Xin Vâng – ĐTGM. Ngô
Quang Kiệt.
Bài
Tin Mừng hôm nay kết thúc bằng hai tiếng “Xin vâng”
của Đức Mẹ. Hai tiếng “Xin vâng” thật
đơn sơ nhỏ bé, nhưng lại có ảnh
hưởng lớn lao.
Trước hết hai tiếng “Xin vâng”
có ảnh hưởng tới chương trình của Thiên
Chúa.
Thiên Chúa có chương trình tốt
đẹp cho loài người. Nhưng để chương trình
ấy thành công, cần có sự tham gia, đồng
thuận, vâng phục của con người. Chúa
muốn con người được hạnh phúc.
Nhưng nếu con người từ chối, Thiên Chúa không
thể ban hạnh phúc cho con người. Chương
trình đầu tiên của Chúa đã thất bại vì ông bà
nguyên tổ không vâng lời Chúa. Ông bà
nguyên tổ đã nghe ma quỷ hơn nghe Chúa. Ông bà
nguyên tổ đã làm theo ý riêng hơn làm
theo ý Chúa. Trái lại Đức Mẹ đã
tham gia, đã đồng ý, đã vâng phục, nên
chương trình của Thiên Chúa được thực
hiện. Kế hoạch cứu
độ loài người của Thiên Chúa nhờ hai
tiếng “Xin vâng” của Đức Mẹ mà thành công.
Hai tiếng “Xin vâng” của Đức
Mẹ vọng lại hai tiếng “Xin vâng” của Ngôi Hai
Thiên Chúa.
Vì vâng lời Đức Chúa Cha,
Đức Giêsu đã vui lòng xuống thế làm
người. Hôm nay, khi
Đức Mẹ nói tiếng “Xin vâng” với Thiên thần,
Đức Giêsu cũng nói “Xin vâng” với Đức Chúa
Cha. Với hai tiếng “Xin vâng”, Đức
Mẹ khai thông chương trình cứu chuộc của
Thiên Chúa. Sau hai tiếng “Xin vâng”, Ngôi Hai xuống
thế làm người, tượng thai
trong lòng Đức Mẹ.
Hai tiếng “Xin vâng” có ảnh
hưởng tới cả cuộc đời.
Hai
tiếng “Xin vâng” nghe thật bé nhỏ, khiêm tốn,
những ảnh hưởng tới cả cuộc
đời Đức Giêsu và Đức Mẹ. Vì vâng
lệnh Đức Chúa Cha, Đức Giêsu đã từ
trời xuống thế, như lời Thánh vịnh: “Máu chiên
bò, Chúa không ưng. Của lễ toàn thiêu, Chúa
không nhận. Thì này con đến để làm theo ý Cha”. Vì vâng lệnh Đức Chúa Cha,
Đức Giêsu đã chấp nhận con đường bé
nhỏ, khiêm nhường. Vì vâng lệnh Đức Chúa Cha,
Đức Giêsu vui lòng chịu chết, chết nhục nhã
trên cây Thánh giá: “Lạy Cha, nếu có thể
được, xin cho Con khỏi uống chén này. Những
xin đừng làm theo ý Con, chỉ xin vâng
ý Cha mà thôi”.
Cũng
vậy, khi nói tiếng “Xin vâng” với Thiên thần,
Đức Mẹ ràng buộc tất cả đời mình
vào chương trình của Thiên Chúa. Vì xin vâng mà phải sinh
con trong hang đá nghèo nàn. Vì xin vâng mà phải trốn
chạy sang Ai cập. Vì xin vâng mà chấp nhận lời
tiên tri Simêon: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu
tim bà”. Vì xin vâng mà theo
Đức Giêsu trên khắp các nẻo đường
truyền giáo. Vì xin vâng mà phải đứng
dưới chân thập giá, chịu mọi đau
đớn, khổ nhục với con, dường như
cùng chết với con vậy.
Như
thế, để nói tiếng “Xin vâng” với Thiên Chúa,
Đức Giêsu và Đức Mẹ đã phải nói “Không”
với chính mình. Để một lần nói
“Xin vâng” với Thiên Chúa, Đức Giêsu và Đức
Mẹ phải nhiều lần nói “Không” với chính mình.
Tiếng “Vâng” lớn thành hình nhờ những tiếng
“Không” nhỏ bé. Ý Chúa được thể
hiện nhờ biết bỏ ý riêng. Chương trình
lớn thành công nhờ những hy sinh bé nhỏ âm thầm.
Khi tạo dựng nên ta, Chúa đã có
chương trình cho mỗi người chúng ta. Đó chính là chương
trình tốt đẹp nhất. Nhưng
nếu ta không cộng tác, thì chương trình ấy không
thực hiện được. Để
chương trình của Chúa được thực
hiện, ta hãy noi gương Đức Mẹ, nói tiếng
“Xin vâng” với Chúa. Hãy biết bỏ ý riêng để
vâng theo ý Chúa. Hãy biết
bỏ chương trình riêng để đi vào
chương trình của Chúa. Hãy xin vâng
khi vui. Hãy xin vâng khi buồn.Hãy xin vâng khi
hạnh phúc. Hãy xin vâng khi đau khổ.
Hãy noi gương Đức Mẹ, xin vâng
trong ngày truyền tin vui tươi, và xin vâng cả khi
đứng dưới chân thập giá đau buồn.
Xin Vâng từng giây phút trong cuộc
đời. Khi chương trình của Chúa
được thực hiện, ta sẽ được
hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh ta.
Lạy
Mẹ, xin dạy con hai tiếng XIN VÂNG như Mẹ. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1. Hai tiếng “Xin vâng” của
Đức Mẹ có ảnh hưởng thế nào
đến chương trình của Thiên Chúa?
2. Hai tiếng “Xin vâng”
Đức Mẹ có ảnh hưởng thế nào
đến cuộc đời của Đức Mẹ.
3. Chúa Giêsu đã sống lời
“Xin vâng” thế nào?
4. Ta phải làm gì để
chương trình của Chúa nơi ta được
thực hiện”
|