong gia đình sẽ
rửa chân cho khách. Ở đây, chính Chúa là Thầy và là Chúa
lại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa
đã rửa những bàn chân dơ dáy dính đày bụi trần
và hôi hám. Một cử chỉ có một không hai, ngoài sự
tưởng tượng của mọi người. Chúa
đã yêu thương và tôn trọng các tông đồ toàn diện,
cả thể xác lẫn tinh thần. Chúa rửa sạch
thân xác qua việc rửa chân và Chúa nuôi dưỡng hồn
bằng của ăn là Mình và Máu Thánh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa trao ban tất cả.
Chúa chọn con đường từ thấp đi lên
để cứu độ chúng con. Chúa muốn ôm ấp mọi
người và không loại trừ một ai. Chúa hiện diện
giữa chúng con nơi những kẻ nghèo đói, bệnh
hoạn và khổ sở lầm than. Chúa không chỉ nói
xuông, nhưng bằng trái tim yêu thương và hành động
phục vụ đích thực. Xin cho chúng con biết xả
thân phục vụ và yêu thương anh chị em như Chúa
đã yêu thương và hiến thân mình vì chúng con.
|