Làm chứng cho sự thật – Lm. Tạ Duy Tuyền.
Có
4 bà mẹ ngồi tán ngẫu với nhau. Các bà huyên thuyên nói về
những đứa con của mình. Một bà khoe:
-
Thằng Tí nhà tôi thế nào lớn lên cũng làm kỹ
sư. Hễ nhà có món
đồ nào mới mua về, thì nó cũng tìm cách tháo tung ra để coi máy móc bên trong chạy ra
sao.
Bà thứ
nhì nói:
-
Thằng Tèo nhà tôi, đoán chắc sau này nó sẽ trở
thành luật sư. Ai nói
gì nó cũng cãi cho bằng được!
Bà thứ ba
than:
- Thằng
con tôi có lẽ cũng sẽ trở thành họa sĩ, vì
tường nhà không có chỗ nào mà không có nốt vẽ
của nó!
Bà cuối
cũng góp chuyện, sau khi suy nghĩ:
- Thằng
nhỏ nhà tôi số nó sẽ trở thành bác sĩ thôi. Chà! Hễ
có việc gì kêu nó thì chả bao giờ nó tới ngay cho
người ta nhờ!
Vâng, mong con thành đạt là ước
mơ chung của cha mẹ. Người
mẹ nào mà không mong cho con mình mau khôn mau lớn.
Người cha nào mà không mong cho con mình mai sau công thành danh
toại. Nhiều gia đình chấp nhận nghèo đói
để có tiền cho con ăn học.
Nhiều gia đình sẵn sàng bất chấp mọi
phương tiện như: biếu xén, qùa cáp, chạy
chọt cho con được một thứ hạng,
một bằng cấp cho dù là ảo hay không thực
lực với tài trí con mình. Xem ra con người ngày nay
nhắm đầu tư vào trí hơn là đức. Câu khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu
học văn" đã lỗi thời hay chỉ còn là
một sáo ngữ không còn phù hợp với văn minh con
người hôm nay.
Thiếu đầu tư vào giáo dục
đức dục con người như đang vong thân, xa
rời với xã hội và tự khép mình trong hoang
đảo cô đơn và lạnh lùng. Phát triển trí
tuệ nhưng nhân đức không được trau
dồi cân xứng, người ta sẽ dễ dàng
đối xử với nhau "có lý mà không có tình". Mọi quan hệ giữa người với
người đều phải hạch toán, lời
mất, được thua. Con người hôm nay tính
toán sòng phẳng với nhau hơn là sống tương
thân tương ái, "tối lửa tắt đèn có
nhau" mà chỉ là "đèn nhà ai - nhà ấy
rạng" hay an phận thủ
thường theo chủ nghĩa "mackeno" cho xong.
Một xã hội đang chuyển mình
như thế, liệu người kytô hữu chúng ta có dám
lội ngược dòng để sống theo
đòi hỏi của Tin mừng hay không? Tin mừng đòi
hỏi chúng ta hãy yêu tha nhân như chính mình và sẵn lòng
phục vụ tha nhân. Chính Đức Giê-su
Ngài đã đến không phải để được
phục vụ mà là để cúi mình phục vụ tha nhân.
Chính Ngài đã chấp nhận tan biến đời mình
để nên nguồn sống cho nhân trần.
Hôm nay, lễ suy tôn Chúa làm Vua, Giáo
hội nhắc nhở chúng ta, là Kytô hữu tức là công
dân của Nước Thiên Chúa chúng ta được
mời gọi xây dựng nước Chúa ở trần gian
bằng sự hiệp nhất yêu thương nơi
những người con của Chúa có chung một Cha trên
trời. Sự hiệp nhất đó phải
được xây dựng từ nơi gia đình, nơi
xứ đạo chúng ta. Phải xóa
bỏ những tị hiềm, ghen ghét, những bất
công, hận thù trong cuộc sống giữa người
với người. Mỗi người
Kitô hữu khi lãnh nhận bí tích rửa tội còn
được mời gọi làm chứng cho sự
thật giữa thế gian. Điều
đó còn mời gọi chúng ta phải cùng nhau loại
trừ điều gian dối, chua ngoa và xây dựng một
nền công lý và sự thật giữa thế gian còn quá
nhiều bất công và gian dối. Sự hiệp
nhất yêu thương còn mời gọi chúng ta sống
tương thân, tương ái với nhau, sống nâng
đỡ và chia sẻ vui buồn với nhau trong tình
nghĩa anh em một nhà.
Vâng, cuộc đời hôm
nay có lẽ sẽ vui hơn nếu người ta biết
sống chân thành với nhau. Cuộc sống này sẽ
bớt ưu sầu nếu người ta thôi nghi ngờ
và kết án lẫn nhau. Cho
dù cuộc đời có thay trắng đổi đen.
Con người có lấy ân báo oán,
nhưng người kytô hữu không vì thế mà đánh
mất bản tính của mình là sống thánh giữa
đời để kiến tạo một nền công lý
và hòa bình trên mặt địa cầu này. Vì chúng ta vẫn
mong chờ một ngày kia Nước Chúa
sẽ trị đến và Ngài sẽ ngự đến
trên mây trời để ban thưởng hạnh phúc
trường tồn cho những ai thành tâm thiện chí
sống và thực thi giáo huấn của Ngài.
Vì thế, dù rằng chúng
ta đang sống trong một thế giới thiếu
vắng tình người, một thế giới đầy
bóng tối của đam mê lầm lạc. Chúng ta
phải can đảm thắp lên giữa dòng đời
này. Ánh sáng của con người ngay thẳng, không gian tham,
xảo quyệt. Ánh sáng của bác ái yêu thương
để nhạy cảm trước cảnh khốn cùng
của tha nhân. Ánh sáng của bao dung để cảm thông
nâng đỡ nhau hầu xoá bỏ hận thù, chiến
tranh. Ánh sáng ấy cần tỏ hiện trong từng gia
đình. Nơi mà các thành viên cần phải là ánh sáng
để dẫn dắt nhau. Nơi gia đình không thể
mất ánh sáng niềm tin, tình yêu và tha thứ. Cần có ánh
sáng niềm tin để mọi người tin
tưởng nhau. Gia đình cũng cần có ánh sáng tình yêu,
để mọi người biết phục vụ
lẫn nhau và xây dựng hạnh phúc cho nhau. Gia đình
cũng cần sự tha thứ để cảm thông và
nâng đỡ nhau, hầu giúp nhau sống đúng phẩm
giá làm người và làm con Thiên Chúa.
Ước gì mỗi
người tín hữu chúng ta biết xây dựng
Nước Chúa ở trần gian bằng cuộc sống
chứng nhân cho tình yêu, cho chân lý và công bình giữa thế giới
hôm nay. Amen.
|