Tin và
sờ – Guy Morin.
“Đừng sờ!” đó là điều cấm đoán đầu tiên trong thời thơ ấu của chúng ta. Những món đồ chưng bày mảnh mai, những đồ vật nguy hiểm bị cấm đụng tới, và người
lớn đàn áp chúng ta,
không muốn chúng ta tiếp
xúc với chúng. Trái lại
họ tìm cách dụ dỗ
chúng ta khi bắt chúng
ta sờ con chó khiến chúng ta sợ
hãi. Trong cuộc sống, chúng ta có
kinh nghiệm là xúc giác
hủy bỏ khoảng cách giữa những con người. Người
ta có thể
nhìn và nghe
thấy từ xa nhưng người
ta chỉ sờ khi ở gần mà thôi,
sờ tức là gần ai
đó, thân mật với họ.
Chúa Giêsu, Ngôi Lời
Nhập Thể, rất thường dùng đến việc tiếp xúc thể lý.
Ngài dùng tay sờ mắt,
lưỡi, lỗ
tai, da thịt bệnh nhân. Ngài ôm hôn
trẻ con. Hơn nữa Ngài để cho những người bệnh đụng tới mình và bảo thánh
Tôma thọc bàn tay vào
cạnh sườn Ngài. Để diễn tả sự thật không chối cãi được của nhân tính Ngài, thánh
Gioan viết: “Những gì tay chúng tôi
đã sờ nơi Ngôi Lời
sự sống… chúng tôi đã
loan báo cho anh em” (Ga
1,1). Trong Tin Mừng hôm nay, có hai
trường hợp
sờ: Một phụ nữ sờ gấu áo Chúa Giêsu;
Ngài nắm tay một cô
bé đã chết để làm cho cô
được sống
lại. Lúc ban đầu, người phụ nữ này cũng như
ông Giairô không muốn trở nên thân
thiện với Chúa Giêsu; họ
chỉ muốn được Ngài chữa lành thôi. Tuy nhiên
đối với Chúa Giêsu những
việc tiếp xúc này không
chỉ là hành động thể lý mà
thôi; chúng phải dẫn đến một mối tương quan cá vị,
mối tương quan của đức tin.
Từ tiếp xúc đến đức
tin.
Trong đám đông có một phụ
nữ băng huyết. Thất vọng về các y sĩ, bà đã nghe
nói về Chúa Giêsu và
thấy Ngài là cơ hội
cuối cùng để bà được chữa lành. Bà táo
bạo vì bệnh của bà hay lây và
làm cho bà
trở nên ô uế (Lv 15,25). Không sao! Bà
vẫn len lỏi tới, sờ vào gấu
áo Chúa Giêsu
và bà được
chữa lành. Chúa Giêsu là
ai đối với bà? Bà
xem Ngài như thế nào? Bà không
nghĩ đến việc này nhưng cử chỉ của bà cho thấy
Ngài là ai.
Ngài là người
chữa lành; còn bà là
bệnh nhân. Ngài có thể
thỏa mãn nhu cầu về
sức khỏe của bà; nơi
Ngài có những
năng lực chữa lành. Bà muốn được
đón nhận năng lực này. Hoàn toàn
chỉ quan tâm đến bệnh tật của mình, bà không tìm
kiếm tương quan cá vị
với Chúa Giêsu. Sờ được vào gấu áo của
Ngài là đủ
cho bà rồi.
Đối với bà, Chúa Giêsu
trước hết là một phương
tiện để được chữa lành.
Chúa Giêsu sẽ dẫn đưa bà đến một mối tương quan cá vị. Bà
muốn lẩn trốn; Ngài kéo bà ra
khỏi sự vô danh của
bà khi đưa
mắt tìm bà. Và này
đây bà run rẩy sụp lạy dưới chân Ngài. Lúc
này, Ngài chữa lành bệnh cho bà, bây giờ,
là Ngài làm
cho bà run sợ. Chúa Giêsu không để
bà phải sợ hãi, Ngài
bảo: “Hãy đi về bằng an. Đức tin
của bà đã cứu bà”. Ngài trả
lại sức khỏe cho bà nhân danh
đức tin của
bà. Bà được
chữa lành không vì đã
đụng tới áo Chúa Giêsu
như bà tưởng, nhưng vì bà đã
tin nơi Ngài. Từ nay, bà biết rằng chính đức tin đã cứu thoát bà. Chúa
Giêsu đã dẫn đưa bà từ một
tin tưởng ma thuật
đến đức
tin vào bản thân Ngài.
Trường hợp ông Giairô lại
khác hẳn. Với niềm tin tưởng, ông xin Chúa Giêsu
đến đặt
tay lên con gái ông đang
hấp hối để nó được sống. Dọc đường có người đến báo cho ông hay rằng
cô bé đã
chết và khuyên ông đừng
làm phiền Chúa nữa: “…Phiền Thầy làm gì nữa?”.
Tức khắc Chúa Giêsu đã
hỗ trợ đức tin của ông Giairô, duy
trì mối liên hệ của
ông với Ngài và đồng
hành với ông, giúp ông
vượt qua nỗi
sợ hãi: “Đừng sợ chỉ cần tin mà thôi”. Cứ
tiếp tục tin, dù sao cũng
cứ tin! Khi đến nhà ông, Chúa Giêsu
nắm tay cô bé đã
chết và cho cô sống
lại như Ngài đã làm
sống lại đức tin đang tàn lụi của
ông Giairô để giúp ông niềm tin vào quyền năng của Ngài, quyền năng làm cho
kẻ chết sống lại.
Tin, tức
là gặp gỡ.
Người phụ
nữ bênh hoạn và ông
Giairô đã tin vì họ đã
gặp Chúa Giêsu. Từ đó họ có những lý do riêng biệt
để tin: Người
phụ nữ tin vì bà được
chữa lành, nhưng nhất là vì cách mà
Chúa Giêsu đã dùng để
làm cho đức
tin của bà biến chuyển: Ông Giairô tin, vì việc con gái ông được
sống lại, nhưng nhất là vì cách mà
Chúa Giêsu đã dùng để
nâng đỡ niềm tin của ông và giúp
ông thắng vượt nỗi sợ hãi.
Bài tường
thuật của thánh Marcô hôm
nay cũng có liên quan
đến Kitô hữu chúng ta: Đức tin của chúng ta có được
nuôi dưỡng bằng việc gặp gỡ Chúa Kitô Phục
Sinh hiện diện trong cuộc đời chúng ta. Đó là luật của Tin Mừng: Chúng ta tin tùy theo mức độ chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô.
Ta hãy nghiêm túc tự đặt
câu hỏi này: Tôi đã
gặp Chúa Giêsu khi nào? Tin Mừng sẽ chúng ta trả lời. Mỗi lần chúng ta xem Chúa Giêsu
như Đấng Cứu Độ chứ không phải như kẻ chữa lành hoặc giúp đỡ điều nọ điều kia, mỗi khi lâm cảnh đau buồn hoặc nguy nan, chúng ta vẫn tiếp tục tin, đó là những khi chúng ta gặp gỡ Ngài.