Sinh
nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
A. Vào
một buổi trình diễn văn nghệ nọ; trong
số đó có những người thợ mỏ,
những người đàn ông, đàn bà, con trẻ…
đang dự buổi trình diễn, người ta bỗng
nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ
con. Nhưng từ trong đám người thợ mỏ,
người ta thấy một người có thân hình
vạm vỡ, đầu tóc rậm rì, ông đứng lên
ghế la lớn: - “Yêu cầu ban nhạc tạm ngưng
một lúc, để chúng tôi nghe tiếng khóc của
đứa bé. Biết bao nhiêu năm rồi
tôi chưa được nghe những âm thanh kỳ
diệu ấy”.
Thế
là cả ban nhạc và các ca sĩ đều dừng
lại và tiếng đứa bé khóc càng lớn hơn.
Người ta thấy những giọt nước mắt
lăn trên gò má của những
người xa vợ, xa con, xa chồng…
Đại
thi hào Victor Hugo của Pháp đã có lý khi nói: “Không gì buồn
thảm cho bằng một ngôi nhà không có tiếng
cười, tiếng khóc của những trẻ thơ”. Trẻ thơ là niềm vui, là hy vọng của
con người. Người Mỹ thường nói:
“Mỗi một trẻ thơ được sinh ra
đều có thể làm Tổng Thống tương lai
của Hoa kỳ”. Thật thế, mỗi
một đứa trẻ sinh ra đều là niềm vui,
niềm hy vọng cho gia đình, cho dân tộc, cho quốc
gia.
Hôm
nay Giáo hội tưởng niệm ngày sinh của một
con người mà đã có lần Chúa Giêsu ca ngợi là:
“Người cao trọng nhất trong số những
người sinh ra bởi người nữ” (Mt 11,11)
Quả
thật! không kể Mẹ Maria, Thánh Gioan
Tẩy giả là vị thánh duy nhất được Giáo
hội mừng ngày sinh nhật. Ngày sinh
của thánh Gioan sẽ loan báo một kỷ nguyên mới cho
nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ khai mở. Cha
của ngài là một người câm, mẹ ngài là một
người đàn bà son sẻ. Trong bối cảnh
đó, ngày chào đời của Thánh Gioan Tẩy giả
loan báo rằng: thời của Đấng Cứu Thế
đã đến, thời của sự câm lặng đã
trở thành loan truyền của ơn cứu độ.
Thời mà sự son sẻ đã trở thành đông con
nhiều cháu. Ngày sinh của Gioan Tẩy
giả là thời loan báo về ngày cứu độ.
Lời loan báo ấy mà Thánh Gioan đã không ngừng hô
lớn trong những ngày sau này, ngài chính là tiên tri của
Chúa, ngài chính là đấng tiền hô của Chúa.
B.
Mừng ngày sinh của Thánh Gioan Tẩy giả, Giáo hội
cũng muốn nhắc nhở mỗi người Kitô
hữu chúng ta về sứ mạng làm tiên tri và sứ
giả của mình. Ngày sinh của Thánh Gioan
Tẩy giả mời gọi chúng ta nhớ lại ngày tái
sinh của chúng ta.
Nhờ
phép rửa, chúng ta đã trở thành ngôn sứ loan báo
hồng ân cứu độ của Chúa.
Ngọn nến Giáo Hội trao cho chúng ta trong ngày lãnh phép
rửa là biểu trưng cho ánh sáng mà chúng ta phải không
ngừng chiếu tỏa ra xung quanh. Dù sống trong hoàn
cảnh nào, người tín hữu Kitô chúng ta cũng
phải có sứ mệnh chiếu toả ánh sáng ấy (Mt 5,16). Ngạn ngữ có câu: “Nếu bạn
không trở thành sao sáng ở trên trời, thì ít ra bạn hãy
trở thành ngọn đèn soi sáng trong nhà bạn”.
C. Mừng
ngày sinh nhật của thánh Gioan Tẩy giả, chúng ta
cũng còn phải nhớ lại con đường Ngài
đã đi qua, con đường ấy được
Ngài góm tọn trong khẩu hiệu: “Ngài phải lớn lên,
còn tôi phải nhỏ lại”.
“Chúa Giêsu phải được lớn
lên, còn tôi phải nhỏ đi”.
Tạp
chí “Truyền bá đức tin” có thuật lại câu
chuyện một cụ già Ấn Độ như sau. Lúc còn là
thanh niên, anh đã say sưa nghiện ngập đủ
mọi thứ: cà phê, thuốc lá, rựơu mạnh có
tiếng. Nhưng rồi một hôm, chàng đọc
thấy trên mặt báo lời kêu gọi giúp nuôi chủng
sinh ở các giáo phận nghèo. Đọc xong chàng rất
đổi phân vân, một đàng chàng muốn mình phải
làm một cái gì đó, đàng khác, chàng thấy những
thứ đó quá hấp dẫn, chả có vẻ tội
lỗi gì cả!
Tuy nhiên, chàng đã quyết định:
bỏ tất cả... nhưng dần dần với
thời gian. Chàng đóng góp số tiền tiêu
sài ấy vào quĩ truyền bá đức tin để giúp
nuôi ít chủng sinh nghèo. Cứ thế liên tiếp trong
mấy mươi năm, nhiều thế hệ chủng
sinh, linh mục đã được chàng giúp đỡ.
Họ liên lạc thư tín với chàng
mỗi lúc một nhiều...Thời gian trôi qua, đến
ngày chàng thanh niên nghiện ngập thành ông cụ già 85
tuổi. Ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 85 của
cụ, cụ tuyên bố trước mặt họ hàng:
“Với những hy sinh suốt mấy mươi năm
qua, tôi đã đài thọ cho việc huấn luyện các
chủng sinh, và đến nay, con số các linh mục
rải rác khắp nơi được tôi giúp đỡ
đã lên đến 30 mươi người. Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã đầu
tư thành công, và tôi sẽ còn tiếp tục đầu
tư như thế cho đến giờ Chúa gọi”.
Vâng cụ già đã biết làm cho mình
nhỏ đi và cho Chúa được lớn lên, lớn lên
qua những cánh tay nối dài của Ngài.
Ước gì khẩu hiệu này cũng
trở thành lý tưởng và luật sống của
mỗi người chúng ta. Sống đối với người
tín hữu Kitô chúng ta là sống cho Chúa. Sống
đối với người tín hữu Kitô chúng ta là không
ngừng khước bỏ và cắt xén đi những gì
là thừa thãi trong cuộc sống, để trở nên
đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu.
Sống đối với người tín hữu Kitô chúng
ta là suy nghĩ và hành động trong Chúa Kitô, để dung
mạo của Ngài được chiếu sáng trong chúng ta,
và nhờ ơn cứu độ của Ngài
được loan báo cho mọi người.
D. Gioan
còn có tước hiệu là Tẩy Giả. Ngài đã kêu
gọi mọi người sám hối và làm phép rửa sám
hối cho những kẻ thật lòng ăn năn.
Đến phiên chúng ta cũng vậy,
không thể khác được. Cũng không cần chúng ta phải làm được
những chuyện kỳ vĩ như Gioan Tẩy Giả, nhưng
với tư cách là Tẩy Giả, là “những chuyên gia
tẩy sạch vết bẩn” của ngày hôm nay, chúng ta
cũng được mời gọi để góp một
chút bột giặt tình yêu và tha thứ mà làm sạch tấm
chăn môi trường đang bị ô nhiễm trầm
trọng bởi những thứ rác rưởi dầu
mỡ của vụ lợi ích kỷ, của hưởng
thụ sa hoa, của ghen tức hận thù, của dối
trá lưu manh... Và như thế chính là giúp mở
đường dọn lối cho Chúa đến với
những mảnh hồn đang hạn hán đang cần
đến những cơn mưa tình thương và Ơn
Cứu Độ của Chúa.
Có một
lần ông Ra-un cùng vợ đến thăm một trại
cùi. Ông bà thường vẫn có thói quen
bắt tay các anh chị em phong cùi vì
họ biết bệnh phong cùi khó lây lan.
Ông giám
đốc trại cùi dẫn hai ông bà đi thăm trại
và giới thiệu với họ trường hợp
của một nữ bệnh nhân tên là Tella. Ông Ra-un giơ
tay ra định bắt tay Tella, nhưng
bà này vội giấu tay lại phía sau lưng nhanh như
chớp rồi nói:
-
Luật cấm bắt tay.
Thấy ông giám đốc có vẻ
ngượng ngùng, ông Ra-un hỏi:
-
Thế ở đây có cấm
ôm hôn người cùi không?
Ông giám đốc bối rối trả
lời:
-
Luật của chúng tôi không
dự trù trường hợp này.
Ông Ra-un liền kết luận:
-
Như thế là
được phép ôm hôn người bệnh phải không?
Nói
rồi ông Ra-un ôm và hôn bà Tella với tất cả lòng
thương mến chân thành. Cử chỉ yêu
thương bất ngờ ấy của ông Ra-un như
một tiếng sét đập tan và tiêu hủy tất
cả mọi ngăn cách sợ sệt giữa hàng trăm
anh chị em phong cùi đứng chung quanh và sau đó
người cùi nào cũng muốn ôm hôn ông Ra-un, người
tông đồ nhiệt thành và là bạn đáng yêu của
hàng triệu anh chị em phong cùi trên khắp thế
giới. Ông thường nói: Tôi không phải là bác sĩ nên
tôi không thể chữa cho họ lành bệnh
được. Tôi chỉ có thể thương họ
thôi, bởi vì họ cũng là con cái của Chúa.
Xin nhắc lại ở nơi đây
một lời của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã nói lời này để
kết thúc một dụ ngôn nổi tiếng của Chúa.
Đó là dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu: “Anh hãy
đi và làm như thế” Chúng ta hãy đi và làm như
thế. Amen.