MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: năm đức tin 2012
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tông Thư – Tự Sắc Porta Fidei (#1)
Thứ Tư, Ngày 21 tháng 11-2012
Tông thư – Tự sắc Porta Fidei             WHD 

 1. “Cánh cửa đức Tin” (x. Cv 14, 27) dẫn vào đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, đồng thời mở ra con đường bước vào Giáo hội, vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho ơn biến đổi uốn nắn tâm hồn. Bước qua cánh cửa đó là dấn bước vào một cuộc hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu bằng bí tích Rửa Tội (x. Rm 6, 4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và hoàn tất với việc vượt qua cái chết, tiến đến sự sống đời đời, là hoa quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã dùng ơn Chúa Thánh Thần mà muốn cho tất cả những ai tin nơi Người đều được thông phần vào vinh quang của Người (x. Ga 17, 22). Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – chính là tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Đấng là Tình yêu (x. 1 Ga 4, 8): Chúa Cha, khi đến thời viên mãn, đã sai Con của Người đến cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã chuộc tội trần gian trong mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Người; Chúa Thánh Thần dẫn dắt Giáo hội qua các thời đại, đang khi mong chờ cuộc quang lâm vinh hiển của Chúa.

2. Khi bắt đầu đảm nhận sứ vụ Kế vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc đến việc cần phải tái khám phá hành trình đức Tin để luôn làm nổi bật niềm vui và niềm hưng phấn mới của việc gặp gỡ Đức Kitô. Trong Bài giảng Thánh lễ khai mạc sứ vụ Giáo hoàng, tôi đã nói: “Toàn thể Giáo hội và các Mục tử trong Giáo hội, cũng như Đức Kitô, phải lên đường để đưa con người ra khỏi sa mạc, đến nơi có sự sống, đến việc làm bạn với Con Thiên Chúa, đến với Đấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống dồi dào” [1].Tuy nhiên, các Kitô hữu lại thường quan tâm nhiều hơn tới những kết quả của sự dấn thân về phương diện xã hội, văn hóa và chính trị, cứ tưởng rằng đức Tin là tiền đề hiển nhiên của đời sống xã hội. Nhưng thực tế cho thấy tiền đề ấy không chỉ không còn được coi là hiển nhiên nữa mà thậm chí còn thường bị phủ nhận. [2]. Trong khi ngày xưa, có thể nhận ra một hệ thống văn hóa thống nhất, được nhiều người chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức Tin và những giá trị chịu ảnh hưởng của đức Tin, thì ngày nay, trong các lãnh vực lớn của xã hội có lẽ không còn như vậy nữa, do cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức Tin đã ảnh hưởng tới nhiều người.

3. Chúng ta không thể chấp nhận để muối nhạt đi và ánh sáng bị che khuất (x. Mt 5, 13-16). Con người ngày nay, cũng giống như người phụ nữ Samaria, có thể cũng lại cảm thấy cần phải đến bên giếng nước để lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng mời gọi hãy tin vào Người và múc lấy nước hằng sống từ Người trào ra (x. Ga 4, 14). Chúng Giáo hội trung thà nh truyền lại, và bằng Bánh Hằng Sống, được ban cho để nâng đỡ tất cả những ai làm môn đệ Chúa (x. Ga 6, 51). Quả thật, giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ trong thời đại chúng ta: “Các con hãy làm việc không phải để được của ăn hay hư nát, nhưng để được lương thực thường tồn” (Ga 6, 27). Câu hỏi đã được mọi người nghe Chúa nói đặt ra, cũng là câu hỏi của chúng ta ngày nay: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (Ga 6, 28). Chúng ta biết Chúa Giêsu trả lời ra sao: “Việc Thiên Chúa muốn là: Anh em hãy tin vào Đấng mà Người đã sai đến” (Ga 6, 29). Vậy, tin vào Chúa Giêsu Kitô chính là con đường chắc chắn đạt tới ơn cứu độ.

4. Từ những điều nói trên, tôi quyết định mở một Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng Mười 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II, và sẽ kết thúc vào ngày đại lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, 24 tháng Mười Một 2013. Ngày 11 tháng Mười 2012, cũng sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo, được vị Tiền nhiệm của tôi, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II [3] ban hành, với mục đích trình bày cho mọi tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức Tin. Văn kiện này là thành quả đích thực của Công đồng Vatican II. Thượng Hội đồng Giám mục khóa họp ngoại thường năm 1985 đã mong ước văn kiện này được sử dụng trong việc dạy giáo lý [4]; và toàn thể hàng Giám mục của Giáo hội Công giáo đã cộng tác thực hiện văn kiện này. Chính tôi cũng đã triệu tập Đại hội toàn thể Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng Mười năm 2012 về đề tài Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức Tin Kitô giáo. Đây sẽ là một cơ hội thuận lợi để đưa toàn Giáo hội bước vào một giai đoạn suy tư đặc biệt và tái khám phá đức Tin.Đây không phải lần đầu tiên Giáo hội được kêu gọi cử hành Năm Đức Tin. Vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, Tôi tớ Chúa Phaolô VI cũng đã ấn định Năm Đức Tin tương tự vào năm 1967, để kỷ niệm cuộc tử đạo của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, nhân 1900 năm cuộc làm chứng cao cả của các ngài. Đức cố giáo hoàng đã nghĩ đến việc kỷ niệm này là một thời điểm long trọng để toàn thể Giáo hội chính thức và chân thành “tuyên xưng cùng một đức Tin”; ngoài ra, ngài mong muốn đức Tin được củng cố “về phương diện cá nhân cũng như tập thể, có tự do và ý thức, nơi nội tâm cũng như bên ngoài, khiêm tốn và chân thành” [5]. Ngài tin rằng bằng cách này toàn thể Giáo hội sẽ “ý thức rõ rệt hơn về đức Tin của mình, để làm tươi mới đức Tin, thanh luyện, củng cố và tuyên xưng đức Tin” [6]. Những xáo trộn lớn diễn ra trong Năm Đức Tin ấy càng cho thấy rõ cần phải có một cuộc cử hành như thế.Năm Đức Tin ấy đã kết thúc với Bản Tuyên xưng Đức Tin của Dân Chúa [7], cho thấy có biết bao nội dung cốt yếu từ các thế kỷ qua, vốn là gia sản của mọi tín hữu, cần phải được củng cố, hiểu biết và ngày càng đào sâu hơn, để đưa ra chứng từ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đã khác xưa.

5. Trong một số khía cạnh, vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi đã coi Năm Đức Tin ấy như “một hệ quả và là một yêu cầu của thời hậu Công đồng” [8], ngài ý thức rõ về những khó khăn nghiêm trọng của thời đại, nhất là về việc tuyên xưng đức Tin chân thật và sự giải thích đức Tin đúng đắn. Tôi cho rằng việc khởi sự Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II có thể là một cơ hội thuận lợi để hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị phụ để lại như di sản, - theo như lời Chân phước Gioan Phaolô II - “không hề mất giá trị và vẻ ngời sáng”. Các văn kiện ấy cần phải được đọc một cách đúng đắn, được phổ biến rộng rãi và tiếp nhận thấu đáo như những văn kiện quan trọng và mang tính quy phạm thuộc Huấn quyền, trong Truyền thống của Giáo hội… Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nói rõ Công đồng chính là hồng ân Giáo hội được hưởng trong thế kỷ XX: Công đồng mang lại cho chúng ta một chiếc la bàn đáng tin cậyđể định hướng trong cuộc hành trình thế kỷ đang mở ra” [9]. Tôi cũng muốn mạnh mẽ nhắc lại những gì tôi đã nói về Công đồng sau vài tháng được bầu lên kế vị Thánh Phêrô: “Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đúng đắn, thì Công đồng ngày càng sẽ và luôn trở thành một nguồn lực lớn lao cho việc thực hiện cuộc canh tân vốn luôn cần thiết đối với Giáo hội” [10].

_(còn tiếp)_________

Chú thích

 

[1] Bài giảng Thánh lễ Khai mạc sứ vụ Phêrô của Giám mục Rôma (ngày 24 tháng Tư, 2005): AAS 97 (2005), 710, DC 102 (2005) p.547.

[2] x. Bênêđictô XVI, Bài giảng Thánh l tại Terreiro do Paco, Lisbon (ngày 11 tháng Năm 2010): Insegnamenti VI, 1 (2010), 673, DC 107 (2010), tr. 515.

[3] x. Gioan Phaolô II, XD. Apost. Fidei depositum (ngày 11 tháng Mười 1992): AAS 86 (1994), 113-118; DC 90 (1993) tr. 1-3.

[4] x. Phúc trình kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường lần thứ hai (ngày 7 tháng Mười Hai 1985), II, B, a, 4 inEnchiridion Vaticanum, vol. 9, n. 1797, DC 83 (1986), tr.39.

[5] Phaolô VI, Tông huấn Petrum et Paulum Apostolos, nhân kỷ niệm 1900 năm cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô (ngày22 tháng Hai 1967): AAS 59 (1967), 196, DC 64 (1967) col. 484-485.

[6] Như trên, 198.

[7] Phaolô VI, Long trọng tuyên xưng Đức Tin, Bài giảng Thánh lễ kỷ niệm 1900 năm cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Phaolô, kết thúc Năm Đức Tin (ngày 30 tháng Sáu 1968): AAS 60 (1968), 433 - 445, DC 65 (1968) col. 1249-1258.

[8] Phaolô VI, Tiếp kiến chung (ngày 14 tháng Sáu 1967): Insegnamenti V (1967), 801, DC 64 (1967) col.. 1162.

[9] Gioan Phaolô II, Tông thư Novo Millennio Ineunte (ngày 6 tháng Giêng 2001), n. 57: AAS 93 (2001), 308, DC 98 (2001), tr. 88.

[10] Huấn từ tại Giáo Triều Rôma (ngày 22 tháng Mười Hai 2005): AAS 98 (2006), 52, 103 DC (2006), tr. 63.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Canh Tân Giờ Kinh Gia Đình Năm Đức Tin (12/20/2012)
Những Vấn Đề Khoa Học Và Đức Tin (12/5/2012)
Phỏng Vấn: Khoa Học Và Đức Tin (11/30/2012)
Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi (11/29/2012)
Kinh Năm Đức Tin (đã Được Hđgmvn Chuẩn Nhận) (11/24/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Năm Đức Tin: Ý Nghĩa Và Giá Trị Của Sự Đau Khổ (11/21/2012)
Sống Đức Tin (11/21/2012)
Tin/Bài khác
Đức Tin Và Những Thử Thách Thời Sơ Khai (11/16/2012)
Đức Tin Và Bí Tích (11/15/2012)
 Đức Tin Và Khoa Học: 16. Phản Biện Hay Đồng Thuận Về Thuyết Tiến Hoá (11/14/2012)
 Đức Tin Và Khoa Học: 15. Tạo Dựng Thiên Thần Và Nhận Biết Thiên Chúa (11/14/2012)
Chia Sẻ Về Một Niềm Tin (11/14/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768