Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Nỗi Kinh Hoàng Của Con Người Và Sự Yên Tĩnh Của Thiên Chúa – Achille Degeest.
|
|
Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 6-2012
|
Nỗi kinh hoàng
của con người
và sự yên tĩnh
của Thiên Chúa – Achille Degeest.
(Trích
trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Giai thoại bão táp yên lặng
là một cơ hội tốt cho những
ai ngã theo
khuynh hướng “giải huyền thoại” trong phúc âm (khuynh
hướng này ngày nay đã giảm). Để giản lược biến cố vào một sự
kiện tự nhiên, họ chỉ cần tưởng tượng
và rồi sau khi đã
chiều theo sức ép của
trí tưởng tượng, quả quyết rằng bão táp tự
nó ngưng lại, vừa lúc Đức Giêsu ra lệnh
cho biển; và như thế
là do tình cờ. Có một
loại não trạng tự gọi là khoa
học, chủ trương ngay từ đầu chối bỏ mọi can thiệp của Thiên Chúa trong vũ
trụ và giải thích một số sự kiện bằng một định kiến như thế thật dễ dàng. Trong trường
hợp này chúng ta có
thể bám vào lời này:
Ở khởi điểm
của truyền thống Phúc Âm, có thật
là biến cố, nhưng liền được giải thích trong môi trường
của Giáo Hội sơ khai, dựa trên một não trạng Kinh Thánh và
một niềm tin vào sự Sống
Lại” (X.L. Dufour,
Etudes d’Evangile, Paris, 1965).
Ưu
tư của Giáo Hội sơ khai là
minh chứng: Đức Giêsu có cùng một
quyền năng trên tạo vật như Thiên Chúa (não
trạng Kinh Thánh) và dẫn
đưa người
tín hữu đến một niềm tin nơi Đức Giêsu Phục Sinh, một niềm tin trọn vẹn, truyền giáo (Hãy sang bên kia
bờ) và có khả năng
đương đầu
với mọi nghịch cảnh.
Giải quyết xong điều trên, câu chuyện bão táp yên
lặng gợi cho chúng ta
một vài suy nghĩ rất
đơn sơ:
1) ‘Thưa Thày, chúng con chết mất mà Thày không
quan tâm đến sao?’
Lời
trách móc này cho thấy
rõ sự mâu thuẫn giữa nỗi kinh hoàng của
các môn đệ
và sự yên tĩnh của
vị Thày. Một bên sóng
gió nguy hiểm, một bên Đức Giêsu vẫn ngủ. Biển hồ Giê-nê-sa-rét, như các biển
hồ được
núi đồi bao phủ khác,
thường có những cơn bão táp đột
ngột và dễ sợ. Con thuyền bị sa vào một
trong các cơn bão táp
như thế. Chúng ta hiểu
Đức Giêsu sau một ngày
trọn rao giảng mệt nhọc, đã ngủ thiếp đi. Các môn
đệ không hiểu được sóng gió mạnh
mẽ như thế, lại tràn ngập vào thuyền mà không làm
cho Ngài tỉnh dậy. Họ không mường tượng
được rằng:
chỉ duy có sự hiện
diện của Đức Giêsu với họ, đã là một
sự bảo đảm an toàn vững chắc.
Họ
có lỗi vì đánh thức
thày dậy không? Chắc là không. Đó
chỉ là phản ứng bình thường của con người hoảng hốt, sự yếu hèn của họ
(nhưng họ chưa có niềm
tin sau Phục Sinh) ở chỗ họ không đặt sự an toàn của mình nơi con người Đức Giêsu. Chúng ta
cũng gặp phải những giây phút thử
thách nghiêm trọng. Chúng ta không có
lỗi khi kêu đến Thiên Chúa, khi
đánh thức Người dậy. Chúng ta không
thể chế ngự một số âu lo tự nhiên. Ít là chúng
ta nên nhớ
Đức Giêsu đang ở với chúng ta để
giữ vững niềm tin của chúng ta.
2) Hình ảnh
con thuyền gợi lên con thuyền Giáo Hội, theo như ngôn
từ của các thánh phụ.
Trong thời đại của chúng ta, cũng như
trong mọi thời đại, Giáo Hội tựa con thuyền bị lay động và cản trở
mạnh mẽ do các lầm lạc,
bách hại, thao túng của
thế gian. Một vài lầm
lỗi hình như xâm chiếm
cả Giáo Hội. Những lớp sóng ùa vào thuyền
đến nỗi thuyền đầy nước. Điều này có lẽ
tạo nên nỗi lo âu lớn nhất cho nhiều người ưu tú trong nhóm
môn đệ Đức Kitô. Hãy nhớ rằng
chỉ một lời của Chúa vào lúc
ngài muốn, có khả năng
cứu thoát tất cả. Ngài nói: “Im
đi….”, tức thì gió ngừng
biển lặng như tờ. Điều quan trọng là hãy giữ niềm
tin cho sống động và mạnh mẽ. ‘Các con không có
đức tin ư?’.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|