MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Ngày Cuối Năm Với Lá Thư Cũ (1)
Thứ Năm, Ngày 31 tháng 1-2013

NGÀY CUỐI NĂM VỚI LÁ THƯ CŨ

Chút suy tư về “Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư”

Cách đây 5 năm, vào google.com,tôi đã đọc được lá thư của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II gửi cho các nghệ sĩ (*), lúc ấy vừa xong chuyến đi du lịch một tháng ở bên trời Tây, từ Munich tới Rome rồi ghé Paris đứng cạnh dòng sông Seine chuyên chở những câu chuyện tình lãng mạn với cảm xúc còn vương vương nhiều hưng phấn của thi ca nhạc hoạ:Paris có gì lạ không em? Mai anh về giữa bến sông Seine.Anh về giữa một dòng sông trắng.Là áo sương mù hay áo em (thơ Nguyên Sa- Nhạc: Ngô Thuỵ Miên).

Có thể gọi đó là một giấc mộng đẹp lâng lâng chưa muốn tỉnh, và thêmlá thư của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II gửi cho các nghệ sĩ đã làm cho chính mình lấy lại sự tự tin, tiếp tục công việc sáng tạovăn hoá nghệ thuật khi mà cũngchừng ấy năm ngược về trước dường như mọi ý tưởng sáng tác vẽ vời đã cạn kiệt, chán nản ngã lòng đến mức “không thể nhấc nổi một cây cọ vẽ”.

Thế rồi vào những ngày cuối năm nay, dọn dẹp và bỏ đi nhiều thứ, thì tình cờ bắt gặp lá thư này. Ngồi đọc lại, nhưng xúc cảm lâng lâng “thi ca nhạc hoạ” hưng phấn bên dòng sông Seine thuở ấy dường như chẳng còn vương. Phải chăng là vì trong năm qua “công danh sự nghiệp vẫn mờ mịt, niềm vui thì ít mà tin buồn thì nhiều?.Có nhà tài trợ nào đi mua những nỗi buồn của người nghệ sĩ.Làm việc miệt mài mà chả kiếm được bao nhiêu cho “bằng chị bằng em bằng anh bằng chú”.Lại nghe bồi thêm một câu slogan “Nghèo không phải là một cái tội.Nhưng nghèo hoài, nghèo riết sẽ mất dần hết sự kính nể”.

Thì ra cái vật chất lên ngôi tự bao giờ và có sức quyến rũ không thể cưỡng lại đang có sức mạnh quyền uy chi phối mọi thứ, kể cả những gì thuộc về giá trị của cái đẹp “thi ca nhạc hoạ văn chương chữ nghĩa”, và nó kiêu hãnh thốt ra những lời mà người ta hay ca ngợi “miệng người sang có gang có thép”. Rồi nghe tiếng hỏi hài hước: Tại  sao có nhiều người lao động siêng năng mà không thấy xung quanh thân mình toả ra thứ ánh sáng “vinh quang và giàu có” khiến cho ngôn ngữ lời nói cũng chứa đầy cái gang ghép ấy và thiên hạ sẽ dễ dàng cúi đầu kính nể trước mặt anh (hay chị)?. Làm như “chưa bao giờ như lúc này”, người giàu có vinh quang danh giá và kẻ nghèo khổ lầm than khốn cùng lộ ra rõ rệt và phân biệt được dễ dàng đến thế. Rồi tự vấn nạn: Nhưng biết đâu, người ta muốn ám chỉ về văn hoá nghệ thuật, về chuyện trai gái, đó chỉ là một màn kịch, bộ phim “Chú Cuội” - chưa thể biết hết đoạn kết có nàng Hằng Nga xuất hiện chia tay vĩnh biệt người tình cõi nhân gian, mà thay vào đó khúc biến tấu “Cuội hoá ra thằng Bờm tặng cái quạt mo cho… chị Hằng - Hằng ơi Hằng ở Hằng đừng về. Rồi chị Hằngvì sự lưu luyến bịn rịn không nỡ đành xa nhau nên ở lại trái đất cho tới ngày hôm nay đói no cùng nắm xôi vò, và vì thế nhà du hành vũ trụ bước lên mặt trăng không hề thấy bóng dáng người đẹp chân dài nào khiến anh ta ngỡ ngàng.Cho nên có người dám mạnh miệng gang thép quảng cáo: Gái đẹp lạ nguồn gốc xuất xứ trêncung trăng chỉ có ở Việt Nam. Nhiều lắm. Mau về đây làm giàu đi các bác, các anh (phim ảnh kịch nghệ bây giờ thường có “mô-đen” màn đầu tấu hài, màn sau khóc lóc sầu bi là thế). Gái đẹp, trai đẹp, những Hằng Nga, những chú Cuội và những thằng Bờmthuộc con nhà giàu hay là nhà nghèo, ra đường bây giờ chẳng ai cúi đầu kính nể nhường nhịn ai vì cái khẩu trang bịt mũi, mắt kính đen, nón bảo hiểmcũng biết che đi cái thân phận giàu giả - nghèo thật.

Nhưng rồi nghe phong thanh loan truyềnchuyện giàu - nghèo ở một lãnh vực khác, còn rất nhiều người đang nghèo “bần cố nông” nhưng vẫn chạy chọt mánh mung,chụp giựt làm sao để gia đình mình phải vào ở khu biệt thự nhà giàu nhận được sự thán phục kính nể, mặc kệ những bi kịch đớn đau xảy ra cho chính những người anh em đồng loại cùng cảnh ngộ thời giải toả mặt bằngmà đóng băng bất động sản. Hoặc có nhiều đại gia đang giàu top ten lại rơi tự do xuống hàng nghèo “mồng tơi” nhưng lo sợ mất đi hình ảnh kính nể giữ gìn bấy lâu nay, cho nên họ bày ra đủ mọi thủ đoạn chiêu trò hòng che giấu cái hàng “mồng tơi” ấy, tự thoả hiệp ngầm vớiphường gian dối bịp bợm xảo trá đã “tập nhiễm” thói lưu manh côn đồ “xưng hùng bá chủ võ lâm”y changphim kiếm hiệp vàphim xã hội đen Hồng Kôngcũng có nhiều khu ổ chuột,dù biết hay là “vô tình học đòi bắt chước” minh tinh màn bạc, những bộ phim đó vốn chỉ là một thứ sản phẩm tưởng tượng được hư cấu ít nhiềucủa nước bạn đã “hoá rồng” văn minh, giàu có hiện đại từ lâu.

Dường như bắt đầu có một chút hoang mang về cớ sự giàu nghèo thật thật - giả giả.

Lại nghe lời kinh Magnificat vang lên mỗi sớm mai chiều hôm “…. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có Ngài đuổi về tay trắng” (Lc 1, 53). Phải chăng ngày xa xưa, cô thôn nữ Maria dịu dàng khiêm nhu từng làm tiên tri khi thốt lên “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Và lời tiên tri về Mẹ Maria “đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà” đã linh nghiệm thành Một Mầu Nhiệm ngân vang trong lời kinh và hiện hữu trải qua muôn ngàn thế hệ. Vậy mà lời tiên tri về “của đầy dư ban cho kẻ đói nghèo” vẫn chưa linh ứng hay sao, hoặc phải hiểu như thế nào cho đúng, khi mà hôm nay những kẻ đói nghèo lại càng gặp nhiều căn bệnh nan y không thuốc thang chữa trị; những nơi nghèo khổ khốn cùng càng xảy ra nhiều bi kịch đau lòng? Và người giàu có ấy còn thiếu thốn thứ chi mà phải đi xin xỏ nhưng bị đuổi về tay trắng? Có lẽ nào họ còn thiếu sự bình an trong tâm hồn; một giấc ngủ thảnh thơi nhànnhã,… chỉ vì của cải vật chất thừa mứa kia là do cướp đoạt tranh giành mà có khiến những tiếng kêu gào khóc than hờn oán ám ảnh tâm trí họ thường trực ngày đêm, và sự nghiệp vinh quang vẻ vang, danh vọng tiền tài là nhờ vào sự “tích góp” mồ hôi xương máu của những kẻ đói nghèo. Làm sao bình tâm và thảnh thơi an giấc mãi cho hết ba đời ba họ dòng tộc.

Có thể vào mỗi thời đại khác nhau, của đầy dư ban cho kẻ đói nghèo mang nhiều hình ảnh nhân đức tin, cậy, mến và những ân sủng đặc biệt để họ biết tín thác vào tình yêu Thiên Chúa, gìn giữ họ qua cơn nguy biến theo từng thời cuộc, bền tâm vững chí chờ một ngày Con Người “sẽ lại ngự đến trong vinh quang y như các tông đồ đã thấy Người lên trời”.

Hành trang những người nghèo mang theo hình ảnh gia đình Na-da-rét thánh thiện thanh bần, vang vang lời ca nguyện Magnificat và câu kinh “Kính mừng Maria đầy ơn phúc” tiếp tục đi qua tháng năm với những biến cố thăng trầm của đời sống. “Nghèo cho sạch rách cho thơm”, xem ra những lời dạy bảo của ông bà mình năm xưa bằng lời văn, câu chữ mộc mạc đơn giản theo thể thi ca bình dân, vẫn không hề lỗi thời, mà chứa đầy tính nhân văn, lòng nhân ái yêu thương con người - không hề giống một thứ đồ vật nằm im lìm trong viện bảo tàng.

Thế nhưng, càng ngẫm nghĩ càng đau đáu và trăn trở.

Có những thứ cần đưa vào viện bảo tàng từ lâu nhưng vẫn được xem là lời vàng ngọc, trân trọng nâng niu, trau chuốt giữgìn. Người tatrọng dụng nó, và tự nâng cấp hoàn hảo thành “một thứ tôn giáo mới của thời hiện đại”, những lời dạy bảo của Ông Bà Tổ Tiên cho dù được xem như làĐạo Làm Người cũng chẳng sánh bằngnó.Có lẽ, vì cái thứ “tôn giáo mới của thời hiện đại” (phải ở trong viện bảo tàng ấy) dễ dàng đem lại cho người ta sự vinh quang và giàu có tiện nghi vật chất, dẫu biết nó dung túng, bao che cho sự dối trá và bịp bợm chẳng khác gì là “chi nhánh của một thứ đạo ma giáo”.- Chẳng ép buộc ai phải noi theo gương “trẫm” tôn thờ “thứ tôn giáo” ấy, mà tự hiểu ngầm: Ai tôn thờ “thứ tôn giáo” ấy, tức là đang phụng thờ “trẫm”, sẽ được biết là “người có đạo”, và được hưởng giàu sang phú quý vinh hoa cùng “trẫm” hết ba đời ba họ.- Còn những lời dạy bảo của Ông Bà Tổ Tiênđã được đúc kết ví von qua những câu vè, ca dao tục ngữ; những câu chuyện truyền thuyếtthì người ta thấy nó không hợp thời, không thể “sánh vai cường quốc năm châu”;chẳng làm cho quê hương đất nước và con người giàu lên,cứ nghèo và rách hoài thôi - Đạo Làm Người mà thê thảm thế sao. Người ta còn làm ra vẻ: Sự chân tình ấm áp yêu thương của lòng nhân ái, của Đạo Làm Ngườimới sanh ra đời ai mà chả có.Tớ thì có đầy. Cho vàng cho bạc tớ còn tiếc nuối chần chừ, chứ cho đi lòng nhân ái ấy chả bõ bèm gì với tớ .- Nhưng, biết đâu đấy, vì quá nhiều thứ ngoại nhập nhìn đẹp mã lạ mắt (chưa từng thấy xuất hiện ở chốn đây), những lời dạy bảo quá mộc mạc của ông bà mình bị xem thường và lu mờ dần, rồi người ta bỡn cợt méo mó lệch lạc: “áo đã rách” thì chẳng cần xức nước hoa “keo-nồ” cho thơm tho. Phí tiền.Vớ va vớ vẩn. Nên quẳng đi hoặc cho nó thành giẻ chùi dầu máy. - Và có lẽ do nói năng tư duy hành xử như thế mà con cháu thời nay, trong nước hay ngoài nước,đã bỏ lỡ một cơ hội tìm về nguồn cội biết tôn kính trân trọng những giá trị nhân bản nhân văn của tiền nhân, làm cho những lời dạy bảo của Ông Bà Tổ Tiên qua những câu vè, ca dao tục ngữ; những câu truyện truyền thuyết: Mẹ Âu Cơ - Cha Lạc Long Quân, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Thạch Sanh - Lý Thông, Sự tích bánh chưng bánh dầy, Thánh Gióng,...trở thành một bộ kinh tộc Việt.

Thời gian bỏ lỡ cơ hội ấy đã quá dài, sang một thế kỷ khác rồi.

Mãi cho tới ngày hôm nay, kẻ có tâm hồn nghèo khó trong Tám Mối Phúc Thật đang đứng trước một thách đố dường như muốn báo hiệu ngày tận thế cho những ai đang bị đói nghèo. Phải làm người giàu có và quyền uy thì “nước trời” kia mới thật là của “trẫm”. Hình như là thế. Vì có uy quyền và tiền tài danh vọng thì có thứ gì mà “trẫm” không mua được: tình yêu, tình dục, khu resort nghỉ mát, rừng vàng biển bạc, đất đai, hải đảo - ngay cả linh hồn con người “trẫm” vẫn mua đứt. Ngày xưa thuở còn đói nghèo ăn uống kham khổ, dầm mưa dãi nắng, ở nhà tranh vách lá, “trẫm” đã cầm cố linh hồn mình để đổi lấy quyền uy. Nhờ thế, bây giờ đã tới đỉnh giàu có vinh quang “trẫm” chuộc lại linh hồn mình dễ mấy hồi.- Và của đầy dư dành cho kẻ đói nghèo, như lời tiên tri,chính là trái tim hồng nhỏ bé ẩn náu trong trái tim của Đấng Yêu Thương hằng hữu “Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca / có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa”, chohọ trú ngụ nghỉ ngơi an lành đánh một giấc thảnh thơi, đó mới là quê hương của linh hồn những người nghèo khó được phúc làm vậy.

Rồi chuyển sang cảnh khác, người nghèo hèn lầm than được chứng kiến những cuộc đua tranh bám đuổi danh vọng giàu sang mà buộc phải làm cho lương tâm mình bị tê liệt. Một sự đánh đổi quá ác nghiệt. Và của đầy dư được ban tặng cho kẻ đói nghèo chính là lương tâm ngay thẳng, luôn hoạt động mạnh khoẻ, cố gắng sống tốt lành tử tế hơn nữa. Rồi sẽ tới ngày Chung Thẩm, “cỏ lùng và lúa tốt” được các thiên sứ chọn lọc ra rõ ràng.

Khi tận mắt nhìn thấy những tấm biển nạo phá thai quảng cáo công khai trên hè phố giúp những cô gái trẻ đổi đời, có cơ hội chài mồi, dễ dàng lấy một anh chồng giàu có, nhưng lại nhẫn tâm vứt bỏ những em bé đang còn ngủ say yên bình trong cung lòng người mẹ - không có khả năng tự vệ, thì của đầy dư của người đói nghèo chính là cái tâm hiếu sinh, sẵn sàng đón nhận đứa trẻ ra đời dù cha của em và cả những người danh giá vọng tộc cùng huyết thống đã lạnh lùng từ chối.

Khi người nghèo hèn nhận ra những mưu mô nham hiểm xảo quyệt, những dối trá bịp bợp vì tham vọng quyền lực điên cuồng, thì của đầy dư dành tặng cách riêng cho kẻ đói nghèo chính là lòng yêu mến sự thật - một sự thật xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu và Công Minh Chính Trực, hoàn toàn khác với “những thứ sự thật” mà ẩn đằng sau nó luôn chứa những mưu đồ gây chiến tranh hận thù trong lòng người, sự ghen ăn tức ở loại trừ nhau.

Khi nỗi buổn nặng trĩu tâm can gặp phải những căn bệnh không có khả năng mời bác sĩ danh y chữa trị, thì của đầy dư của kẻ đói nghèo là gì? Đó có phải là niềm hy vọng của lòng nhân ái, là tình yêu thương chia sẻ hiệp thông của người anh em đồng loại cùng dâng lời cầu nguyện “xin Chúa chữa lành mọi vết thương lòng và gánh lấy những bệnh tật đớn đau thân xác”.

Khi tâm trạng rơi vào nỗi tuyệt vọng, thì của đầy dư của kẻ đói nghèo là hình ảnh Dấu chân trên cát - “Dấu chân cuộc đời kẻ nghèo hèn lưu lạc, những thân phận bị bỏ rơi bên vệ đường, đã trở thành một với dấu chân của Thiên Chúa” in hằn trên cuộc hành trình, của những nỗi niềm riêng mang “suốt một đời câm nín, an phận thủ thường”;như một kẻ thất bại bị sỉ nhục, tưởng chừng phải một mình cô độc vác cây thập giá quá sức chịu đựng.Nhưng không đâu, ngườilữ hành cô độc ơi, vì: “Vào ngay những lúc con gặp hoạn nạn khốn cùng thì chính Ta đang ẵm bồng con trên vai”.

Khi những yêu thương nhớ mong còn cách xa muôn trùng về mặt địa lý; khi những sự dữ ác tâm khiến cho người thân yêu phải cách mặt ngăn sông gặp muôn vàn trắc trở; cha mẹ, chồng vợ, anh em ly tán không thể quây quần họp mặt đoàn viên gia đình trong ba ngày Tết, thì của đầy dư của kẻ đói nghèo được chúc phúc sẽ là những lời kinh nguyện sáng sớm chiều hôm, khấn nguyện cho nhau sự bình an và khoẻ mạnh, sự chở che và quan phòngcủa Thiên Chúa Tình Yêu Nhân Hậu và Mẹ Maria đầy ơn phước “xin cầu cho chúng con là những kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen”.

Và tới đây bạn có thể ghi tiếp của đầy dư ban cho kẻ đói nghèo chính là những gì bạn đang ưu tư khắc khoải, trăn trở và ước vọng trong những ngày sắp sửa bước sang một năm mới, tuỳ theo tâm trạng và hoàn cảnh thích hợp trong sự chấp nhận cái nghèo hèn khốn nạn của mình, mà không buộc phải phó thác linh hồn vào tay kẻ ác; không làm cho lương tâm mình bị tê liệt phải thoả hiệp với những dối trá gian xảo bịp bợm; phải nhẫn tâm làm kẻ sát sinhnhững hình hài thai nhi vô tội, xây dựng quang vinh danh vọng giàu sang và những từ đường dòng tộc nguy nga tráng lệ trên xương máu của những kẻ đói nghèo.

Sau đó bạn thử ngẫm nghĩ xem: Của đầy dư được dành riêng, ban tặng cho quê hương mình, cho dân tộc, cho những người nghèo cư ngụ nơi xứ sở này chính là gì, khi mà vẫn đang xảy ra những biến động khôn lường và nhữngmối lo toan bất an của đời sống. Liệu mai đây dân tộc mình, quê hương mình có rơi vào hoàn cảnh tương tự như “một Do Thái thứ hai” thời lưu đày Babylon?

Và khai bút tác phẩm nghệ thuật đầu năm.

Vào những ngày cuối năm với những bộn bề vất vả chạy ngược xuôi, tranh thủ cố vét một cú hàng chót để yên tâm đón ba ngày Tết tưng bừng, rồi sau đó bạn sẽ dành thời gian gửi lời chúc mừng đầu năm và cũng sẽ nhận lại được những lời chúc tương tự. Khi bạn rảnh rỗi đọc lại lá thư của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II gửi cho các nghệ sĩ, cảm xúc của bạn thế nào, tâm trạng có gì thay đổi, có khác đi rất nhiều so với lần đọc đầu tiên hay không. Và nếu đây là lá thư đầu tiên tình cờ bạn được đọc thì những lời vàng ngọc trong lá thư ấy có làm cho bạn thêm hứng phấn tự tin để khai bút tạo ra một tác phẩm nghệ thuật sau đêm Giao Thừa. Hoặc nếu như quá mệt, dòng chảy suy tư, ý tưởng mới chưa kịp xuất hiện, thì bạn có thể ghi vài dòng trên nhật ký blog cá nhân mà nội dung có thể chẳng liên quan tới sự ưu tư về chuyện giàu nghèo, ví dụ như:

-Những ngày cuối năm này, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa và bỏ đi những gì đã hư cũ để chuẩn bị đón Giao Thừa trong giây phút “tống cựu nghênh tân”. Thế nhưng, lá thư chứa đầy ân tình, ơn nghĩa Thánh của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II luôn đọng lại nhiều cảm xúc, sẽ không bao giờ là cũ kỹ theo thời gian. Hướng về bàn thờ Ông BàTổ Tiên,tưởng nhớ những người đã khuất, xin cùng hiệp thông cầu nguyện Một Năm Mới Bình An cho quê hương đất nước, cho ông bà cha mẹ, những người trong gia đình và bạn bè thân yêu hiện hữu ở gần, cũng như đang ở xa.

TRẦN CÔNG ANH THÁI

Tháng Chạp – 2012 Nhâm Thìn
(*) Xin dẫn vào đường link nội dung Thư Đức Thánh Cha GioanPhaolô II gửi các nghệ sĩ.
(Xin đọc bài kế tiếp (2)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sống Thảo Hiếu, Mùng Hai Tết, Lm Tạ Duy Tuyền (2/4/2013)
Năm Mới Cầu Gì? Mồng Một Tết, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (2/4/2013)
Giao Thừa Đoàn Tụ, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (2/4/2013)
Hai Con Rắn Trong Thánh Kinh, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (2/3/2013)
Thử Tìm Hiểu Về ''mối Quan Hệ'' Giữa Mẹ Maria Và Chúa Giêsu (2/1/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Đức Thánh Cha Ban Ơn Toàn Xá Nhân Ngày Thế Giới Các Bệnh Nhân (1/31/2013)
Con Dốc Lòng Chừa Cải Và Lánh Xa Dịp Tội (1/31/2013)
Từ Cấm, Kỵ (1/31/2013)
Nội Dung Lá Thư Đức Thánh Cha Gioanphaolô Ii Gửi Các Nghệ Sĩ(2) (1/31/2013)
Tin/Bài khác
Lễ Tân Niên - Cầu Bình An Cho Năm Mới (1/30/2013)
Tìm Hiểu Sứ Điệp Ngày Thế Giới Các Bệnh Nhân 2013 (1/30/2013)
Xin Cám Ơn Em ''hậu Sanh Khả Úy!'' (1/28/2013)
Cây Nêu (1/28/2013)
Hôm Nay Ứng Nghiệm Lời Kinh Thánh (1/28/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768