MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: năm đức tin 2012
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hướng Dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin - Dẫn Nhập
Thứ Bảy, Ngày 13 tháng 10-2012

Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin

Dẫn nhập

Ngày 11 tháng Mười 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban hành Tự sắc Porta Fidei công bố Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng Mười 2012 để kỷ niệm 50 năm lễ Khai mạc Công đồng chung Vatican II và sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng Mười Một 2013, lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ.

Năm Đức Tin sẽ giúp mọi tín hữu có cơ hội thuận lợi tìm hiểu sâu hơn nền tảng đức Tin Kitô giáo là “gặp gỡ một sự kiện, gặp gỡ một Người, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng dứt khoát cho mình” [1]. Nhờ gặp gỡ Đức Giêsu Kitô phục sinh, có thể tái khám phá đức tin với tất cả sự toàn vẹn và vẻ rạng ngời. “Cũng vậy, ngày nay đức Tin là ơn Chúa ban, giúp chúng ta tái khám phá, vun trồng và làm chứng về đức Tin”, để Chúa “ban cho mỗi người chúng ta tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui được làm người Kitô hữu” [2].

Ngày khai mạc Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm tạ ơn hai sự kiện lớn mang dấu ấn gương mặt của Giáo Hội ngày nay: Kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II là công đồng do Chân phước Gioan XXIII triệu tập, và kỷ niệm 20 năm ban hành Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo (11-10-1992), một cống hiến lớn cho Giáo Hội của Chân phước Gioan Phaolô II.

Theo Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, Công đồng muốn “truyền đạt giáo lý tinh ròng và toàn vẹn, không thêm bớt chẳng thay đổi”, cố gắng làm thế nào để “giáo lý vững bền, bất di bất dịch này phải được tôn trọng một cách trung thành, được đào sâu và trình bày sao cho đáp ứng được những yêu cầu của thời đại chúng ta” [3]. Về vấn đề này, phần mở đầu của Hiến chế Lumen Gentium rõ ràng đã có một tầm quan trọng: “Đức Kitô là ánh sáng muôn dân, nên Thánh Công đồng, được quy tụ trong Chúa Thánh Thần, thiết tha mong được soi dẫn mọi người bằng ánh quang của Đức Kitô phản chiếu trên gương mặt Hội Thánh, bằng việc loan báo Tin mừng Phúc âm cho mọi thụ tạo (x. Mc 16, 15)” [4]. Từ ánh sáng của Đức Kitô, Đấng thanh tẩy, soi sáng và thánh hóa trong các cử hành Phụng vụ thánh (x. Hiến chế Sacrosanctum Concilium) và với Lời Chúa (x. Hiến chế tín lý Dei Verbum), Công đồng muốn nói đến bản chất sâu xa của Giáo Hội (x. Hiến chế tín lý Lumen Gentium) và mối quan hệ của Hội Thánh với thế giới ngày nay (x. Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes). Với bốn Hiến chế cột trụ và các Tuyên ngôn, Sắc lệnh, Công đồng đối diện với một số vấn đề chính yếu của thời đại.

Sau Công đồng, Giáo Hội bắt tay vào việc đón nhận và áp dụng những giáo huấn phong phú của Công đồng, duy trì tính liên tục đối với Truyền thống, dưới sự hướng dẫn chắc chắn của Huấn quyền. Để thúc đẩy sự lĩnh hội Công đồng một cách đúng đắn, các Đức giáo hoàng đã nhiều lần triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục [5] được Tôi tớ Chúa, Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập năm 1965, mang lại cho Giáo Hội những định hướng sáng suốt qua các Tông huấn hậu Thượng Hội đồng. Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới vào tháng Mười 2012 sẽ mang chủ đề: Tân Phúc âm hóa nhằm thông truyền đức Tin Kitô giáo.

Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã quyết dấn thân làm cho Công đồng được hiểu đúng, đẩy lùi sự sai trái của cái gọi là “chú giải về tính đứt quãng và sự cắt lìa”, đồng thời cổ võ cho điều được ngài gọi là “chú giải về sự cải cách”, sự đổi mới trong kế thừa nơi một chủ thể duy nhất là Hội Thánh được Chúa ban cho chúng ta. Hội Thánh là chủ thể lớn lên trong thời gian, và có sự phát triển, nhưng vẫn luôn là chính mình, chủ thể Dân Chúa duy nhất đang tiến bước” [6].

Trong chiều hướng vừa đề cập, sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo một mặt là “thành quả đích thực của Công đồng” [7], mặt khác giúp cho việc lĩnh hội Công đồng được thuận lợi. Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường vào năm 1985, được triệu tập nhằm kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vatican II, đồng thời thực hiện việc tổng kết sự lĩnh hội của mình đối với Công đồng, đã đề nghị soạn thảo sách Giáo lý này nhằm cung cấp cho dân Chúa bản Toát yếu toàn bộ giáo thuyết Công giáo và là bản tham khảo chắc chắn giúp cho các tài liệu giáo lý của địa phương. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đón nhận đề nghị này như một mong muốn “đáp ứng hoàn toàn nhu cầu thật sự của Giáo hội toàn cầu và các Giáo hội địa phương” [8]. Được biên soạn với sự cộng tác của hàng giám mục Giáo hội Công giáo khắp thế giới, sách Giáo lý này thực sự nói lên điều có thể gọi là ‘bản giao hưởng’ của đức Tin” [9].

Sách Giáo lý bao gồm “cả cái mới lẫn cái cũ” (x. Mt 13, 52), đức Tin cũng vẫn thế nhưng lại là nguồn sáng luôn mới mẻ. Nhằm đáp ứng yêu cầu kép này, một mặt sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo dùng lại trình tự “cũ”, truyền thống, được sách Giáo lý của Thánh Piô V sử dụng, sắp xếp nội dung thành bốn phần: kinh Tin kính; Phụng vụ thánh với các bí tích được trình bày trước tiên; cuộc sống của người Kitô hữu, bắt đầu từ các điều răn; và cuối cùng là việc cầu nguyện của người Kitô hữu. Nhưng đồng thời, nội dung lại được trình bày theo cách “mới”, nhằm trả lời những thắc mắc của thời nay [10]. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo là “khí cụ hữu hiệu và chính thức nhằm phục vụ sự hiệp thông trong Giáo Hội” và là “chuẩn mực chắc chắn cho việc giáo dục đức tin” [11]. Những nội dung đức Tin được trình bày trong sách này chính là “một sự tổng hợp mang tính hệ thống và gắn bó hữu cơ. Quả thật, ở đây chúng ta thấy sự phong phú của giáo huấn mà Giáo Hội đã đón nhận, gìn giữ và giới thiệu trong hai ngàn năm lịch sử của mình. Từ Kinh Thánh tới các Giáo phụ, từ các bậc Thầy về thần học cho đến các Thánh qua các thế kỷ, sách Giáo lý là bản ghi nhớ vĩnh viễn về biết bao cách thức Giáo Hội suy ngẫm về đức Tin và tạo sự tiến triển trong giáo thuyết, nhằm giúp các tín hữu được vững vàng trong đời sống đức tin [12].

Năm Đức Tin mong được góp phần canh tân việc trở về với Chúa Giêsu và khám phá lại đức Tin, để chúng ta, là mọi người trong Giáo Hội, biết vui mừng làm chứng cho Chúa Phục sinh một cách đáng tin trong thế giới hôm nay, biết chỉ cho mọi người tìm được “cửa dẫn vào đức Tin”. “Cánh cửa” này mở rộng tầm nhìn cho con người hướng về Chúa Giêsu Kitô đang ở giữa chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Người chỉ cho chúng ta học biết “nghệ thuật sống” trong “mối liên hệ mật thiết với Người” [13]. “Chúa Giêsu Kitô dùng tình yêu thu hút con người thuộc mọi thế hệ đến với Người: trong mọi thời đại, Người gọi Giáo hội đến và trao nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế, ngày nay Giáo hội phải dấn thân một cách thuyết phục hơn nữa cho công cuộc Tân Phúc âm hóa, để tái khám phá niềm vui vì có đức Tin và tìm lại niềm hăng say thông truyền đức Tin” [14].

Thừa lệnh Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI [15], Bộ Giáo lý Đức Tin, được sự đồng thuận của các Bộ thẩm quyền thuộc Tòa Thánh và sự đóng góp của Ủy ban Chuẩn bị Năm Đức Tin [16], đã soạn thảo bản Hướng dẫn giúp sống thời gian ân sủng này, không loại trừ những sáng kiến được Chúa Thánh Thần khơi lên cho các mục tử và tín hữu khắp nơi trên thế giới.
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thời Wto, Đe Dọa Hay Cơ May Của Đời Sống Đức Tin ? (10/23/2012)
75 Câu Hỏi Đáp Tông Thư Tự Sắc"porta Fidei" Về Năm Ðức Tin ( Câu 31-45) (10/21/2012)
Hướng Dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin - Những Chỉ Dẫn (10/20/2012)
75 Câu Hỏi Đáp Tông Thư Tự Sắc"porta Fidei" Về Năm Ðức Tin ( Câu 16-30) (10/19/2012)
75 Câu Hỏi Đáp Tông Thư Tự Sắc"porta Fidei" Về Năm Ðức Tin ( Câu 1-15) (10/16/2012)
Tin/Bài khác
Năm Đức Tin - Kết Cho Porta Fidei (9) (10/11/2012)
Năm Đức Tin - Đức Tin Và Việc Thông Truyền Đức Tin (8) (10/9/2012)
Năm Đức Tin - Đức Tin Là Gì? (7) (10/6/2012)
Năm Đức Tin - Làm Thế Nào Củng Cố Lòng Tin? (6) (10/4/2012)
Năm Đức Tin - Hành Trình Đức Tin Của Dân Chúa (5) (9/29/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768