Tấm
lòng.
Lời
Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta tấm gương đạo
đức chân thành của hai người phụ nữ
nghèo của nhưng giàu lòng: một người thời
ngôn sứ Êlia và một người thời Chúa Giêsu.
Thời
ngôn sứ Êlia, khi Thiên Chúa làm hạn hán trên đất
nước Do Thái để phạt vua tôi của
nước này, ngôn sứ Êlia được lệnh Chúa
tạm lánh sang xứ Sarépta. Ở đó ngôn sứ đã
gặp một phụ nữ đầy lòng tin cậy vào
lời hứa của Chúa, bà đã liều chết đói,
hy sinh chút bột và dầu còn lại làm bánh nuôi ngôn sứ,
nhưng Chúa đã trả công bội hậu cho bà và
đứa con trai duy nhất thoát cảnh đói khổ. Câu chuyện này đã được Chúa Giêsu
nhắc tới rõ rệt một lần và lần khác Ngài ám
chỉ đến.
Một
phụ nữ khác thời Chúa Giêsu, đang sống trong
cảnh túng thiếu, thế mà bà đã đem cả số
tiền lương công nhật, tức là những gì bà có
để nuôi sống mình, bỏ vào hòm tiền dâng cúng cho
nhà thờ, và Chúa đã khen bà là bỏ nhiều, dâng cúng
nhiều hơn những người giàu khác, tại sao
vậy? Bởi vì trước mặt Chúa, những công
việc từ thiện, và cả những việc
đạo đức mà những người giàu có, cụ
thể là giới kinh sư và Pharisêu, chỉ là những
phương tiện trục lợi, hay xây dựng danh giá
và địa vị cho họ, chứ không phải do lòng
kính mến Chúa hay thương yêu người mà phát
xuất. Hạng người như thế
ở thời đại nào và ở nơi nào cũng có
với những cách thức khác nhau. Họ là tỷ
phú hay triệu phú, họ bỏ ra một vài triệu
để đóng góp vào công việc từ thiện hay xây
cất những công trình lớn thì động lực chính
có khi không phải là đức ái, mến Chúa yêu
người, mà chỉ là giá mua danh vọng. Không
nên chờ đợi những người như thế
hành động một cách âm thầm, ẩn danh. Thành
thử số tiền hay công lao khó
nhọc họ bỏ ra có thể là nhiều nhưng
thực sự họ chẳng cho hoặc dâng hiến
được bao nhiêu. Đó là cuộc
đầu tư một vốn bốn lời, đó là
sự lợi dụng tôn giáo và bác ái chứ không phải là
phục vụ.
Trái
lại, người đàn bà góa trong Tin Mừng tỏ ra
biết phục vụ tôn giáo hết mình: hòm tiền ở
hành lang nhà thờ, chắc là thu góp
để xây cất hoặc bảo trì bảo quản
đền thờ, vì thời Chúa Giêsu đền thờ
vẫn chưa hoàn thành. Bà không cần biết ai đóng góp
bao nhiêu, bà chỉ thấy có bổn phận đóng góp
để tỏ lòng tôn thờ kính mến Chúa theo khả năng của mình. Cho nên, bà có bao
nhiêu thì dâng cúng bấy nhiêu mà không hề lo đến
tương lai, đến ban chiều, đến ngày mai
sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng sự mà không
biết lợi dụng tôn giáo hay Thiên Chúa.
Chính
vì thế Chúa Giêsu khen bà đã dâng cúng nhiều hơn
những người khác: xét về số lượng khách
quan thì số tiền một phần tư xu so với
năm, ba chục ngàn hoặc từng mấy trăm ngàn hay
một triệu thì thật mỉa mai, đáng tức cười.
Nhưng vì căn cứ trên ý hướng để đánh
giá trị công việc, cho nên Chúa thấy hai đồng
tiền nhỏ của người phụ nữ vô danh này
nhiều hơn hết. Điều có nghĩa là những
công việc đạo đức và từ thiện, bác ái
hơn nhau ở động lực và lý do hay mục
đích chứ không phải ở số lượng:
người đàn bà này đang túng thiếu, nhưng bà
đã thực sự quên mình để chỉ nghĩ
đến Chúa, tới ích lợi chung, trong khi đó
những người dâng cúng nhiều lại chỉ đi
tìm mình, tìm danh tiếng vẻ vang cho mình mà quên Chúa. Số tiền họ dâng cúng tuy nhiều nhưng
họ có mất mát gì đâu, trái lại còn được
lời về danh giá và tiếng khen. Chính vì những lý
do đó mà Chúa Giêsu đã cho rằng bà ta dâng cúng nhiều
hơn những người khác.
Hơn
nữa, đối với Thiên Chúa, điều quan
trọng không phải là bao nhiêu, nhiều hay ít, miễn là
với cả tấm lòng. Đúng vậy, của cải thì
có hạn, người nhiều người ít, công sức
cũng có hạn, kẻ nhiều khả năng, kẻ ít
khả năng, nhưng tấm lòng thì kể như vô biên
giới, và Chúa nhìn vào nơi thẳm sâu của cõi lòng
từng người, cõi lòng vô biên giới ấy cân đo
những gì là trong sáng, những gì là u tối, những gì là
thẳng thắn, những gì là cong queo, để rồi
Chúa đánh giá và thưởng công. Vì thế,
số lượng nhiều ít của cải vật
chất đem ra để chia sẻ không có giá trị
nhiều, chính tấm lòng yêu thương quảng
đại bên trong mới quan trọng và có giá trị
trước mặt Thiên Chúa. Người
ta nhìn bên ngoài, còn Thiên Chúa nhìn bên trong, đó là trường
hợp bà góa, bà dâng của và dâng cả tấm lòng. Cách cho quý hơn của cho. Của cho kèm theo tấm lòng là của cho quý hóa nhất.
Như vậy, bài học chúng ta cần
ghi nhớ và suy nghĩ là cách chúng ta làm việc bác ái từ
thiện thế nào.
Thường thường ai cũng muốn làm việc
để được người khác đề cao khen
thưởng, nhưng trong việc bác ái, cụ thể là
việc bố thí, thì Tin Mừng nói rõ: “Cha ngươi,
Đấng thấu suốt cả nơi kín nhiệm
sẽ thưởng công cho ngươi”, nghĩa là làm phúc
bố thí để cho Chúa biết, Chúa thấy, đó
mới là mục đích, đó mới là quan trọng.
Điều quan trọng ở đây là chính Chúa thấy
trong sự kín nhiệm, kín đáo, loài người không
thấy, không biết, nhưng Chúa thấy và Chúa biết
tất cả và Chúa có phần thưởng của Ngài. Ở đời, ai làm gì cho chúng ta, chúng ta cũng
dành một phần thưởng tương xứng cho
họ, huống chi Thiên Chúa. Nhưng có
điều chắc chắn là Chúa sẽ thưởng
đời sau, cũng có khi Chúa thưởng ngay đời
này. Như vậy, rõ ràng làm việc lành để ca
tụng Chúa chứ không phải để ca tụng mình,
nếu được người ta ca tụng là đã lãnh
phần thưởng rồi, và như thế có thể
sẽ không còn công phúc trước Thiên Chúa nữa.
Chúng
ta hãy nghĩ xem: chúng ta thường làm những việc
đạo đức, những việc bác ái, chia sẻ,
những cách đối xử với người khác
như thế nào? Có phải với tấm lòng chân thực
hay vì những lý do gì khác? Chúng ta hãy nhớ: Chúa căn
cứ vào tấm lòng chúng ta mà thưởng công cho chúng ta.
|