Sự Khiêm Nhường của các Thánh
(Chương này trích nguyên văn từ cuốn sách
“Một năm với những vị Thánh”)
(A Year with the Saint)
1. Tầm quan trọng của nhân đức khiêm nhường:
Khiêm nhường là nền tảng của mọi nhân đức; vì thế, trong một linh hồn không có nhân đức này thì không có nhân đức đích thực, nhưng chỉ là bề ngoài mà thôi. Cũng trong việc này, khiêm nhường là thiên hướng đúng đắn nhất của tất cả quà tặng từ thiên đàng, và cuối cùng, khiêm nhường cần thiết cho sự hoàn thiện. Ðể thành đạt trên mọi đường lối trước tiên phải khiêm nhường; thứ đến, phải khiêm nhường; thứ ba phải khiêm nhường, và nếu câu hỏi lập đi lập lại một trăm lần, tôi cũng sẽ chỉ có một câu trả lời mà thôi. - Thánh
Ignatius.
Thánh Vincent de Paul nhân thức rằng trong mọi bước tiến và ơn sủng ngài nhận được đều do nhân đức này; và vì lý do đó, ngài ghi nhớ nó sâu đậm và ước muốn mãnh liệt được giới thiệu nó vào giáo đoàn của ngài.
Thánh Aloysius Gonzaga nhận biết sự thật này rất tốt, và đã chịu đau khổ nhiều hơn hết để đạt được nhân đức này.Vì dự tính này mỗi ngày ngài cầu nguyện đặt biệt với các Thiên Thần để các ngài trợ giúp ngài đi trên con đường vương giả, mà chính các ngài cũng bước đi trên đó, để rồi cuối cùng ngài thành công để đạt được vị trí như một trong những ngôi sao rơi xuống khỏi thiên đàng vì kiêu ngạo.
Có một người tên là Pascasius nói rằng trong hai mươi năm ông không bao giờ xin Chúa điều gì ngoại trừ ơn khiêm nhường, và như thế ngài có được một chút ơn đó. Mặc dầu vậy, khi không ai có thể đuổi được ma quỷ khỏi một người, Pascasius vừa mới bước vào nhà thờ thì ma quỷ thét lên, “Tôi sợ ông này,” và lập tức ra khỏi Fra Maffeo, một người bạn của thánh Phanxicô, người đã một lần nghe, trong một buổi họp về khiêm nhường, rằng có một người hết lòng phụng sự Chúa thật phi
thường trong nhân đức này, và nhờ ơn đó, Chúa đổ đầy trên anh ta những món quà thiêng liêng. Vì thế, anh ta được linh ứng với tình yêu lớn lao dành cho nó, khiến cho anh ta thề rằng sẽ không nghĩ ngơi đến khi nào nhận thức rằng anh ta có được ơn đó. Ðoạn anh ta đóng cửa phòng, xin Chúa cho được ơn khiêm nhường thật, bằng việc khóc lóc, ăn chay, than van, và cầu nguyện nhiều. Một ngày kia ông đi vào rừng, và trong khi thở dài và xin ơn này từ Chúa; đang khi thốt lên kinh nguyện ông nghe Chúa nói: “Fra Maffeo, con sẽ cho gì để được khiêm nhường?” Ông ta trả
lời, “Con sẽ cho đôi mắt của con!” “Và Ta,” Chúa trả lời, “Ta muốn cho con đôi mắt và ơn con xin.” Thình lình trong lòng anh ta trào dâng một niềm vui, cùng lúc đó anh ta có một ý nghĩ thấp hèn nhất về mình, anh ta tự thấy mình là người rốt hết.
2. Tầm quan trọng của nhân đức khiêm nhường:
Khiêm nhường là mẹ của nhiều nhân đức. Từ đó sinh ra nhân đức vâng lời, kính sợ Chúa, yêu mến Chúa, kiên nhẫn, khiêm tốn, hiền hòa và bình an; vì thế, ai khiêm nhường vâng lời tất cả dễ dàng, sợ làm phiền người khác, duy trì được sự bình an với mọi người, tỏ ra nhã nhặn với tất cả mọi người, phục tùng mọi người, không làm phiền và mất lòng ai, và không cảm thấy nhục nhã khi bị tổn thương. Anh ta sống hạnh phúc và mãn nguyện, và hết sức bình an .
- Thánh Thomas ở Villanova.
Ở đây chúng ta thấy lý do tại sao Thánh Phanxicô,Thánh Vincent de Paul và nhiều vị khác trở nên xuất sắc trong tất cả những nhân đức nêu trên. Ðó là vì các ngài xuất sắc trong nhân đức khiêm nhường.
Thánh Jane Frances de Chantal có được nhiều cảm tình dành cho nhân đức này khiến cho thánh nữ canh giữ mình với sự chú tâm cao, để không cho phép một cơ hội nhỏ nhất nhằm thực hành nhân đức khiêm nhường và không để vuột mất nó. Có một lần thánh nữ nói với Thánh Francis de Sales rằng, “Cha thân mến, con xin cha, vì lòng yêu mến Chúa, hãy giúp cho con được khiêm nhường.”
3. Mối nguy hại của sự thiếu khiêm nhường:
Ai không khiêm nhường, không thể nào kéo được ơn ích từ việc suy niệm, nơi đó bất kỳ nguyên tử của sự thiếu khiêm nhường, xem ra không là gì cả, gây nên những thiệt hại thật lớn lao. - Thánh Têrêsa.
Một hôm Ðức Mẹ cầu nguyện với người Con Chí Thánh của Người để nài xin những ơn thiêng liêng cho Thánh Bridget. Nhưng Ngài trả lời rằng: “Ai tìm kiếm những gì cao quý trước tiên phải thực hành việc trở nên bé nhỏ, bằng con đường khiêm nhường.”
Vì thế, khi Chân Phước Clara ở Mintefalco kinh nghiệm một thú vui vô bổ trong một số việc người làm, Chúa đã rời khỏi người trong mười lăm năm. Chân phước không thể đạt được Ánh Sáng và ơn Biết Lo Liệu (consolation) từ thiên đàng trong suốt thời gian đó, mặc dù người van xin thật tha thiết, với nước mắt, cầu nguyện, và thi hành kỷ luật.
4. Sự cần thiết của nhân đức khiêm nhường:
Sự khiêm nhường cần thiết không chỉ để có được các nhân đức khác nhưng ngay cả ơn cứu độ. Vì Chúa đã chứng thực rằng, cổng thiên đàng thì nhỏ hẹp và nó chỉ đủ chỗ cho những ai bé mọn.
- Thánh Bernard.
Vì điều kiện sống, Người Pharisiêu tách rời khỏi dân chúng, và môn phái này hình thành một trật tự tôn giáo, trong đó họ cầu nguyện, ăn chay, và thực thi nhiều việc tốt, nhưng những thứ đó chỉ là, bất kể, như Chúa khiển trách. Tại sao lại như vậy? Vì không có nguyên nhân nào khác hơn là ngài muốn sự khiêm nhường; vì người Pharisiêu hài lòng với những công việc tốt, và được vinh danh vì chúng như họ chính là nguyên nhân của các nhân đức.
Ðức Giám Mục William ở Lyons, kể lại trong hồi ký rằng có một thầy tu thường hay vi phạm luật thinh lặng, nhưng khi bị tu viện trưởng quở mắng anh ta đã cải thiện, và trở nên người rất nghiện nhặt và mộ đạo khiến cho anh ta xứng đáng nhận được từ Chúa nhiều mặc khải. Bấy giờ, việc xảy ra là có một người ẩn tu gần đến giờ lâm chung, ước ao nhận được những Bí Tích cuối cùng đã nhắn với Cha tu viện trưởng. Tu viện trưởng ra đi mang theo một thầy tu thinh lặng. Trên đường đi, một tên cướp, nghe tiếng chuông, theo sau Mình Thánh Chúa xa xa từ căn phòng của người hấp hối; anh ta dừng lại bên ngoài,
nhưng nhận thấy mình không xứng đáng để đi vào nơi ở của vị thánh. Sau khi người khổ tu ẩn dật đã xưng tội và nhận Bí Tích với lòng khiêm nhường, tên ăn cướp lập đi lập lại ở cửa, “Ôi thưa cha, nếu con là cha thì sung sướng biết bao nhiêu!” Vị ẩn tu nghe thấy thầm nói, với lòng tự phụ và tự mãn, “Anh nói đúng khi muốn điều này, ai có thể nghi ngờ điều này?” và lập tức trút hơi thở cuối cùng. Lúc đó người tu sĩ bắt khóc, và đi khỏi Tu Viện Trưởng. Tên cướp đi theo họ, với nước mắt và sự chê ghét tội lỗi mình, và đầy lòng ước ao được xưng tội và làm việc đền tội, khi họ sớm đến tu
viện. Nhưng anh ta không đến được nơi đó, vì trên đường đi anh ta ngã quỵ và chết. Tai nạn này làm cho vị tu sĩ sung sướng và cười lớn; và khi được hỏi tại sao anh ta lại khóc vì cái chết của vị ẩn tu nhưng lại vui vì tên cướp, anh ta trả lời: “Vì người ẩn tu thì hư mất, vì hình phạt bởi sự tự mãn, và tên cướp thì được cứu, vì quyết tâm mạnh mẽ trong việc đền bù tội lỗi của anh ta; và sự đau khổ của anh ta lớn lao đến nỗi đã xóa bỏ tất cả những hình phạt.”
5. Vũ khí mạnh mẽ nhất để chiến thắng ma quỷ là sự khiêm nhường:
Vì ma quỷ không biết ơn khiêm nhường dùng để làm gì, và cũng không biết phải làm gì để phòng thủ với ơn đó. - Thánh Vincent de Paul.
Một hôm khi Macarius trở về phòng, anh ta gặp một con quỷ, hắn cầm một cái liềm cắt cỏ ở trên tay, cố gắng cắt anh ta ra từng mảnh, nhưng không thể làm được, vì mỗi khi hắn tới gần thì hắn mất đi can đảm. Ðoạn đầy tức giận, hắn nói, “Ta đau khổ rất nhiều vì mi, Ôi Macarius; vì ta muốn làm hại mi nhưng không được. Ta không thể. Thật lạ lùng! Ta làm tất cả những gì mi đã làm, và còn hơn thế nữa; đôi khi mi ăn chay, và ta không bao giờ ăn thứ gì cả; mi ngủ ít, ta không bao giờ nhắm mắt cả; mi trong sạch và ta cũng vậy. Chỉ có một thứ mi hơn ta thôi.” Macarius hỏi hắn. Con quỷ trả lời: “đó là sự khiêm nhường cao cả.”
Một hôm có con quỷ hiện ra với một thầy tu mang hình dáng của Thiên Thần Gabriel, và nói rằng hắn được Chúa gởi tới. Thầy tu trả lời, “Ta biết rằng ngươi không được Chúa sai đến.”
Khi một linh mục già trừ quỷ cho một người, hắn nói rằng hắn sẽ không bao giờ ra khỏi người đó nếu trước tiên ngài không nói cho hắn biết rằng những con dê và con cừu giống những gì. Linh mục tốt lành mau mắn trả lời; “Những con dê là tất cả những ai giống như tôi. Những con cừu giống ai thì có Chúa biết.” Với những lời này ma quỷ thét lên: “Vì sự khiêm nhường của mi ta không thể ở nơi đây nữa,” và lập tức xuất đi khỏi đó.
6. Ích lợi của nhân đức khiêm nhường:
Những người giữ mình thấp hèn trong việc tự đánh giá và thích được xem là bé mọn và bị khinh chê bởi người khác, thì làm vui lòng Chúa ở mức độ cao nhất và vì thế, Chúa hạ mình xuống trên họ, đổ xuống trên họ những kho tàng ơn sủng của ngài, tỏ cho họ những điều bí nhiệm, mời gọi và lôi kéo họ đến với Ngài một cách ngọt ngào. Vì thế, càng trở nên bé nhỏ và bị người khác lăng mạ, Chúa càng nâng họ lên để trở nên cao trọng trong cái nhìn của Ngài, và một ngày kia anh ta sẽ thấy rõ mình được nâng cao trong sự Thánh Thiện Ðích Thực.
- Thánh Thomas a Kempis.
Một hôm Thánh Gertrude nghe tiếng chuông rung của người mang Mình Thánh Chúa và cảm thấy chưa được sẵn sàng tốt như người mong muốn, đã nói với Chúa: “Con biết rằng Ngài đang đến với con: nhưng tại sao Ngài lại không tô điểm tâm hồn con trước với đồ trang sức là lòng sùng kính, để con được chuẩn bị xứng đáng để đến và gặp gỡ Ngài?” Nhưng Chúa trả lời: “Con biết rằng đôi khi Ta hài lòng vì nhân đức khiêm nhường hơn là lòng sùng kính.”
Một tu sĩ không thể hiểu được một đoạn Kinh Thánh, đã ăn chay trong bảy tuần, mà vẫn không hiểu được nên quyết tâm đến gặp một tu sĩ khác để hỏi về nó. Nhưng vì bạn của anh ta vừa đi ra khỏi phòng nên Thiên Thần đã hiện ra với ông và gởi lời nhắn từ Chúa rằng: “việc ăn chay của ông không làm vui lòng Chúa nhưng lòng khiêm nhường làm cho Chúa vui lòng hơn.” Ðiều đó đã tháo gỡ cho ông ta sự nghi ngờ.
Sau khi Tais trở về với Chúa, cô ta tự cảm thấy mình thật thấp hèn, về quá khứ gian ác của mình, đến nỗi cô không dám thốt lên thánh danh của Chúa ngay cả khi cầu khẩn Ngài, nhưng chỉ nói, “Lạy Ðấng đã dựng nên con, xin thương xót con!” và nhờ sự khiêm nhường này, cô đã đạt đến mức độ phi thường trên đường trọn lành đến nỗi khi Thánh Phaolô Ðơn Sơ thấy một chỗ đẹp ở trên thiên đàng, mà Ngài nghĩ rằng đó là của Thánh Antôn, thì
được cho biết là Tais sẽ chiếm hữu nó trong mười lăm ngày.
Thánh Bonaventure nói rằng: “Tôi biết một việc làm vui lòng Chúa. Tôi sẽ xem mình như một người tỵ nạn, và sẽ không nhân nhượng cho chính mình. Và khi tôi thấy mình đáng xấu hổ, hạ cấp, bị giẫm đạp và lăng mạ bởi những người khác, tôi sẽ vui mừng và hân hoan, vì tự mình, tôi không thể xỉ nhục hay ghét bỏ mình như tôi phải làm như vậy. Tôi sẽ kêu gọi tất cả mọi thụ tạo, ước muốn được làm cho bị xấu hổ và trừng phạt bởi tất cả mọi loài, vì tôi đã xỉ nhục Ðấng Tạo Hóa của họ. Ðây sẽ là kho tàng thân thương nhất của
tôi – tôi nài xin chịu lăng nhục và nghiêng xuống trên tôi, để ghê tởm tất cả những sự an ủi và vinh dự trong đời sống hiện tại. Nếu tôi làm điều này. Tôi tin rằng nó thật là một kho tàng của Lòng Thương Xót mở ra trên tôi, một kẻ khốn cùng và vô giá trị.”
Thánh Phanxicô thành Assisi tự xem mình không là gì cả, người tội lỗi nhất trên thế giới, và đáng chịu Hỏa Ngục, không xứng đáng để được Chúa nghĩ đến. Một hôm khi ngài nói về việc này với những người bạn, thì sau đó, trong tinh thần, ngài thấy có một chỗ được dọn sẵn cho ngài giữa các Thiên Thần Seraphim.
7. Hiểu biết về nhân đức khiêm nhường:
Một ngày tự hạ trong sự hiểu biết là ơn sủng lớn lao hơn từ Chúa, cho dù có thể chúng ta phải trả giá bằng nhiều ưu phiền và thử thách hơn nhiều ngày cầu nguyện. - Thánh Têrêsa.
Một hôm Thánh Gertrude phản ánh về những lợi ích thánh nữ đã nhận được từ Chúa, Ngài cảm thấy xấu hổ và thấy mình trở nên ghê tởm và có vẻ như không xứng đáng để được Chúa đoái thương nhìn đến, và thánh nữ sung sướng khi tìm thấy nơi ẩn náu, nơi có thể che đậy người đời, nếu không phải từ Chúa, mùi của sự thối nát mà thánh nữ ngửi thấy từ sự ô nhơ của mình.Vào lúc đó, Chúa đã quá khiêm nhường với thánh nữ với sự tốt lành khiến cho toàn thể triều thần thiên quốc phải dừng lại kinh ngạc.
Một hôm Mẹ Seraphina đáng kính di Dio nhận được ánh sáng thiêng liêng, với ý nghĩ như sau (người đã kể lại cho mẹ bề trên như vậy), người nhận thức rõ ràng rằng Chúa,với ánh sáng sự thật tự nhiên của Ngài, có thể giữ gìn cho Ngài những gì là Ngài – nghĩa là, sự hoàn hảo vô hạn, nơi đó Ngài vui sướng và hài lòng. Bởi thế, khi Ngài ước ao được kết hợp với một linh hồn, Ngài liên lạc với nó trong ánh sáng của sự thật, trong đó Ngài thấy, không sai lầm hay dối trá, tính tự nhiên của nó, nghĩa là, tự nó không bao giờ làm nên được điều gì tốt, mà cũng chẳng làm được
điều gì cả; trong nó có khuynh hướng xấu xa, và những gì tốt đẹp nó có được là với Chúa và từ Chúa, và người đó không cần phải được quan sát hay phân tích kỷ bởi vì với ánh sáng sự thật, tất cả hiện ra như chúng ta nghĩ cách khác chỉ toàn là bóng tối và sự dối trá. Nhưng mặc dù linh hồn, trong ánh sáng rõ ràng, hiện ra xấu xa, biến dạng và ghê tởm trong mắt họ, thì trong mắt Chúa dường như chúng đẹp và làm ngài hài lòng bởi vì nó trở nên giống sự thật của Ngài nhất và dưới ánh sáng tự nhiên. Ðiều đó đã xảy ra với người tôi tớ này là sau khi sống một đời sống trong sạch và hoàn hảo nhất, một lần được biết rằng mình không hoàn hảo thật rõ ràng rằng mình trở nên mồ mả và tội lỗi khủng khiếp khiến cho mình không thể
có được bình an; khi bị quở trách vì bất kỳ thất bại nào, người không bao giờ thấy phiền hà, nhưng nói trong lòng rằng; “những gì bạn thấy chẳng là bao, Ôi, nếu bạn thấy tất cả, bạn sẽ ghê tởm tôi! Nhưng Chúa đã an ủi người bằng cách nói rằng, người không hoàn hảo đối với người, nhưng lớn lao phi thường bởi vì linh hồn đang ở trong ánh sáng thật, nhưng những sự biến dạng sẽ không tồn tại lâu, vì Ngài đã xóa bỏ chúng bằng máu của chính Ngài.
8. Thực hành nhân đức khiêm nhường:
Hãy giữ mình thấp hèn; hãy vui mừng khi phải phục tùng người khác; đừng bao giờ tự nâng cao vì món quà của Chúa, và bạn sẽ trở nên khiêm nhường tuyệt đối. - Thánh Bonaventure.
Một linh hồn chính xác thuộc loại này là Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi. Người ta ghi nhận rằng thánh nữ tự xem mình thật hèn hạ. Người thường xem mình như thụ tạo thấp hèn nhất, thất sủng nhất và vật thể ghê tởm trên trái đất. Một hôm thánh nữ được gọi đến với nữ công tước Bracciano, đã nói với sự xúc động như sau, “Nếu Nữ công tước biết rằng sơ Mary Magdalen ghê tởm như thế nào trong dòng này, bà đã không gọi đến tên của cô ấy, tệ hơn là nhắn gọi cô nhiều.” Với cùng ánh sáng đó khi tự xem xét mình, thánh nữ cũng muốn được người khác xem mình như vậy; và khi người bị đối xử với vẻ
khinh thường, hay khi bằng cách nào đó bị làm cho bẽ mặt, người vui mừng nhiều như được phần thưởng vì sự hài lòng lớn lao khiến cho khi bị làm nhục, người thường rơi vào cơn xuất thần sau đó. Vì lý do đó thánh nữ không thể chịu đựng được khi thấy mình được vinh danh hay quý trọng, và khi những người khác có ý nghĩ tốt về mình; và để tránh điều đó, người thường bị kết tội ở nơi công cộng và ở nơi riêng tư với những khuyết điểm nhỏ, ngay cả việc cường điệu chúng lên.
Và như thế, với những sự việc đó, không hẵn là những sự sai lầm, ngài nói đến chúng với cách thức như đó là những lỗi lầm to lớn. Ví dụ như một hôm khi cắt một trái thơm, Ngài đã ăn hai miếng bị rơi xuống. Vì lý do đó, thánh nữ kết tội cho mình là tham ăn, và ăn ở ngoài phòng ăn, trái nghịch với luật lệ. Bên cạnh đó, thánh nữ đón nhận tất cả sự đau đớn để che đậy cho người khác đừng nhìn thấy những nhân đức và những việc làm thánh thiện của mình, và khi không thể làm được việc này, thì thánh nữ tìm cách làm giảm giá trị chúng bằng cách tỏ ra rằng chúng đầy khuyết điểm; bằng cách này thánh nữ có thể làm những hành động hoàn hảo đáng bị khiển trách, hay ít ra, chỉ tự nhiên, và tuôn trào theo khuynh hướng riêng của người. Và khi thánh nữ cố tránh hay che đậy những lúc xuất thần được ban cho mình, ngài thật không hài lòng khi bị nhìn thấy, hay nghe thấy, khi chúng kéo dài, ngay cả ở mức độ mà một hôm thánh nữ phàn nàn với Chúa rằng: “Ôi Chúa Giêsu! Vì sao từ trước đến nay Ngài ban cho con quá nhiều nhưng chỉ giữa con và Chúa biết mà thôi, và bây giờ Ngài làm con bị lộ?” Một hôm khi cha linh hướng ra lệnh cho thánh nữ phải báo cáo cho bạn bè những gì xảy ra khi xuất thần, thánh nữ đã khóc cay đắng, và thánh nữ đã làm như vậy để thiết lập mối quan
hệ (với Chúa), như thế cuối cùng thì thánh nữ đi đến việc nài xin Chúa đừng ban cho người những quan hệ như thế nữa. Thánh nữ đã đi xa trong việc lôi kéo mọi tính tự mãn hay tự ái từ nguyên nhân đó, và nếu khi phạm lỗi, thánh nữ sẽ khiêm nhường sau những ơn huệ đó, cho dù đó là với một người mới tu tập hay một người thường, và tự sắp đặt để thi hành việc thực hành, và hoán cải với họ với đức khiêm nhường và bác ái khiến cho việc đó trở thành một việc đáng khâm phục để thấy và nghe, trước là gìn giữ liên hệ với Thiên Chúa Tối Cao với ý nghĩ kiêu căng, và rồi ngay sau đó, để duy trì sự khiêm nhường, phụ thuộc, và tự hạ
vào những người lân cận.
9. Ðiều kiện khiêm nhường:
Chúa đã khuyên chúng ta khiêm nhường qua lời nói và gương mẫu. Khiêm nhường phải bao gồm ba điều kiện. Trước hết, chúng ta phải tự biết mình, thành thật trong mọi sự, đánh giá sự coi khinh của người đời; Thứ hai, vui mừng khi người khác thấy sự không hoàn hảo trong chúng ta và có thể đó là nguyên nhân để họ khinh chê chúng ta; Thứ ba, Khi Chúa làm điều gì tốt trong chúng ta hay vì chúng ta, hãy che dấu chúng đi, nếu có thể được, với cái nhìn của tính bình dị của chúng ta, và nếu điều này không thể làm được, hãy gán cho đó là do lòng thương xót của Chúa, và vì công nghiệp của người khác. Ai
có được sự khiêm nhường này thật là hạnh phúc! Và với ai không có được thì sẽ không bao giờ muốn chịu đau khổ. - Thánh Vincent de Paul.
Ðiều kiện đầu tiên được tìm thấy hiển nhiên trong tâm hồn Thánh Nữ Clare, người thường nói với bạn bè rằng; “Ôi, các chị, nếu các chị biết tôi nhiều, các chị sẽ ghê tởm và tránh xa tôi, giống như người mắc bệnh dịch, bởi gì tôi không giống như các bạn tin tưởng, nhưng chỉ là một người xấu xa.” Nữ tu Maria Crucifia đáng kính, tự xem mình như thụ tạo thấp hèn trên mặt đất, thường tự hạ khi nói về mình cho các bạn, với tình cảm chân thật và khiêm nhường tuyệt đối, điều đã đánh động thánh nữ với lòng ăn năn cao độ. Ðiều
này dẫn đến việc thánh nữ bị cho về ẩn tu ở một tu viện dành cho những người ăn năn sám hối (penitents), mà thánh nữ nói rằng đó là một chỗ thích hợp với mình, như thánh nữ phải sống đời sống của một người ăn năn sám hối. Thánh Francis Borgia cũng tự ý đặt mình ở vị trí thấp hèn một cách sâu sắc, khiến cho ngài tự hỏi làm sao người ta có thể chào, mà tốt hơn là không ném đá ngài, khi ngài đi qua trên đường phố.
Ðiều kiện thứ hai có được ở mức độ cao ở Thánh Clare. Thánh nữ đã kể lại khuyết điểm lớn nhất của đời mình cho tất cả những vị linh hướng, với ý định để cho họ có thành kiến xấu về mình; nhưng khi biết được dự tính này thất bại, thánh nữ thay đổi vị linh hướng thường xuyên, với hy vọng tìm được một người xem mình như một thụ tạo khốn nạn mà thánh nữ tin rằng mình là như thế. Thánh Catherine ở Bologna, giống như vậy, không những nói ra tất cả mọi tội lỗi cho những người linh hướng,
nhưng còn cố ý đánh rơi tờ giấy ở nơi ngồi viết, để có thể chịu khinh chê bởi mọi người. Thánh Gioan Thánh Giá cũng vậy, khi ngài đi Granada, nơi được gởi đến như vị đại diện tòa thánh ở tổng giáo phận – Cha sở, gặp một người anh của ngài, anh ta quá nghèo đến nỗi sống bằng nghề ăn xin. Khi thấy anh với áo choàng rách nát, ngài hài lòng như một người thấy anh mình với quần áo sang trọng; và khi Vị Công Tước Lỗi Lạc đến thăm, ngài mang anh ta đến, và nói rằng đó là anh của ngài, người đang làm việc ở trong dòng tu.
Ðiều kiện thứ ba có được ở mức độ cao bởi Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi, người mà khi được người bề trên hỏi hay ra lệnh làm dấu thánh giá trên bệnh nhân, hay dâng lời nguyện cho ai trên giường bệnh, luôn luôn, mời một người tham gia với mình trong việc làm này hay cầu nguyện, để qua đó khi ơn huệ được ban cho thì thánh nữ có thể quy cho người khác, hay đến từ nhân đức của người khác, như thánh nữ thường quy cho họ. Trưởng tu viện Sara cũng vậy, như được kể trong sách Cuộc Ðời của các Linh Mục,
rằng người bị ma quỷ tấn công trong vòng mười ba năm, nhưng cuối cùng thoát khỏi nhờ cầu nguyện sốt sắng. Khi ma quỷ nói với người, “mi đã thắng được ta, Sara!” Nhưng người trả lời, “Không phải ta đã thắng ngươi, nhưng chính Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng ngươi.”
Ðức Ông Palafax tỏ ra có trình độ trong phẩm chất tuyệt vời này là quy về Chúa tất cả những gì tốt đẹp ngài đã làm. Vì ngài xem những hành động tốt không phải là chọn lựa của chính ngài, nhưng là ảnh hưởng thuần túy của ơn sủng; và như thế, thay vì tin, như người ta thường làm, ngài có được nó bởi công trạng trước mặt Chúa, ngài tin rằng bổn phận của mình đối với Chúa được phát triển bằng cách thực hiện chúng. Và khi nghĩ như thế, ngài nói; vì ngài quen với việc tự thú rằng ngài có bổn phận lớn lao đối với Chúa, bởi vì Chúa ban cho ngài sự bình an lớn lao trong tâm trí, ơn biết thống hối tội
lỗi liên tục, ơn kiên nhẫn cao quý và ơn biết lo liệu trong những lúc gặp những chuyện phiền toái hay lao nhọc, tình yêu lớn lao và lòng kính trọng người nghèo và những người bách hại ngài, và lấy đi khỏi ngài tất cả những sự ràng buộc với sự sung túc, vinh dự, thuận lợi, và việc tự phán quyết, đồng thời ban cho ngài ơn để hoàn thành, với lòng sốt mến, việc đền tội, viếng thăm người đau ốm, và nhiều việc thực hành sùng kính cũng như sức mạnh và năng khiếu để lập nên những quy định khôn ngoan và hữu dụng, xây dựng nhiều nhà thờ, và hoàn tất mỗi hoạt động cách thuần tuý và duy nhất để vinh danh và phụng sự Ðấng Thánh Toàn Năng của ngài. Và điều đáng khâm phục hiển nhiên nhất là ngài đã chuyển hóa những việc lộn xộn và đáng
sợ thành những công việc thánh thiện và tốt đẹp, mà kết quả thông thường, ngay cả đối với những người xuất sắc, một ý kiến hiển nhiên tốt đẹp và lòng tự quý trọng của họ khiến cho họ nghĩ rằng họ đáng được khen ngợi bởi người ta và khen thưởng bởi Chúa. Trái lại, Ngài lại canh giữ chúng, như những ơn sủng được ban cho mình bởi Sự Tốt Lành của Chúa, vì thế có ngày sẽ có một việc đánh động; và ngài nghĩ rằng đó là ngày cuối cùng, trước sự hiện diện của toàn thế giới, sẽ có nhiều người buộc tội chống lại ngài bởi vì ngài đã không tương xứng với rất nhiều ơn huệ thánh thiện, để sống một đời sống tốt lành và hoàn hảo hơn.
Ðức khiêm nhường của Thánh Vincent de Paul hội đủ ba điều kiện trên. Ngài tự xem mình rất thấp hèn như người tội lỗi nhất, nguyên nhân của sự xáo trộn quần chúng, và không xứng đáng ở trong cộng đoàn của mình. Vì thế, ngai thường tự cho mình là người cứng lòng trong tội, một người tội lỗi ghê gớm, không xứng đáng để sống, và ở vi trí cần lòng thương xót Chúa vô cùng vì những hành động đáng ghét trong đời sống. Một hôm khi phủ phục trước những nhà truyền giáo, ngài nói trong cơn xúc động: “Nếu thấy được sự khốn cùng của tôi, các ngài sẽ đuổi tôi ra khỏi nhà, vì tôi là một kẻ hư đốn, một
gánh nặng, một người gây tai tiếng. Tôi không đáng được ở lại trong cộng đoàn vì những việc tai tiếng tôi đã gây nên.” Bởi vì ngài cảm thấy như thế thật, nên muốn người khác cũng cảm thấy như như vậy; và vì thế, ngài hài lòng khi mình có những điểm không hoàn hảo, để rồi cuối cùng ngài sẽ bị khinh chê và tạm chấp nhận bởi tất cả mọi người. Vì lý do đó, ngài thường nói rằng mình là con của một người chăn lợn, kém văn phạm, và không có học vấn. Cũng vì lý do đó mà ngài hiểu biết giống như cháu trai của ngài, trước mặt tất cả mọi người trong nhà và ngay cả trước những người khách vọng vị, như một người nghèo hèn ít tuổi đến xin sự giúp đỡ. Và trước tiên thì ngài nghe thấy một số
người không muốn biết đến ngài khi họ nghe rằng ngài sẽ đến. Ngài thường tự buộc tội về việc này, thay vì buộc tội những người đồng liêu, như những lỗi lầm lớn, mà còn phóng đại rằng, sự kiêu hãnh đã gây nên chúng. Ngài không chịu được khi nghe khen, hay thấy mình được quý chuộng; và như thế khi có một người đàn bà nghèo nói với ngài, trước mặt một số người có địa vị, rằng bà là tôi tớ của mẹ ngài, với hy vọng buộc ngài sẽ cho bà của bố thí. Vị thánh không hài lòng với sự nịnh bợ của bà nên nói nhanh: “Hỡi bà đáng thương, bà nói sai rồi. Mẹ tôi không bao giờ có người làm, nhưng bà là tôi tớ của chính mình, và sau nữa, là vợ của một người nông dân.” Cũng vì lý do đó, ngài không bao giờ nghe hay nói về nhưng việc
làm xuất sắc, mà ngài đang làm, cũng như hoàn cảnh tuyệt vời mà ngài được đặt vào. Bằng chứng rõ ràng về việc này là vô số những dịp nói chuyện với những người nô lệ ở Tunis, đặc biệt là trong những bài diễn văn cổ võ mà ngài đã nói trong Hội đồng và với những người khác, để hướng cho họ đến sự giúp đỡ những người nô lệ nghèo khổ ở Barbary, ngài không bao giờ để lọt một từ ngữ liên quan đến mình, cũng như về những gì ngài đã nói hay làm để thay đổi những người chủ, việc ngài đã thoát khỏi tay của những người ngoại, cũng như bất cứ việc gì khác đã xảy ra với ngài nơi xứ sở đó.
Ðây là trường hợp hiếm có, về việc hài lòng mà ai ai cũng cảm thấy một cách tự nhiên khi kể lại về những hiểm họa, nguy hiểm và khó khăn mà họ sung sướng vì đã thoát khỏi, đặc biệt là khi những thành công của ngài tỏ ra một số nhân đức và tạo cơ hội để được khen ngợi. Nhưng khi cần thiết, hay vì sự tốt lành cho người khác, ngài làm để vinh danh Chúa. Nếu có gì diễn ra tồi tệ thì ngài quy lỗi cho mình nhất là những gì gây ra sự nhục nhã, thì ngài không bỏ lở cơ hội; nhưng khi tất cả đều tốt đẹp, thì ngài nói đến chúng với những từ ngữ khiêm tốn, và xếp đặt chúng như lòng hăng say và công lao của người khác, và giữ những tình huống có thể mang lại tiếng
khen cho Ngài; ngài luôn luôn nói về tất cả những điều tốt lành nhỏ bé nhất ngài đã làm là cho Chúa, như nguyên chính và duy nhất. Ví dụ, ngài không bao giờ nói, “Tôi đã làm đấy; Tôi đã nói như thế đó; Tôi đã nghĩ ra điều đó.” Nhưng ngài nói rằng, “Chúa soi sáng cho tôi ý nghĩ là; Chúa đặt vào miệng tôi lời nói này; Chúa ban cho tôi sức mạnh để làm điều này và như thế.”
Sự khiêm nhường của Thánh Francis de Sales được Thánh Jane Frances de Chantal gọi là sự khiêm nhường trong lòng. Vì nó là châm ngôn của ngài rằng tình yêu mến sự thấp hèn chúng ta phải ở với chúng ta trên mọi nẻo đường; và vì thế, ngài phấn đấu để che đậy những món quà ơn sủng càng nhiều càng tốt, và nổ lực để sự việc tỏ đơn sơ hơn là chính nó là, như thế ngài thường chậm trể khi phát biểu ý kiến về những
đề tài mà ngài quen thuộc.
10. Khiêm nhường là trở nên tôi tớ của mọi người:
Chúng ta phải luôn luôn xem người khác như người lãnh đạo, và nhường nhịn họ, ngay cả khi họ là người dưới quyền chúng ta, bằng phục vụ họ với lòng tôn trọng. Ôi, điều đó thật tốt đẹp, nếu Chúa vui lòng chứng thực cho chúng ta trong việc thực hành chúng.
- Thánh Vincent de Paul.
Ðây đúng là việc thực hành của vị thánh này. Ngài làm tốt mọi việc, và xem tất cả mọi người tốt hơn ngài, khôn khéo hơn, hoàn hảo hơn, có khả năng hơn, và thích hợp với mọi ngành nghề hơn, và vì thế ngài không gặp khó khăn nào trong việc nhường nhịn ý riêng cho ý kiến của người khác.
Chúng tôi đã đọc về một nữ tu là sơ Rachel Pastore, người đã hình thành ý riêng một cách khiêm nhường nên đã xem tất cả mọi người, không loại trừ ai, như người lãnh đạo của mình, và với tình cảm được khắc sâu trong lòng, người đã tự hạ và nhún nhường trước sự hiện diện của tất cả những người khác.
11. Khiêm nhường là trở nên bé nhỏ:
Chúa phán rằng ai muốn được trở nên lớn nhất trong mọi người thì phải làm cho mình trở nên nhỏ bé nhất trong mọi người. Ðây là sự thật mà tất cả các Kitô hữu tin; như thế việc gì đã xảy ra, khi rất ít người thực hành điều đó? - Thánh Vincent de Paul.
Vị thánh này là một trong số ít người đó. Khi ngài luôn luôn đặt ý kiến của mình thấp và đau khổ nhiều để hạ mình dưới mọi người. Chúa luôn nâng ngài lên bằng những việc cao cả, mà Chúa đã giao phó cho ngài, qua việc ngài được chú ý cao trong những chức vụ ngài thường nắm giữ và qua những ơn sủng dồi dào từ trời, mà Chúa đổ xuống trên tất cả những hoạt động của Ngài.
Thánh Jerome làm chứng rằng Thánh Paula, thật xuất sắc trong việc tự hạ đến nỗi một người lạ được hấp dẫn bởi danh tiếng của thánh nữ đã đến viếng thăm, và đã không bao giờ nhận ra thánh nữ, nhưng nghĩ rằng thánh nữ phải là người rốt hết trong những người giúp việc. Và khi thánh nữ được vây quanh bởi dàn nhạc và những thiếu nữ - quần áo đẹp, lời nói và cử chỉ - của thánh nữ luôn luôn có vẻ như là người khiêm hạ nhất.
12. Khiêm nhường là con đường an toàn để đạt đến trọn lành:
Bạn có tin rằng bạn sẽ không tiến bộ trên đường trọn lành trừ khi bạn nghĩ rằng mình là người tệ nhất trong tất cả mọi người, và ước muốn rằng tất cả phải được bạn mến chuộng; vì dấu hiệu của những người lớn dưới cái nhìn của Chúa là những người nhỏ trong mắt họ; và càng được nhiều vinh dự hơn trước nhan Chúa, khi họ càng tỏ ra thấp hèn dưới mắt họ. - Thánh Têrêsa.
Một hôm trong khi cầu nguyện, thánh Antôn nghe tiếng nói, “Antôn, con chưa đạt đến sự trọn lành như một người mang tên Coriarius, người sống ở Alexandria .” Vị thánh lập tức đi tìm ông, và điều tra về đời sống của ông ta. Coriarius trả lời: “Tôi không biết rằng tôi đã làm điều gì tốt, và như thế, khi thức dậy vào buổi sáng tôi nói trong lòng rằng tất cả những người trong thành sẽ được cứu vì những việc làm tốt, và tôi sẽ hư mất vì tội lỗi; và tôi cũng nói như vậy vào buổi tối, với tất cả lòng
thành, trước khi đi ngủ: “Không! Không! Không!” Thánh Antôn trả lời, “Ông sẽ nắm chắc được nước Thiên Ðàng vì việc thực hành khôn ngoan này; nhưng tôi đã thất bại trong việc thực hành sự khôn khôn tuyệt vời như ông.”
Trong Ðời Sống của các Linh Mục, có một thầy tu nọ đã nhắc đến một người, được giao phó cho đời sống nội tâm của Tu Viện Trưởng Sisois, nói rằng ngài luôn luôn giữ Chúa trong tâm trí của mình. Tu viện trưởng trả lời: “Ðiều đó không có gì lớn lao cả. Ðiều cao cả là cha nên tự xem mình như người nhỏ bé nhất trong mọi loài thụ tạo.”
Một trong những người lãnh đạo ở Alexandria , được nhận vào một dòng tu, Tu viện trưởng đánh giá bề ngoài của ông ta và những dấu hiệu khác rằng ông ta là người cứng cõi, kiêu căng và tự mãn với cả một thế giới kiêu ngạo. Ước ao được hướng dẫn ông bằng con đường an toàn khiêm nhường, ngài đặt ông làm người gát cổng, với hướng dẫn rằng phải quỳ gối dưới chân tất cả những ai đi ra đi vào và nài nỉ họ cầu nguyện cùng Chúa cho ông, vì ông là người rất tội lỗi. Ông ta vâng lời một cách chính xác. Và kiên trì trong việc thực hành
này trong bảy năm, và có được nhân đức khiêm nhường cao cả. Tu viện trưởng nghĩ rằng đã đến lúc nên tập cho ông ta những thói quen và nhận ông vào trong tập thể những thành viên khác theo nội quy. Nhưng khi nghe đến việc này, ông cầu khẩn và năn nỉ hãy cho ông làm như vậy thêm một thời gian ngắn, như ông nói là, để ông được sống. Ðòi hỏi của ông được đáp ứng, và ông đã chứng tỏ mình là một tiên tri thật, sau mười ngày ông đã chết trong bình an và trung thành khi chú trọng đến ơn cứu độ của mình. Câu chuyện này được Thánh Climacus kể lại, ngài nói rằng khi nói chuyện với
ông này, ngài đã hỏi thăm ông rằng thời gian ông bận rộn với công việc này như thế nào khi cứ ở mãi ngoài cổng, ông trả lời: “Việc tôi luôn luôn thực hành là tự xem mình không xứng đáng được ở trong tu viện, và thưởng thức ánh mắt và bầu bạn với các cha, hay ngay cả việc ngước mắt lên nhìn các ngài.”
Chúng tôi đã đọc về Maria Seraphina di Dio đáng kính rằng dường như bà không có mắt ngoại trừ để thấy và phóng đại những khuyết điểm của mình, và để khâm phục nhân đức của người khác, như thế, khi thấy ai hoàn thành những điều gì tốt, thì người nói với tâm tình: “Họ hạnh phúc quá! Tất cả, trừ ra tôi, được tham dự vào công việc của Chúa!” Khi thấy ai đi xưng tội, người nghĩ rằng họ chỉ nghe và nói chuyện với Chúa, trong khi người tự quở mắng mình rằng chỉ đi để nói lên những sai lầm và tội lỗi. Nếu thấy ai phạm lỗi, người luôn luôn tìm thấy lý do để bào chữa hay làm giảm nhẹ chúng đi,
và như thế người có thể, thay thế tội lỗi của người khác, để giữ ý rằng, mình là người tệ nhất.
13. Khiêm nhường dù rằng được ban cho nhiều đặc sủng:
Khi một người được ghi dấu sâu đậm bởi nhân đức, và thật sự lớn lao trước nhan Chúa,cũng như được chiếu cố và quý mến bởi Ngài, với tất cả những ơn đó mà họ vẫn bé nhỏ và thấp hèn dưới mắt mình, là sự khiêm nhường tràn đầy hồng ân Chúa và hiếm có trong nhân loại, điều đó được tìm thấy hầu như hoàn hảo nơi Ðức Mẹ, Ðấng mà, khi nghe mình được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, đã nhận biết rằng mình là tôi tớ và là thiếu nữ do chính tay Ngài dựng nên. - Thánh Bernard.
Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi là một thí dụ đáng khâm phục về điều này. Mặc dù thánh nữ đạt đến mức độ hoàn hảo và thánh hóa cao nhưng vẫn xem như mình được phong phú nhờ Chúa với những ơn sủng và ơn huệ phi thường, ngay cả quyền năng làm phép lạ; vậy mà với tất cả những điều đó, lòng tự ái của thánh nữ thật thấp kém và nghèo nàn với ý nghĩ về mình làm kinh ngạc những ai biết người. Không phải điều này hoàn toàn tưởng tượng hay chỉ là lời nói suông, nhưng đúng đắn, chân thật, và rõ ràng tỏ ra nơi thánh nữ sức mạnh và nhân đức mà Chúa cố dùng để liên hệ với người nhằm chống lại những
cám dỗ ác liệt của ma quỷ mà thánh nữ phải chịu đựng, và đã thốt lên những lời này: “Thật rắc rối cho tôi! Tôi là thụ tạo thấp kém và hèn hạ nhất trên mặt đất, kẻ muốn được tuôn đổ những kho tàng to lớn của sự tự do và lòng thương xót của Ngài!”
Giống như Thánh Vincent de Paul, nhân đức của ngài ai cũng biết đến, mặc dù những kỷ xảo đã được ngài khéo léo xử dụng để che đậy. Tuy vậy đối với ngài chúng vẫn chưa được biết đến bởi vì, khi đặt cơ sở trên sự thấp kém liên tục trước mắt, ngài đã cắt đứt tầm nhìn của người khác; như thế, mặc dù ngài giàu có và thừa thãi nhân đức và những quà tặng thiên đàng, ngài luôn ước muốn được nghèo nàn và thiếu thốn tất cả mọi sự tốt đẹp về tinh thần. Từ đó, ngài đi đến một danh hiệu mà ngài thường dùng để chỉ về mình: “kẻ nghèo khổ khốn cùng.”
Khi Thánh Têrêsa phản ánh về những ơn huệ nhận được từ Chúa một cách dồi dào, thánh nữ đã tự hạ hơn về việc đó nên đã nói rằng Chúa giữ cho thánh nữ yếu đuối cực kỳ theo đường lối của Ngài, và sự nâng đỡ này chứng tỏ khuynh hướng sa ngã của mình quá mạnh, như một căn nhà được cho thấy là sắp sụp đổ, bởi những dụng cụ trên sân khấu được dùng để nâng nó.
14. Nguy hại của tính tự mãn:
Tính tự mãn hão huyền và ước muốn khoe khoang bằng lời nói, để dẫn tới việc được khen ngợi, và nghe nói rằng mình thành công tốt đẹp và làm được phép lạ - đó là sự dữ làm cho chúng ta quên đi Chúa, Ðấng thâm nhập vào những hành vi thánh thiện nhất, và nếu, với tất cả những thói hư nết xấu, làm tổn thương sự thăng tiến nhiều nhất trong đời sống thiêng liêng. Tôi không hiểu ai có thể tin và gìn giữ như sự thật về đức tin rằng ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, nếu anh ta muốn nỗi tiếng là một người có giá trị, khôn ngoan, nhìn xa và có khả
năng.
- Thánh Vincent de Paul.
Thầy dòng Franciscan nỗi tiếng tên Justin vào dòng của Thánh Phanxicô sau khi từ chối ơn huệ lớn lao và chức vụ vinh dự nhất, mà vua Hungary ban cho. Ông đã tiến bộ nhanh chóng trong đời sống tu trì, và thường hay xuất thần. Một hôm, khi đang ăn tối ở nhà dòng, ông bỗng được nhất cao trên không trung trên đầu của những tu sĩ khác, để cầu nguyện trước bức ảnh của Ðức Trinh Nữ. Vì điều kỳ diệu đó, Ðức Giáo Hoàng Eugenius IV đã mời ông tới, ôm lấy ông và không cho phép ông hôn chân Ðức Giáo Hoàng; đoạn ngồi bên cạnh và nói chuyện với ông một hồi lâu, rồi cho ông nhiều món quà và ơn xá. Ơn
huệ này đã làm cho ông nên tự phụ, và Thánh John Capestran đã gặp gỡ ông rồi trên đường trở về đã nói: “Trời ơi! Ông ta ra đi là một Thiên Thần, và khi trở về trở thành một con quỷ!” Thật vậy, khi tính xấc xược gia tăng mỗi ngày, ông ta đã đâm chết một tu sĩ bằng dao. Sau khi ở tù một thời gian, anh ta trốn vào Vương Quốc của Naples nơi ông phạm nhiều tội ác, và cuối cùng chết ở trong tù.
Một tu sĩ thánh thiện ở lại đêm trong một dòng tu nữ nơi có một đứa bé trai liên tục bị ma quỷ hành hạ. Suốt đêm đó, đứa trẻ không bị làm phiền, và như thế, vào buổi sáng, vị tu sĩ được lệnh mang em từ nhà trở về tu viện của ông và giữ em cho đến khi em được chữa lành hoàn toàn. Ông ta làm như vậy, và khi không còn gì xảy ra cho đứa bé ông ta nói với những thầy tu khác, với vẻ tự mãn; “Ma quỷ coi nhẹ các nữ tu nên hành hạ đứa bé; nhưng từ khi nó vào trong tu viện của những tôi tớ Chúa, chúng không còn dám đến gần nó nữa.” Trước khi ông ta nói xong, đứa bé bắt đầu đau đớn như trước ngay trước mặt mọi người, và người tu sĩ khóc than vì lầm lỗi của
mình.
Một tu sĩ khác một hôm khoe khoang trước mặt Tu Viện Trưởng Thánh Pachomius rằng ông đã làm hai tấm thảm trong một ngày. Vị thánh quở trách ông và ra lệnh cho ông mang hai tấm thảm trên vai trước mặt những tu sĩ khác và xin lỗi rồi xin mọi người cầu nguyện cho mình, vì anh ta đã xem hai tấm thảm nặng hơn Nước Trời. Ngài còn ra lệnh cho anh ta ở trong phòng trong năm tháng không được cho ai thấy mình, và làm hai tấm thảm mỗi này trong toàn thời gian đó.
Trong những năm đầu, thánh Thomas Aquinas luôn chống đối việc nhận được lời khen, và ngài không bao giờ thốt lên một lời, khiến cho có thể dẫn đến việc đó. Vì thế, ngài không bao giờ cảm thấy bất kỳ cám dỗ hão huyền hay tự mãn, như ngài đã làm chứng cho thầy Reginald, khi nói rằng ngài đã dâng lời tạ ơn Chúa rằng ngài không bao giờ bị cám dỗ bởi sự kiêu ngạo.
Thánh Vincent de Paul đã quyết tâm đóng kín con đường mòn chống lại tính tự mãn; “Khi tôi thi hành những hành động nơi công cộng, và có thể hoàn tất với vinh dự, tôi sẽ thi hành nó thật, nhưng tôi sẽ bỏ sót những chi tiết có thể làm cho nó lộng lẫy hay hấp dẫn mà tôi ghi nhận được. Có hai ý nghĩ đến trong tâm trí tôi, tôi sẽ chọn cái thấp hơn, để tự hạ, và tôi sẽ giữ cái cao hơn lại trong lòng để hy sinh cho Chúa; vì vào những lúc thích hợp làm một việc ít phô trương, tốt hơn là thỏa mãn với chính mình vì đã làm những điều tốt đẹp, và để được vỗ tay và quý trọng; và đó là sự thật trong Kinh
Thánh rằng không có gì làm vui lòng Chúa bằng sự khiêm nhường trong lòng và đơn giản hóa những lời nói và việc làm tốt. Ở đây thần khí Ngài cư ngụ, và thật là hão huyền khi tìm kiếm Ngài ở nơi khác.” Ngài xem xét quyết tâm này cẩn thận. Một hôm trong một chuyến đi với ba linh mục, ngài nói với họ, để tiêu khiển, một cuộc du lịch đã xảy ra với ngài. Nhưng giữa câu chuyện ngài đã dừng lại bất chợt, đấm vào ngực, và nói rằng ngài thật khốn nạn, đầy kiêu hãnh và luôn luôn nói về mình. Khi về nhà, ngài quỳ gối trước họ, xin tha thứ vì việc xấu xa ngài đã làm cho họ bằng cách nói về mình.
15. Khiêm nhường trong đời sống ẩn dật:
Ôi lạy Chúa, điều gì khiến cho chúng con đòi hỏi để đạt được việc tỏ ra tốt lành trước các thụ tạo, và thỏa mãn vì điều đó? Có nghĩa gì đâu khi chúng con bị họ đổ thừa và xem như là một thụ tạo vô giá trị, hay được cho là cao cả và vô tội trước nhan Ngài? Ôi chúng con không bao giờ hiểu được thấu đáo sự thật này, và vì thế chúng con không thành công trong việc đứng vững trên đỉnh cao của sự hoàn hảo! Không có gì làm hài lòng các Thánh bằng việc sống vô danh và thấp hèn trong lòng tất cả mọi người. - Thánh Bernard.
Một vị Giám Mục thánh thiện muốn sống ẩn dật, đã rời giáo phận, và mặc quần áo của người nghèo âm thầm đi đến Giêrusalem, nơi đó ngài lao động như một người nghèo. Một người quý tộc nhiều lần thấy ngài ngủ trên nền nhà, với một cột lửa từ thân mình ngài bốc lên Thiên Ðàng. Thắc mắc về việc này, ông ta bí mật hỏi ngài là ai. Ngài trả lời rằng ngài là một người nghèo sống bằng nghề lao động và không có nơi nương tựa. Ông bá tước không hài lòng với câu trả lời đó, buộc ngài phải nói hết sự thật, và vị giám mục, sau khi bắt ông ta hứa giữ bí mật cho đến chết, đã cho ông ta biết ngài là ai, và ngài đã rời khỏi xứ sở ngài như thế nào để thoát khỏi tiếng
tăm và lòng quý trọng, vì ngài xem chúng là vô giá trị đối với người Kitô hữu, vốn phải luôn có trong tâm trí sự khinh chê và quở mắng chồng chất trên Thiên Chúa của họ, để thưởng thức vinh quang và lòng kính trọng của loài người.
Thánh Nicholas ở Bari đã hai lần bí mật bỏ tiền ra, vào ban đêm, vào trong nhà của một người quý tộc bị tiêu tan sản nghiệp, để ông ta có thể cho các con gái của hồi môn, mà không có chúng các cô không thể lấy chồng dược. Lần thứ ba ngài đến với cùng mục đích và bị phát giác nên đã vội vã trốn đi.
Tu viện trưởng Pitirus, là một người dâng lễ thánh hóa, ước muốn biết được trên thế gian có linh hồn nào hoàn hảo hơn ông, để ngài có thể học hỏi để phụng sự Chúa tốt hơn. Một Thiên Thần hiện ra với ông và phán: “Hãy đi đến một tu viện ở Thebaid. Có bốn trăm chín mươi nữ tu sống ở đó, trong số đó có nữ tu Isidora, người mang vương miệng trên đầu. Cô ta là người thánh thiện hơn xa ông.” Isidora là một cô gái trẻ tốt lành, người đã hạ mình thấp hèn vì Chúa hết sức. Vì thế, cô mang một miếng giẻ rách quấn chung quanh đầu, đi chân đất, luôn luôn ở một mình trừ ra khi bị bắt buộc tu tập chung;
cô không ăn với người khác, và không uống, cô dùng nước đã dùng để rửa chén; như thế tất cả những gì còn lại trên cô rất đáng ghét, khiến cho không bao giờ có ai ép mình ăn uống với cô. Bằng chứng là, cô ta trơ nên trò cười và sự khinh bỉ của mọi người, chịu lăng nhục, bị đối xử xấu, bị xem như kẻ điên khùng. Mặc dầu vậy, cô không bao giờ nói điều gì xấu cho kẻ khác, và không bao giờ làm hại ai, không bao giờ lẩm bẩm hay than phiền vì bị đối xử tệ. Pitirus đi đến tu viện, và sau khi đòi tu viện trưởng mang tất cả các nữ tu đến cửa sổ, ngài không thể tìm thấy nơi một người nào có vẻ như người mà Thiên Thần đã cho ngài biết, ngài nhấn mạnh một cách tự tin rằng đây không phải là tất cả các nữ tu. Họ trả lời: “Quả
thật không có ai vắng mặt cả, trừ ra một người khùng, luôn luôn ở trong nhà bếp.” Ngài trả lời: “Tốt, hay mang cô ấy đến đây.” Nhưng tự trong lòng cô ta biết những gì đang xảy ra nên đã trốn khỏi mọi việc liên quan đến sự việc. Sau một lúc lâu tìm kiếm và năn nỉ thiết tha của vị bề trên, cuối cùng cô đã đến. Pitirus nhận ra ngay khi trông thấy cô, quỳ gối xuống chân cô ngay lập tức, và khuyên cô hãy cầu nguyện cho ngài. Kinh ngạc vì hành động này, các nữ tu nói với ngài: “Thưa cha, cha lầm rồi, cô ấy bị khùng.” Tu viện trưởng trả lời: “Các sơ mới bị khùng. Hãy biết cho rằng cô ta thánh thiện hơn tôi và các sơ!” Rồi tất cả quỳ gối xuống chân cô mà xưng thú những lỗi lầm, và xin cô tha thứ
vì những gì sai trái đã làm cho cô. Nhưng cô không đủ sức chịu đựng quá nhiều vinh dự dành cho mình nên vài ngày sau đã trốn khỏi tu viện và không bao giờ được tìm thấy nữa.
Nữ Hoàng Leonora, khám phá rằng cha giãi tội của bà, sau khi đáp lại lời đề nghị của nhiều người, đã viết lại vài hành động anh hùng và nhân đức của bà để công bố sau khi ngài chết. Bà đã nhiều lần đến thăm cha giãi tội trước giờ chết của ngài. Một hôm nữ hoàng rời khỏi phòng cha với một xấp bản thảo và khi đi qua sân nơi có một đống lửa đang cháy, bà đã ném vào đó. Mọi người nghĩ rằng đó là những giấy tờ liên quan đến bà, mà bà đã nhiều lần nài nỉ cha để có được, vì sau khi cha chết đi không có bản tường trình nào được tìm thấy trong mớ giấy tờ của ngài cả, mặc dù được biết rằng đã có những giấy tờ như vậy. Nhưng trong việc khác bà đã không
thành công lắm, mặc dù đã cố gắng nhiều. Khi gần chết, bà nhớ đến một chiếc rương mà trong đó bà đựng những dụng cụ để làm việc hành xác. Bà đã không thể lấy được nó một mình trước đó, và bây giờ trong tình rạng kiệt sức, bà làm hiệu cho cha giãi tội, chỉ đến điểm đó, và nài nỉ cha hãy lấy nó ra và mang đi những gì ở đó. Nhưng Thiên Chúa, thường nâng cao những kẻ khiêm nhường, đã không khiến cho những dấu hiệu của bà được hiểu hoàn toàn, mãi đến sau khi bà chết đi, thì những kho tàng dấu kín đó mới được khám phá. Mọi người đều khóc khi kéo ra từ trong đó những mảnh vải vấy máu, roi vấy máu; những vật dụng khác, sờn và mòn vì đã được dùng lâu ngày; những chiến ghế nhỏ với đinh nhọn, và những chiếc áo dệt bằng
lông ngựa, tất cả những dụng cụ mà bà đã dùng để hành hạ thân xác vô tội của bà.
16. Chịu khinh chê là thước đo nhân đức khiêm nhường, nền tảng của mọi nhân đức:
Khi bạn thấy một người nào ước muốn được quý trọng và vinh dự và tránh bị khinh chê, và ai, mà khi bị trái ý hay bỏ bê mà lấy làm khó chịu, bạn có thể chắc chắn rằng đó là người, mặc dù làm được phép lạ, vẫn còn rất xa con đường trọn lành, vì tất cả mọi nhân đức của anh ta đều không có cơ sở. - Thánh Thomas Aquinas.
Vị Tiến Sĩ Thiên Thần này hiểu rõ đức tin thật trước mặt Chúa thật chắn chắn, vì tư cách của ngài đã chứng minh điều đó. Không những ngài không muốn được vinh danh và tán thưởng, nhưng hết sức ghê tởm và tránh xa chúng. Ngài được phong chức Tổng Giám Mục Naples bởi Ðức Giáo Hoàng Clement IV, trong lúc gia đình ngài bị thất sủng bởi hoàng đế, và rơi vào tình trạng túng bấn. Vì thế ngài đã được gia đình khẩn khoảng nài xin, và nhiều người khác nữa, hãy nhận chức vị đó. Mặc dầu vậy, chẳng những ngài từ chối nhưng còn được vị giáo hoàng đó hứa rằng sẽ không bao giờ ban cho ngài chức vị cao nào trong tương lai. Bên cạnh đó, ngài nài xin người bề trên đừng ép buộc
ngài lấy bằng tiến sĩ, như ông ta rất mong muốn ngài học để được gọi bằng danh hiệu đó; nếu như cuối cùng ngài lấy được bằng đó, thì tuyệt đối là vì ngài phải vâng lời. Nhưng thay vì tránh không vâng lệnh, ngài luôn luôn đón nhận nó với linh hồn yên tĩnh và vẻ mặt quy phục. Khi còn là một học sinh, ngài không thèm nhận làm giám sát cho một người học trò, vốn tìm thấy ngài ít nói, đã quy cho ngài là kẻ ngu dốt mà muốn tài năng, và gọi ngài là “con bò đần độn.” Nhưng anh ta đã sớm tỉnh ngộ, khi thấy ngài có quá nhiều thiên khiếu mà ngài không những có thể phục vụ dễ dàng như một người giám sát nhưng còn là người chỉ huy của anh ta. Một hôm khi vị thánh đọc lớn trong phòng ăn tối, ngài đã bị sửa lỗi vì đọc sai một chữ, mặc
dầu vậy ngài lập lại nó theo cách ngài vừa đọc. Sau đó, khi một người bạn hỏi ngài vì sao ngài làm như vậy. Ngài trả lời, “Bởi vì, không có gì quan trọng khi mình phát âm một phụ âm ngắn hay dài, nhưng khiêm nhường và vâng lời thì quan trọng hơn.”
Thánh Clare đã một lần nói: “Nếu tôi thấy mình được cả thế giới vinh danh, thì tôi sẽ không bị khuấy động bởi một chút hư ảo nhỏ nhoi nào; và nếu như tôi thấy mình bị thế gian kết án và bị xỉ nhục, thì tôi không nên cảm thấy chút nào xao xuyến.”
Dường như Thánh Philip Neri không bao giờ đau lòng và bất mãn vì bất cứ sự xỉ nhục hay khinh miệt mà ngài nhận được. Ðây là đặc điểm dễ thấy và nỗi tiếng giữa các bạn của ngài, và họ thường nói, “Mình nói gì về cha Philip cũng được, vì không có gì làm cho ngài phiền lòng cả.” Một hôm người ta nói lại với ngài có một người gọi ngài là ông già ngốc, ngài cười và hài lòng vì điều đó.
Thánh Antôn nghe về một thầy tu được ca ngợi nhiều, nên đã đối xử với ông ta cách khinh miệt; và khi anh ta lấy làm khó chịu, ngài nói: “Ông này giống như một tòa lâu đài bên ngoài lộng lẫy và thanh lịch, nhưng bên trong thì bị cướp phá bởi những tên ăn cướp.”
17. Khiêm nhường là chịu khinh chê:
Tôi bị xỉ nhục, bị nhạo báng, và tôi phẫn uất; những con công và khỉ giả nhân cũng làm như vậy. Tôi bị xỉ nhục và nhạo báng, và tôi vui mừng vì nó; các Thánh Tông Ðồ cũng làm như vậy. Mức độ sâu sắc nhất của nhân đức khiêm nhường là chịu xỉ nhục và tự hạ, như những đầu óc tự phụ hài lòng với danh dự vẻ vang; họ tìm sự đau khổ nơi những mục tiêu của vinh dự và lòng quý trọng, giống như họ tìm thấy ở đó sự khinh chê và lăng nhục. - Thánh Francis de Sales.
Thánh Dominic muốn được ở giáo phận Carcassone hơn là Toulouse , nơi ngài đã cải hóa nhiều người dị giáo. Khi được hỏi về lý do, ngài trả lời rằng ở Toulouse ngài được nhiều vinh dự hơn, nhưng ở Carcassone ngài chỉ bị thương tích và xỉ nhục.
Thánh Felix dòng Phanxixô cảm thấy đau đớn khi mình được vinh danh và quý trọng; và ngài thường nghe nói rằng ngài hài lòng khi bị ghê tởm làm méo mó, và tất cả những điều đáng ghét. Ngài lập lại nhiều lần là ngài bằng lòng để bị kéo lê và đánh đòn trên đường phố Rôma, hơn là được người ta kính trọng.
Thánh Constantius nhận một chức vụ nhỏ, phục vụ ở một ngôi nhà thờ gần Ancona . Nơi đó ngài sống cách xa với thế giới nhưng tiếng tăm về ơn thánh hóa của ngài lan rộng, người ta đến từ nhiều quốc gia để gặp ngài. Trong số đó có một người nông dân đến và chất vấn ngài. Vị thánh đứng trước anh ta, cắt tỉa những chiếc đèn; nhưng vì ngài vẻ mặt ngài nhỏ bé và mảnh mai, người nông dân khi nhìn ngài đã hối tiếc vì đã làm một chuyến đi xem ra không được lợi gì cả, nên đã nhạo cười ngài trong lòng, tự nói với mình nhưng lớn tiếng như sau: “Tôi tưởng rằng đây là
một người cao cả; nhưng tôi chẳng thấy gì, ông ta không có được cả hình dáng của một con người.” Thánh Contantius nghe thấy như vậy, lập tức rời khỏi chiếc đèn, vội vàng và sung sướng đi xuống, ngài chạy đến với người nhà quê và ôm lấy anh ta, “Trong bao nhiêu người chỉ có một mình ông có con mắt để nhận ra tôi là người như thế nào.”
Nữ tu Maria Crucifixa đáng kính ghê tởm một điều là được khen ngợi, vì thế khi thấy có một người có ý nghĩ tốt về mình, thì người không cầm được nước mắt. Nữ tu không muốn rằng những ơn huệ phi thường được những người khác biết đến. Vì thế khi người xuất thần, tất cả các nữ tu khác đều rời khỏi khi thấy người có dấu hiệu bắt đầu tỉnh lại để không làm phiền lòng người. Chỉ có người chị ruột là ở lại với nữ tu, người làm cho người hiểu rằng mình nhìn những trạng thái xuất thần chỉ giống như là bị xỉu, vì yếu mệt, nên thương hại và lo chữa trị. Nhưng tất cả những điều này
chưa đủ: nữ tu rất chê ghét việc được quý trọng đến nỗi người tin rằng lòng yêu mến Chúa không thể tách rời khi tin cậy vào tính tự phụ vì được xem như một vị thánh. Nữ tu đi xa đến nỗi đã làm nên kinh nguyện này: “Ôi lạy Chúa! Con ước được vâng lời Ngài: Con muốn sự đụng chạm của Ngài, được bay lên tới thiên đàng; nhưng đường lối Ngài ẩn náu một con quái vật kinh khủng, sự quý trọng của con người, điều mà đối với con nguy hiểm không thể chịu đựng được; vì không ai có thể yêu mến Ngài mà không đạt được tiếng thơm. Con ước được luôn luôn bước đi với Ngài, và đi một mình thì tốt hơn cho con, con không tìm thấy bất cứ sự ngăn trở nào bởi hỏa ngục nhưng điều này. Vì thế con ở đây chờ cho đến khi nào Ngài giết
con quái vật đó, hay thay đổi đường lối của con đi.”
|