Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Tư, Ngày 10 tháng 10-2012
|
TRÍ
TUỆ (CN 28 QN.B).
(Kn
7, 7-11; Dt 4, 12-13; Mc 10, 17-30).
Người
ta thường nói: Khôn
chết, dại chết, biết thì sống.
Có nhiều thứ khôn như khôn lanh, khôn lỏi và khôn ranh phát sinh sự thiếu
chân thật. Trí tuệ khôn ngoan là một khả năng hiểu biết vừa nhận lãnh, vừa
thủ đắc và có ý thức quán triệt. Ơn khôn ngoan là ơn đầu tiên trong bảy ơn
Chúa Thánh Thần. Sách Khôn Ngoan nhắn nhủ: Đức
Khôn Ngoan, tôi đã quý trọng còn hơn cả vương trượng, ngai vàng. Tôi không
coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan (Kn 7, 8). Ngày
xưa,
vua
Solomôn đã không xin sống lâu hay sang giầu, mà chỉ xin cho được sự khôn
ngoan để cai trị quốc gia. Chúa đã ban cho vua Solomôn được ơn khôn ngoan để
xét xử dân chúng và cho được của cải dư tràn.
Người
khôn ngoan là người thông thái và có trí tuệ. Có trí tuệ khác với có trí
thức, vì người trí thức là người học rộng hiểu nhiều nhưng chưa chắc đã khôn
ngoan. Nhiều người có bằng cấp và học vị nhưng không có đời sống đạo đức và
lòng bao dung, kể như họ thiếu sự khôn ngoan thật. Người có trí tuệ là người
biết đem sự học biết và tri thức của mình áp dụng trong cuộc sống. Khôn
ngoan là sự tinh túy cốt lõi của tâm hồn. Khôn ngoan là sự quán chiếu và
giác ngộ trong tâm thức. Sự khôn ngoan chiếu tỏ ánh quang trong mọi tư
tưởng, lời nói và hành động. Đức khôn ngoan thật đáng quí: Tôi
đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, đã quý Đức Khôn Ngoan
hơn ánh sáng, vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi (Kn 7,
10). Sự
khôn ngoan đối nghịch lại với sự vô minh. Vô minh là không nhận diện được ý
nghĩa đích thực của cuộc sống vô thường này.
Chúng
ta học biết sự khôn ngoan qua lời mạc khải của Thiên Chúa. Thiên Chúa thượng
trí khôn ngoan vô cùng đã in dấu tiềm ẩn trong tất cả mọi tạo vật. Con người
tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi sự hiểu biết qua thiên nhiên hữu hình. Một
kho tàng vô giá được dấu kín trong thiên nhiên. Tất cả các công trình sáng
tạo của con người đều dựa vào những định luật có sẵn trong sự chuyển động
của vũ trụ. Con người từng bước khám phá và áp dụng vào mọi kiến trúc tạo
hình. Từ những di động của con chim bay trên trời, cá lặn dưới nước và các
loài vật di chuyển, con người đã nhái lại và tạo ra biết bao công trình hữu
ích. Sự khôn ngoan giúp con người ý thức và khám phá ra nhiều điều mới lạ
trong cuộc sống. Trong tất cả mọi ngành nghề, mỗi ngày con người lại phát
minh ra những sản phẩm mới lạ.
Thiên
Chúa mạc khải chính mình Ngài qua các dấu chỉ nơi các tạo vật trong thiên
nhiên và qua lời của các ngôn sứ. Nhất là qua Lời của Ngôi Hai, đó là Ngôi
Lời: Lời
Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên
thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng
như tư tưởng của lòng người (Dt 4, 12). Chúng
ta nhận diện sự vật hiện hữu qua nhiều cách thế. Có thể nhận biết sự vật qua
hình ảnh, mầu sắc, âm thanh, mùi vị, sờ mó đụng chạm, lời diễn tả và sự
tưởng tượng. Sự khôn ngoan thúc đẩy chúng ta tìm về cội nguồn của những sự
kỳ vĩ và huyền diệu trong thế giới. Theo thuyết nhân qủa, xem qủa thì biết
cây. Nhìn vạn vật vận hành một cách trật tự trong vũ trụ muôn loài, chúng ta
sẽ nhận ra sự hiện diện của Đấng vô thủy vô chung.
Lời
Chúa trong bài phúc âm giúp chúng ta suy niệm và tuệ giác về cách sống đạo.
Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng Mười Điều Răn và các luật lệ trong đạo
Chúa. Giống như anh thanh niên, chúng ta lắng nghe: Hẳn
anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm
chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ."(Mc 10, 19). Anh
sống trong
gia
đình khá giả nên chẳng cần phải lấy của ai và sống đạo hạnh luôn giữ các
điều răn và luật dạy. Ngày này qua tháng nọ, cuộc sống cứ theo dòng trôi.
Không gây gỗ và cũng chẳng làm hại ai cả. Lương tâm cảm thấy an ổn.
Anh
ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ."(Mc
10, 20). Anh
đã chu toàn giới răn một cách tiêu cực là ‘chớ”, có nghĩa là tránh và không
làm điều quấy. Để bước lên con đường trọn lành, Chúa mời gọi anh tiến thêm
một bước là bán gì đang có để giúp cho người nghèo.
Chúng
ta thấy điều kiện để bước trên con đường trọn lành không luôn dễ. Chúng ta
biết rằng tránh làm điều dữ và điều xấu chỉ là thái độ tiêu cực. Sống tích
cực là chúng ta phải thực hiện làm điều tốt và thực hành các nhân đức. Sống
đạo là sống dấn thân, chia sẻ, cho đi, hy sinh và phục vụ. Sống đạo và hành
đạo không chỉ là tránh tội hay giữ cho đủ những gì luật buộc, mà là xả thân
bước tới và hiến mình. Tuyên xưng đức tin và giữ những điều luật buộc của
đạo chỉ là khởi đầu. Chúng ta chỉ cảm nghiệm sống đức tin khi hành đạo đi
tìm sự khôn ngoan trong Chúa Kitô. Chúa Giêsu dạy: "Thầy
bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái
hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không
nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với
sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau (Mc 10, 29-30).
Chúng
ta được sinh ra đời với tấm thân trần trụi, yếu đuối và thanh bần. Cùng với
thời gian, con người phát triển không ngừng cả phần hồn lẫn thể xác. Đối với
con người, muốn nên người chúng ta phải học làm người. Cái gì cũng phải học:
Học ăn, học nói, học gói và học mở, rồi học bò, học đi và học đứng. Qua thời
gian, mỗi người trưởng thành bắt đầu cần trau dồi kiến thức và lao động sản
xuất để kiếm tìm của cải làm giầu cho chính mình. Khi nghe lời Chúa Giêsu
mời gọi:
Bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin
Mừng. Thật
là không mấy vui! Chúng ta thử nghĩ công ăn việc làm phát triển tốt, tiền
bạc đang vô, kho tiết kiệm còn vơi và chúng ta còn nhiều thứ phải lo. Còn
phải lo mua nhà, tậu xe, trả các món nợ và các nhu cầu cần thiết trong cuộc
sống gia đình. Làm sao chúng ta có thể bỏ lại những của cải mà đã cố công
thu quén gom góp từng ngày bằng mồ hôi nước mắt? Đồng
tiền nối liên khúc ruột mà.
Người
thanh niên có lòng đạo, nhưng chỉ mới sống đạo ở những bước khởi đầu. Anh
học biết các giới răn và chu toàn mọi bổn phận hằng ngày trong cuộc sống.
Anh có cuộc sống nhẹ nhàng thư thái và bao quanh bởi mọi tiện nghi dễ dãi.
Chỉ vì anh muốn nên trọn lành hơn nữa, nên Chúa Giêsu đã mở một lối nhỏ hạnh
phúc mời anh bước vào. Anh đã từ chối vì của cải giầu sang chặn lối anh đi.
Anh thanh niên buồn rầu bỏ cuộc đi tìm hạnh phúc viên mãn. Đây cũng là tâm
trạng chung của mỗi người chúng ta. Chúng ta không muốn ai đụng đến gia tài,
sản nghiệp và của cải riêng của mình. Thái độ của anh thanh niên này cũng
giống như chúng ta, muốn vào nước trời nhưng còn tiếc nuối, ngại ngùng và
mải mê thế sự. Chúa Giêsu nhắc nhở: Con
lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào nước Thiên Chúa.
Chúa
Giêsu dậy rằng: Không
ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ
gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên
Chúa vừa làm tôi Tiền Của được (Mt 6, 24). Lạy
Chúa, chúng con xin chọn Chúa làm phần gia nghiệp. Có Chúa, chúng con sẽ có
tất cả. Chỉ nơi Chúa, chúng con sẽ tìm thấy sự khôn ngoan đích thực. Xin cho
chúng con biết dùng những của cải chóng qua đời này để sinh ích và hoa quả
cho cuộc sống mai sau. Cho chúng con biết khôn ngoan như các Tông Đồ dám từ
bỏ tất cả những ràng buộc kéo lê cuộc sống, để thanh thoát bước vào cửa hẹp
dẫn tới sự sống muôn đời.
Lm.
Giuse Trần Việt Hùng
Bronx,
New York
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|